Quan niệm về hiệu quả kinh doanh trái phiếu của CTCK

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS (Trang 28 - 32)

1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA CTCK

1.2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh trái phiếu của CTCK

Trái phiếu là chứng khoán nợ, được các tổ chức phát hành và các công ty chứng khoán cùng kêu gọi các nhà đầu tư mua trái phiếu bằng tiền vốn của họ để các nhà tổ chức phát hành sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm đó, doanh nghiệp/ tổ chức phát hành trái phiếu phải cam kết về thời

hạn trả lại khoản gốc và lãi mà các trái chủ là những người cấp vốn cho doanh nghiệp không tham gia vào bất kỳ hoạt động nội bộ nào của doanh nghiệp. Vì là khoản vay nợ, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu nếu không may đơn vị phát hành phá sản, giải thể. Với mỗi chủ thể lại có nhu cầu và mong muốn riêng đối với giá trị mà trái phiếu mang lại.

Hiệu quả dưới góc độ nhà đầu tư:

Đối với nhà đầu tư, đảm bảo vốn là điều kiện cần thiết nhất, vì vậy, rủi ro là điều quan tâm trước tiên bao gồm rủi ro tín dụng và rủi ro về khả năng thanh khoản. Khả năng rủi ro tín dụng nghĩa là có thể công ty phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán lãi hoặc gốc trái phiếu khi đến hạn và việc này không chỉ nghĩa là không có hiệu quả mà còn dẫn đến việc mất vốn hoặc mất chi phí cơ hội. Vì vậy, nhà đầu tư cần xem xét hết các khả năng để có thể gánh được rủi ro đồng nghĩa với cơ hội nhận lãi cao.

Nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến việc Công ty phát hành có đảm bảo được việc thanh toán các khoản vay và lãi suất trái phiếu hay không mà còn quan tâm đến những biến động thị trường và nhu cầu xoay vốn của họ. Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi họ muốn bán lại trái phiếu trước hạn nhưng không thể tìm được người mua lại. Việc chờ đợi thêm thời gian để chốt lãi và thu hồi vốn cũng là không hiệu quả đối với các nhà đầu tư.

Như vậy, yếu tố hiệu quả đối với nhà đầu tư bao gồm khả năng thanh toán vốn và lãi, thời gian đáo hạn, lãi suất trái phiếu, tính thanh khoản. Cần thiết hơn thì có thể đánh giá dựa trên lãi suất ngân hàng, sự biến động của nền kinh tế và giá cả thị trường để so sánh với các cơ hội đầu tư khác.

Hiệu quả dưới góc độ nhà phát hành trái phiếu:

Để huy động được một lượng ngân sách, các tổ chức hoặc công ty đầu tiên sẽ cân nhắc một số phương án từ việc đi vay cá nhân, vay ngân hàng - tổ chức tín dụng, cho đến việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. Mỗi phương án

đều có ưu nhược điểm riêng. Ví dụ việc tăng nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu được coi là an toàn và chỉ phải chia sẻ phần lãi cho những nhà đầu tư nhưng lại mất đi một phần vị thế của các cổ đông sẵn có, điều này có thể thay đổi cơ cấu quản lý và kiểm soát, gây ra sự xáo trộn giữa quyền và lợi ích giữa các cổ đông trong công ty.

Trong khi đó, việc phát hành trái phiếu để huy động cụ thể một lượng tiền vay với một khoảng thời gian phải hoàn trả rõ ràng là kết quả của bài toán đã được cân nhắc kỹ đối với dự án kinh doanh của các công ty. Mặc dù phát hành trái phiếu làm tăng nợ cho công ty nhưng chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn và không bị người cho vay kiểm soát chặt chẽ so với hình thức vay vốn ngân hàng cũng như so với phát hành cổ phiếu là không bị chia sẻ quyền lợi của cổ đông.

Tất nhiên, công ty muốn phát hành trái phiếu ngoài việc đáp ứng các điều kiện pháp lý để được phát hành thì cũng cần có quy mô, uy tín và hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhiều năm để thu hút các nhà đầu tư. Song song với nó còn cần đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, sự phối hợp với các nhà phân phối, công ty trung gian và các nhà bảo lãnh phát hành... để đạt được kế hoạch. Sau đó, một điều chú ý là phải nắm chắc kỹ thuật tài chính để tránh áp lực nợ khi đến hạn kể cả phương án thuê bảo lãnh thanh toán; và quan trọng nhất là vẫn cần có lợi nhuận kể cả khi suy thoái kinh tế, lạm phát cao xảy ra, để trả lợi tức cũng như trả vốn gốc cho trái chủ.

Hiệu quả dưới góc độ của các CTCK:

CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán...Do đó, trong hoạt động kinh doanh của mình, CTCK có thể thực hiện các mảng kinh doanh trái phiếu liên quan như trên. Đối với vai trò

là đơn vị trung gian, hiệu quả kinh doanh trái phiếu cần đánh giá song song giữa các nhà đầu tư trái phiếu, công ty chứng khoán và các tổ chức phát hành cũng như đảm bảo đúng các vai trò, các nguyên tắc bao gồm nguyên tắc đạo đức của CTCK trong thị trường chứng khoán. Nhưng do số liệu và qui mô giới hạn nên bài luận văn này chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh trái phiếu của CTCK dưới góc độ chủ quan từ phía những người quản lý trong công ty để từ đó phát triển hoạt động kinh doanh.

Điều quan trọng là, các CTCK cần xây dựng các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố nhằm khai thác một cách tốt nhất mảng kinh doanh này. Để trả lời câu hỏi “Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK có đạt Hiệu quả hay không” ta cần nhìn những thông số cơ bản để đánh giá được rằng:

Việc kinh doanh Trái phiếu có hiệu quả không và thể hiện qua tiêu chí gì? Quy mô kinh doanh trái phiếu có gia tăng về mặt giá trị trong danh mục kinh doanh hay không?

Doanh thu kinh doanh trái phiếu có tăng lên hay không; đồng thời rủi ro vẫn luôn được quan tâm, xem xét, khoanh vùng và tái đầu tư khoản dự phòng?

Thị phần giao dịch trong kinh doanh trái phiếu có tăng lên không?

Các hoạt động kinh doanh trở nên đa dạng hơn, từ các hoạt động môi giới đến tư vấn phát hành trái phiếu, từ việc tự doanh trái phiếu cho đến bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán trái phiếu?

Chỉ số tín nhiệm đạt được có tăng cao để đạt mục đích trở thành nhà tạo lập thị trường.

Đó là những quan niệm về hiệu quả kinh doanh trái phiếu nói chung với góc nhìn của công ty chứng khoán. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung phân tích hiệu quả kinh doanh trái phiếu dưới góc nhìn chủ quan của

CTCK, điều đó dẫn đến khái niệm Hiệu quả kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán là kết quả tích cực thu được trong quá trình kinh doanh trái phiếu, bao gồm quy mô của trái phiếu về mặt giá trị; doanh thu kinh doanh trái phiếu song song với việc quản trị rủi ro; thị phần giao dịch; và sự đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh cùng với tín nhiệm đạt được trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS (Trang 28 - 32)