Như vậy là có một số giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết khắc phục những tồn tại đang có trong hoạt động kinh doanh trái phiếu. Các giải pháp này có thể kết hợp đồng bộ và tách biệt, tuy nhiên để thực hiện các giải pháp không phải ngày một ngày hai mà cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và quan trọng để sao cho việc đầu tư không bị ảnh hưởng và thiếu hụt dòng tiền.
3.3. KIẾN NGHỊ
Như vậy, chúng ta đã nắm được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trái phiếu dựa trên những thực tế đang có của thị trường trái phiếu và của công ty. Những giải pháp có thể không thực hiện được hết hoặc được ngay nhưng cũng có thể khắc phục được những khó khăn, vướng mắc đối với hệ thống kinh doanh trái phiếu. Hơn nữa, ở đây chúng ta còn có những góc nhìn khác nhau để tổng hợp được giải pháp toàn diện hơn.
Công ty cổ phần chứng khoán VPS với 14 năm xây dựng và phát triển đã qua nhiều thăng trầm cùng với thị trường chứng khoán đầy gian nan. Đến năm 2019 được giới tài chính xác định là năm khởi sắc đặc biệt đối với mảng trái
phiếu. Tuy nhiên, qua phân tích nội tại công ty và những con số kinh doanh, cần phải nói rằng kinh doanh trái phiếu vẫn còn nhiều gian nan phụ thuộc bởi những yếu tố chung của nền kinh tế xã hội và những yếu tố nội tại bản thân. Từ những việc có thể khắc phục được trong bộ máy mà Ban lãnh đạo hết sức tâm huyết xây dựng và nuôi dưỡng, quá trình phát triển hệ thống kinh doanh trái phiếu ngược lại, sẽ thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu và thậm chí còn ảnh hưởng đến văn hóa đầu tư của công chúng.
Tuy nhiên, VPS không chỉ muốn thành công cho bản thân mình mà cả công ty và ban lãnh đạo đều muốn cả thị trường trái phiếu Việt Nam có sự phát triển chung bởi ai cũng hiểu được vai trò quan trọng của nguồn vốn trái phiếu gánh vác được nhiều vai trò và nổi bật nhất là giảm nhẹ các cán cân khác trên thị trường tài chính. Để làm được điều này, bài viết muốn đưa ra một số kiến nghị đối với các đơn vị liên quan nhằm hi vọng thị trường trái phiếu Việt Nam bao gồm từ trái phiếu chính phủ cho đến trái phiếu doanh nghiệp được đưa lên một tầm cao mới, xứng đáng với vai trò của nó và có thể đạt được con số giống như Thái Lan hoặc Malaysia.
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Đưa ra hành lang pháp lý trọn vẹn và đầy đủ để đảm bảo tính minh bạch và trung thực trên thị trường trái phiếu. Hiện nay thị trường trái phiếu và các CTCK chưa có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh. Các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng nhưng chưa đủ, vẫn thiếu các quy định cần thiết cho thị trường Việt Nam. Cần có tổ chức chế tài hợp lệ, hợp lý, xử lý ngay những vi phạm về công bố thông tin và quy trình phát hành của nhiều doanh nghiệp, tránh hiện tượng thổi giá, thổi điểm xếp hạng, công bố báo cáo sai, làm gia tăng rủi ro đầu tư lại nhằm tránh mất niềm tin trong công chúng.
Tạo hành lang để phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội cùng phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu đáp ứng đầy đủ quy
định về xếp hạng tín nhiệm, quy trình công bố thông tin và phát hành trái phiếu, đảm bảo việc kinh doanh có lãi sẽ tạo ra sức hút và động lực mạnh cho các doanh nghiệp khác làm theo. Vì vậy, nếu thực hiện được nghiêm túc và chân thực giá trị của việc huy động phát hành trái phiếu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo sự thúc đẩy cả nền kinh tế làm theo một cách nghiêm túc, chân thực và bài bản.
Xây dựng cơ chế tập trung thị trường để đẩy mạnh hoạt động giao dịch trái phiếu, mua đi bán lại nhằm thúc đẩy sự sôi động của thị trường. Nắm giữ trái phiếu là nắm giữ tài sản, mà tài sản cần có giá trị sử dụng và khả năng thanh khoản. Chính vì tính thanh khoản của trái phiếu yếu hơn cổ phiếu nên hai thị trường hoạt động có nhiều chênh lệch khác nhau. Trái phiếu dù phải xây dựng một thị trường an toàn và đảm bảo cho những nhà đầu tư, nhưng cũng cần có cơ chế linh hoạt hơn hiện tại.
3.2.2. Kiến nghị với UBCKNN
Cần sớm có quy định về xếp hạng tín nhiệm một cách uy tín và bài bản. Đưa ra chế tài xử lý đối với tổ chức đánh giá xếp hạng không đúng. Cụ thể hơn là trao quyền cho Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam nhiều hơn để thiết lập quy ước, quy tắc ứng xử, giám sát và đưa ra chế tài cho các đơn vị trong thị trường trái phiếu giống như Thái Lan. Bên cạnh đó, cần xây dựng các khung chương trình đào tạo và đào tạo lại dành cho cán bộ nhân viên môi giới của CTCK nhằm đảm bảo đạo đức kinh doanh chứng khoán và tạo dựng niềm tin nói chung trong thị trường vốn Việt Nam.
3.3.3. Kiến nghị với các Ngân hàng, tổ chức quỹ
Tham gia tích cực thị trường trái phiếu cùng với các CTCK. Sẵn sàng hợp tác bảo lãnh trái phiếu - tài sản của nhà đầu tư - bằng cách có những tổ đội điều tra giám sát các hoạt động từ quy trình phát hành cho đến lúc thực hiện kinh doanh của TCPH. Việc này cần phối hợp song song với các CTCK
để đảm bảo an toàn của tất cả các đối tượng liên quan đến khoản vốn vay này của TCPH từ đơn vị sử dụng, đối tượng cho vay, và các đơn vị bảo lãnh bằng tiền và bằng uy tín. Nhưng trong đó, Ngân hàng, tổ chức quỹ và CTCK là đơn vị gắn kết quyền lợi lại có khả năng nhất về nguồn nhân lực, chất xám để có thể đảm nhiệm được vai trò này.
3.3.4. Kiến nghị với tổ chức kiểm toán
Việc kiểm toán tài chính cho các TCPH trái phiếu được thực hiện theo yêu cầu của TCPH và liên quan đến sự nhạy cảm của thông tin. Vì vậy, kiểm toán phải trung thực khách quan theo đúng đạo đức của kiểm toán vẫn cần được nhắc lại nhưng còn phải trực tiếp có công bố, báo cáo một cách khách quan đến các đơn vị khác gắn kết quyền lợi trong việc phát hành trái phiếu nhằm đảm bảo quyền lợi lâu dài cho TCPH.
3.3.5. Kiến nghị với các CTCK khác
Đối với các CTCK, không nên xuất hiện tư tưởng cạnh tranh với nhau như những đối thủ để dẫn đến hệ lụy kinh doanh không lành mạnh như là lôi kéo khách hàng, hạ, ép giá sản phẩm, thiếu minh bạch thông tin, đánh giá, tư vấn sai nguyên tắc đạo đức, hoặc thậm chí lôi kéo nhân sự để khai thác khách hàng, khai thác thông tin và khai thác chất xám. Cần xác định rằng thị trường trái phiếu còn rất tiềm năng ở Việt Nam khi so sánh bằng một phần 25 - 30 lần so với Thái Lan và Malaysia. Vì vậy, giữa các công ty cần có sự kết nối, một mặt tạo mạng lưới liên lạc về thông tin của bên phát hành trái phiếu, một mặt tạo hệ thống chia sẻ gánh nặng tài chính khi phục vụ bảo lãnh cho những công ty phát hành lớn.
Đối với riêng bài luận này, phần bản chất nội tại việc tự doanh trái phiếu giữa năm 2017 và 2018 vẫn chưa được giải thích rõ, phần môi giới chứng khoán năm 2019 cũng nhìn thấy có sự tồn tại các vấn đề. Các biến cố kinh tế - xã hội trong các năm này cũng không có gì đáng kể để gây ảnh hưởng đến thị
trường trái phiếu. Mong muốn đạt trở lại doanh số và lợi nhuận tự doanh trái phiếu cũng như các hoạt động Repo của năm 2017 là động cơ thúc đẩy việc tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân nội tại để khắc phục. Và cuối cùng hướng nghiên cứu tiếp theo mà em muốn tìm hiểu thêm là về xu hướng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân. Đây là một đề tài mở với các nội dung cụ thể hơn từ hiệu quả của truyền thông tác động đến sự quan tâm vào đầu tư trái phiếu, quy mô, bài học từ thế giới và tiềm năng của thị trường trái phiếu Việt Nam từ các nhà đầu tư cá nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trái phiếu của công chúng. Việc hiểu được rằng, thói quen của dân chúng, cụ thể là các nhà đầu tư nhỏ lẻ với một ít vốn nhàn rỗi thường đầu tư vào đâu, sự hiểu biết của họ đối với khái niệm, độ an toàn, quy tắc của lãi suất và các thông tin liên quan về trái phiếu có ảnh hưởng gì đến mong muốn đầu tư vào trái phiếu hay không. Về mặt cảm tính, có thể thấy, đa số dân chúng đang dần hiểu ra việc đầu tư cổ phiếu cũng như các sản phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán, được mua đi bán lại của những người có tâm lý nhanh chóng thu lợi thường có tính rủi ro rất cao. Ngược lại, cảm giác chờ đợi nguồn thu từ lãi suất gửi tiết kiệm tuy an toàn nhưng thấp so với các hoạt động kinh doanh, làm kinh tế trên thị trường cũng khiến nhiều người mất kiên nhẫn. Trái phiếu có lẽ do chưa phổ biến nhưng thực chất là phù hợp với phân khúc giữa vừa cần sự an toàn bền vững, vừa có mức lãi phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã khảo sát tìm hiểu định hướng hoạt động kinh doanh của công ty VPS và tính khả thi của định hướng ấy. Kết hợp với kết luận về nguyên nhân chủ quan của những tồn tại ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trái phiếu. Việc truyền thông và thúc đẩy giao dịch trái phiếu đối với các nhà đầu tư cá nhân là đang bùng nổ, đúng thực tế tình hình bùng nổ công nghệ khoa học kĩ thuật. Do quá trình mở rộng tuyển dụng nhân lực còn nhanh và kết quả của đội ngũ kinh doanh đạt được chưa tốt nên đưa ra giải pháp tăng cường sức mạnh nội bộ, cũng như giải pháp tăng cường quản trị rủi ro. Việc thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm cũng phải chú ý đến do thực tế sự quan tâm của thị trường đến trái phiếu vẫn còn thiếu sức cạnh tranh so với các sản phẩm khác do nhiều đặc tính của trái phiếu. Và cuối cùng là giải pháp tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm xây dựng được tập khách hàng tiềm năng và trung thành.
Cuối chương là phần kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành liên quan với mong muốn cải thiện được tình hình thị trường trái phiếu tạo được một thị trường minh bạch, công bằng và thuận lợi để từ đó người tiếp cận với thị trường này có được sự thân thuộc và yêu thích các dịch vụ trong thị trường đầy tiềm năng này.
KẾT LUẬN
Qua những số liệu, thống kê, phân tích và diễn giải ở các chương, ta thấy rằng thị trường trái phiếu ở Việt Nam là một thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng và còn rất nhiều tiềm năng. Đầu tiên phải kể đến vai trò huy động vốn cho những hoạt động của chính phủ và các tổ chức địa phương hoặc doanh nghiệp nhà nước liên quan. Thứ hai là vai trò huy động nguồn vốn đến các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai dự án, tạo ra đòn bẩy phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn lại sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay, so sánh với thị trường trái phiếu thế giới, thì quy mô phát hành và giao dịch trên thị trường vốn còn ít nên sứ mạng trái phiếu chưa được phát huy hết tiềm năng. Đáng tiếc hơn nữa, xã hội vẫn chưa có sự ghi nhận về vai trò của trái phiếu nói chung và của doanh nghiệp nói riêng nên chưa có sự quan tâm đúng đắn bởi các nhà đầu tư. Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường tài chính, của các hoạt động giao dịch vốn mạnh mẽ sẽ đẩy dần mối quan tâm của các nhà đầu tư đến mảng thị trường này. Hơn nữa, sự tiện lợi của khoa học công nghệ và các thiết bị công nghệ cá nhân càng làm tăng sự tiếp cận, hiểu biết và quan tâm hơn nữa của các nhà đầu tư cá nhân, thoát khỏi sự bế tắc của việc thị trường trái phiếu chỉ là hoạt động thỏa thuận về vốn giữa các ông lớn. Công nghệ sẽ là đòn bẩy để nâng thị trường trái phiếu bứt cao hơn khỏi cái bóng của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Em hi vọng bài luận văn đóng góp được suy nghĩ tích cực đến những cá nhân quan tâm, mong có thể nhận được sự ủng hộ bởi những người cùng quan điểm đối với thị trường trái phiếu Việt Nam và có thể đem đến những góc nhìn tổng quan hơn, lạc quan hơn về thị trường này. Qua quá trình xây dựng bài viết, cùng với sự giúp đỡ của những người hướng dẫn, em cũng đã nhận được nhiều bài học sâu sắc về ngành nghề và đúc rút một số kinh nghiệm để
nâng cao hiệu quả kinh doanh trái phiếu. Mặt khác, Công ty cổ phần chứng khoán VPS đã và đang có sự phát triển rất tốt trong ngành nhưng cũng chưa bao giờ có sự chủ quan và sao nhãng trong công việc. Vì vậy, với niềm mong mỏi cùng đội ngũ phát triển hơn nữa cho nỗ lực của cả tập thể, em cố gắng tìm hiểu và đưa ra giải đáp cho câu hỏi thắc mắc ban đầu là làm thế nào để phát triển kinh doanh trái phiếu tại công ty VPS. Mặc dù bài luận văn còn nhiều khiếm khuyết nhưng em cũng hi vọng bài viết sẽ có những đóng góp hiệu quả đến công ty cổ phần chứng khoán VPS và thúc đẩy sự đi lên của toàn bộ đội ngũ. Bởi toàn bộ công ty bao gồm từ ban lãnh đạo đến anh chị em nhân viên cũng luôn hết sức nỗ lực phấn đấu không ngừng nên việc em dành thời gian và công sức cũng là đóng góp cho những gì xứng đáng bởi những nỗ lực ấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (2006), Thị trường chứng khoán, Trường
đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê 2006;
2. Quộc hội Việt Nam (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11, ngày
29/6/2006, quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quốc hội
khóa 11;
3. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 144/2003/NĐ-CP, ngày 28/11/2003 về
Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán;
4. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007, về việc
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
5. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 84/2010/NĐ-CP, ngày 02/08/2010,
sửa đổi, bổ sung nghị định 14/2007/NĐ-CP;
6. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012, quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật chứng khoán;
7. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP;
8. Bộ Tài chính, Thông tư 242/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định giá
dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán;
9. Bộ Tài chính, Thông tư 128/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018, thay thế
thông tư 242/2016;
10. Thủ tướng chính phủ, Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt
Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020;
11. Bộ Tài chính, Quyết định 261/QĐ-BTC ngày 01/2/2013, phê duyệt lộ trình
phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020;
12. TS. Trịnh Mai Vân (2010), Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, trường Đại học Kinh tế quốc dân;
13. Ths. Trần Thị Thu Hiền (2019), Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới từ khía cạnh chính