- Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối: Chỉ tiêu phản ánh quy mô, mạng luới phân phối của công ty bảo hiểm
1.3.3 Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của công ty BHNT tại NHTM
Tại Việt Nam, Bancassurance đã manh nha từ những năm 1990, song bancassurance chỉ thực sự khởi động từ năm 2001. Từ đó đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong hoạt động. Một số trường hợp điển hình tại Việt Nam đang thành công đó là sự hợp tác giữa Techcombank - Manulife, SCB - Manulife, VPBank - AIA, MB Bank - MB Ageas Life, Vietinbank - Aviva Việt Nam... Các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã cố gắng đáp ứng xu hướng này bằng cách tiếp cận khách hàng thông qua việc mở rộng bancassurance. Thống kê mới đây cho thấy, tỷ trọng đóng góp của kênh bancassurance vào tổng phí bảo hiểm nhân thọ liên tục mở rộng từ 5,9% năm 2016 lên 12% vào năm 2018 và 15,8% trong 9 tháng đầu năm 2019. Trong khi đó, kênh này cũng chiếm 29% tổng phí bảo hiểm nhân thọ năm đầu tiên trong 9 tháng năm 2019.
Theo Nguyễn Thanh Hoa (2014), mô hình liên kết Bancassurance là xu thế tất yếu vì thỏa mãn nhu cầu của tất cả các bên liên quan: khác h hàng, ngân hàng và DNBH.
- Đối với khách hàng: Nhu cầu của khách hàng thường được thỏa mãn khi họ được tiếp cận tới một tổ chức “một cửa” cung cấp các dịch vụ tài chính. Ngoài tiền gửi, vay và các giao dịch thường xuyên, khách hàng còn được bảo vệ khỏi các rủi ro
được cả DNBH và ngân hàng chăm sóc. Bancassurance giúp ngân hàng hoàn thiện vòng quay nhu cầu của khách hàng bằng việc đáp ứng đầy đủ 4 nền tảng dịch vụ chủ chốt: Cho vay, giao dịch, đầu tư và bảo vệ (Bảo hiểm).
- Đối với ngân hàng: Việc phân phối sản phẩm bảo hiểm sẽ giúp củng cố lòng trung thành và tăng sự gắn bó của ngân hàng và khách hàng vì các sản phẩm bảo hiểm có kỳ hạn dài hơn các mức gửi tiết kiệm hay các khoản vay ở tại ngân hàng; giúp ngân hàng trở thành một “siêu thị tài chính một cửa” cung cấp các dịch vụ trọn gói, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm nguồn thu từ hoa hồng cho ngân hàng và nhân viên ngân hàng.
- Đối với DNBH: Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, đây là một kênh phân phối phức tạp, có khả năng mở rộng và hiệu quả, giúp gia tăng thị phần và doanh thu, tiếp cận thêm với nguồn khách hàng mới của ngân hàng và tạo ra giá trị thương hiệu từ việc hợp tác liên kết với các ngân hàng.