1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA CTCK
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KD trái phiếu của CTCK
a. Nhân tố khách quan
Nhân tố vĩ mô trước tiên dễ thấy nhất chính là tình hình kinh tế - chính
trị - xã hội và kinh tế toàn cầu. Với một nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, vững mạnh sẽ thu hút mọi nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tập đoàn và cá nhân. Như đã đề cập, thị trường chứng khoán là thị trường phát triển bậc nhất của nền kinh tế thị trường. Mặc dù giao dịch trên thị trường chứng khoán năng động và có giá trị lớn nhưng cũng rất mong manh dưới ảnh hưởng bởi chính sách vĩ mô của quốc gia, tình hình kinh tế, xã hội. Trái phiếu chính phủ, mặc dù được chính những đơn vị tài chính tiền tệ quốc gia phát hành nhưng khi mà nền kinh tế quốc gia còn nhiều khó khăn hoặc chính trị bất ổn cũng khiến những nhà đầu tư không dám tham gia. Yếu tố gián tiếp của nhân tố này còn là thu nhập bình quân đầu người, tổng thu nhập quốc dân, quan hệ giao thương kinh tế với các quốc gia khác, sự năng động của các doanh nghiệp trong nước cũng ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của thị trường chứng khoán bao gồm cả thị trường trái phiếu.
Cũng thuộc phạm trù vĩ mô, các điều luật, chính sách, thông tư nghị định
của cơ quan nhà nước, còn được gọi là môi trường pháp lý cho ngành chứng
khoán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh liên quan. Dưới chính sách quản lý đúng đắn, phù hợp sẽ kích hoạt sự năng động tự hành vốn có của
thị trường chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế. Ngược lại, với chính sách cứng nhắc, thiếu hợp lý sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của toàn bộ thị trường và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trái phiếu của một CTCK nói riêng.
Do đặc thù, thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi kiến
thức của công chúng đầu tư. Thị trường nào có số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp, có sự hiểu biết thị trường, có bản lĩnh đầu tư, biết quản trị vốn đông hơn số lượng công chúng thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo cảm tính và theo thông tin đám đông thì thị trường cũng ổn định hơn, đúng bản chất của chứng khoán hơn và không bị gây nhiễu do sự hỗn loạn bởi tâm lý đám đông. Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, các CTCK cũng phải đầu tư cho mình tính chuyên nghiệp, hiểu biết sâu hơn để xứng đáng có những tư vấn đảm bảo cho khách hàng.
Ngoài ra, việc kinh doanh trái phiếu đối với các CTCK còn phụ thuộc nhiều vào Nhân tố thuộc về trái phiếu của tổ chức phát hành mà hoàn toàn do các tổ chức này quyết về nội dung của trái phiếu
Nhân tố thuộc về tổ chức phát hành trái phiếu
- Khả năng tài chính của người phát hành trái phiếu
Phát hành Trái phiếu là việc đi vay đồng thời là một chức năng giải quyết nhu cầu về vốn. Vì vậy, nhà đầu tư rất quan tâm đến khả năng thanh toán gốc và lãi của đơn vị phát hành trái phiếu. Nếu chủ thể cung cấp trái phiếu có những biến động bất lợi về khả năng tài chính thì lập tức giá trái phiếu đó sẽ tụt giảm trên thị trường chứng khoán mặc dù lãi suất trái phiếu là cố định nhưng độ rủi ro tiềm ẩn nguy cơ cao hơn.
- Thời hạn trái phiếu:
Một trái phiếu có thời gian đáo hạn càng ngắn thì độ rủi ro càng thấp. Vì vậy với những nhà đầu tư dựa trên việc quản trị vốn, quản trị rủi ro để đầu tư thì càng có xu hướng đầu tư đến những trái phiếu ngắn hạn. Có thể hiểu đơn
giản là thời gian trả lại càng dài thì càng dễ phát sinh những biến động về nền kinh tế, thị trường tài chính và đi kèm là những biến động không lường để đảm bảo việc thanh toán khoản vay gốc được thực hiện.
- Dự kiến về lạm phát:
Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì giá trị của đồng tiền sẽ bị thấp đi, đồng nghĩa với khoản lãi suất cố định của những trái phiếu tương ứng sẽ kém hấp dẫn hơn các tài sản khác loại trừ được yếu tố lạm phát này. Điều này khiến các nhà phát hành buộc phải tăng lãi cho các chứng khoán đó, phần lãi tăng này sẽ đền bù thiệt hai cho những trái chủ.
- Lãi suất thị trường:
Lãi suất thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong việc định giá của chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất thị trường cao thì lãi suất trái phiếu khi phát hành cũng phải được đẩy cao lên. Đối với trái phiếu đã có lãi suất cố định thì việc tăng lãi suất thị trường này sẽ làm giảm giá trái phiếu.
b. Nhân tố chủ quan
Các nhân tố nội tại của CTCK là nhân tố vi mô hoàn toàn nằm trong các quyết định, khả năng, nguồn lực của chính những CTCK này.
Ngay từ quy định thành lập công ty chứng khoán đã có yêu cầu về vốn
pháp định tối thiểu chứng tỏ năng lực tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Việc này không chỉ nằm trong việc đáp ứng yêu cầu mà luật pháp đưa ra mà còn cần có khối lượng lớn nguồn vốn để sử dụng, vận hành kinh doanh, xoay vòng vốn mua - nắm giữ - bán chứng khoán và đảm bảo trách nhiệm về an toàn cho khách hàng cũng như rủi ro cho chính công ty.
Thị trường chứng khoán là thị trường năng động cùng với các luồng thông tin linh hoạt nhiều chiều và chớp nhoáng. Việc áp dụng công nghệ,
khoa học kỹ thuật vào hệ thống thông tin, trang bị cơ sở vật chất để đảm bảo
hàng, cập nhật đầy đủ những biến động thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật ban đầu tuy tốn kém, nhưng khi đạt được mức thị trường nhất định sẽ đem lại năng suất chất lượng và hiệu quả trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Để áp dụng công nghệ tốt thì CTCK cũng phải có nguồn nhân lực song
hành một cách chuyên nghiệp, kỷ luật và chất lượng. Chính nhân lực sẽ đem đến hiệu quả kinh doanh hơn bất cứ tài nguyên nào và cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các CTCK với nhau. Có một tình trạng là việc lôi kéo nhân sự giữa các CTCK, hoặc quá trình tuyển dụng nhân viên có yêu cầu kinh nghiệm thực tế để kỳ vọng họ sẽ đem đến sự phát triển mới hơn đã chứng minh vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong CTCK.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh không phụ thuộc vào một cá thể hay
nhóm cá nhân nào mà còn phụ thuộc vào văn hóa doanh nghiệp. Các yếu tố
về chính sách nhân sự, chế độ lương thưởng, sự đãi ngộ, trao quyền và trách nhiệm công việc, sự quan tâm, ghi nhận thành tích đạt được, tinh thần hỗ trợ giữa các đồng nghiệp cũng như các yếu tố đã được nghiên cứu cũng có tác động không nhỏ.
Và để xây dựng được một CTCK mạnh, ban lãnh đạo cần có tầm nhìn tốt
và xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn đảm bảo doanh thu và lợi nhuận
tốt. Kết quả đạt được còn là uy tín, thương hiệu của công ty để thu hút các nhà
đầu tư vì tâm lý an toàn khi gửi gắm vốn liếng của mình cũng như xây dựng
được mối quan hệ khách hàng một cách bền vững và phát triển.