Các nghiệp vụ chính của tổ chức BHTG

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 29 - 34)

1.1 .Giới thiệu tổng quan về hoạt động BHTG

1.1.4. Các nghiệp vụ chính của tổ chức BHTG

Tại mỗi quốc gia, tùy theo mục đích và mô hình tổ chức nghiệp vụ mà tổ chức BHTG thực hiện những nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các tổ chức BHTG trên thế giới đều thực hiện một số nghiệp vụ chính là: (1) nghiệp vụ thu phí BHTG; (2) nghiệp vụ kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG; (3) nghiệp vụ hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG; (4) nghiệp vụ chi trả tiền BHTG và giám sát thanh lý tài sản sau khi chi trả tiền bảo hiểm. Ngoài bốn nghiệp vụ chính này, tổ chức tham BHTG còn thực hiện các nghiệp vụ khác liên quan tới công tác quản trị và điều hành để vận hành bộ máy tổ chức của mình. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin trình bày bốn nghiệp vụ chính đã nêu trên.

1.1.4.1. Nghiệp vụ thu phí BHTG

Tổ chức BHTG sẽ thực hiện việc thu phí BHTG của các tổ chức tham gia BHTG định kỳ theo quý hoặc theo năm. Phí BHTG được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG nhân với mức phí bảo hiểm theo quy định.

Có hai cách thu phí BHTG là thu phí đồng hạng và thu phí dựa trên mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Ở các nước đang phát triển và mới xây dựng tổ chức BHTG thì phần lớn đều thu phí theo phương pháp đồng hạng theo một tỷ lệ nhất định. Còn các nước phát triển sẽ tiến hành thu phí dựa trên mức độ rủi ro, tức là ngân hàng có rủi ro cao thì mức thu phí sẽ cao và ngược lại.

Thực tế hiện nay ngày càng có nhiều tổ chức BHTG thực hiện thu phí dựa trên mức độ rủi ro do phương pháp này có nhiều ưu việt như đảm bảo sự công bằng giữa các tổ chức tham gia BHTG, đảm bảo nguyên tắc, kỷ cương thị trường và kích thích sự phát triển của thị trường tài chính - ngân hàng.

1.1.4.2. Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG

Kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG là một nghiệp vụ quan trọng của tổ chức BHTG để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra. Vì thông qua nghiệp vụ này tổ chức BHTG đóng vai trò là một kênh quan trọng để góp phần bảo vệ triệt để người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính - ngân hàng, và đảm bảo hoạt động an toàn của thị trường tài chính.

Mục tiêu của việc kiểm tra, giám sát các tổ chức tiền gửi BHTG, đó là:

- Kiểm tra hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG nhằm duy trì niềm tin của công chúng vào sự ổn định của hệ thống tài chính - ngân hàng. Qua đó giúp

phát hiện kịp thời những dấu hiệu xấu, những rủi ro có thể ảnh hưởng đến

hoạt động

của tổ chức tham gia BHTG.

- Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát tổ chức BHTG có thể đánh giá được sự tuân thủ pháp luật và quy định về BHTG nói riêng và các nghiệp vụ ngân

hàng nói chung của các tổ chức tham gia BHTG.

- Xác định được những khó khăn của các ngân hàng để đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời, tránh hiện tượng ảnh hưởng dây chuyền tới các ngân

hàng đang

hoạt động tốt và cả hệ thống ngân hàng.

Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện theo hai góc độ:

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về BHTG. Các quy định về BHTG bao gồm: quy định về công khai và minh bạch các quy định về

BHTG, quy

định về cung cấp cho tổ chức BHTG thông tin về tổ chức tham gia BHTG,

quy định

về tính và thu phí BHTG.

Để công tác kiểm tra, giám sát khách hàng có hiệu quả, tổ chức BHTG cần có quy trình, nội dung, trình tự kiểm tra, giám sát có tính khoa học sao cho công tác kiểm tra của tổ chức BHTG trở nên cần thiết với tổ chức BHTG và hạn chế chồng chéo với công tác kiểm tra của các đơn vị chức năng khác.

1.1.4.3. Nghiệp vụ hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG

Nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng của tổ chức BHTG có vai trò quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu duy trì và phát huy tính ổn định và lành mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia. Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm: (1) Hỗ trợ tài chính; (2) Hỗ trợ ổn định tổ chức; (3) Hỗ trợ kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực tài chính - ngân hàng; (4) Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá về hoạt động BHTG. Kinh nghiệm của các tổ chức BHTG thành công trên thế giới cho thấy hoạt động hỗ trợ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mục đích duy trì, phát huy tính ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng của quốc gia.

(1) Hỗ trợ tài chính: Tổ chức BHTG thực hiện hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp các tổ chức này gặp khó khăn về khả năng

thanh toán, làm ảnh hưởng đến số tiền gửi của người gửi tiền và gây tâm lý lo ngại

cho người gửi tiền. Giải pháp này không những giúp hạn chế đổ vỡ ngân

hàng mà

còn giúp cải tổ và khôi phục hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp khó

khăn, đồng thời duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống.

Các hình thức hỗ trợ tài chính thường gặp là: hỗ trợ ngân hàng mở (OBA - open bank assistace), mua và tiếp nhận ngân hàng bị đổ vỡ (P&A - purchase and assumption), sử dụng công cụ ngân hàng bắc cầu (BB - bridge bank).

- Hỗ trợ ngân hàng mở (OBA) là phương thức tổ chức BHTG cho vay hỗ trợ, bảo lãnh cho ngân hàng đi vay vốn tại đơn vị khác, mua lại tài sản hoặc các khoản

được kết quả tốt nhất sau khi thực hiện mua lại và tiếp nhận.

- Ngân hàng bắc cầu là phương thức phát sinh từ phương thức P&A nhằm xử lý đổ vỡ ngân hàng một cách hiệu quả hơn, trong đó một ngân hàng được tổ chức

BHTG thành lập để hoạt động tạm thời và mua lại tài sản và các khoản nợ

của một

ngân hàng bị đổ vỡ cho đến khi thực hiện biện pháp xử lý cuối cùng.

(2) Hỗ trợ ổn định tổ chức: Qua công tác kiểm tra, giám sát tổ chức BHTG phát hiện tổ chức tham gia BHTG có khó khăn trong quản lý điều hành, ảnh hưởng

đến kết quả hoạt động kinh doanh và tính an toàn đối với tiền gửi tại tổ chức

đó. Từ

đó, tổ chức BHTG lên phương án hỗ trợ để ổn định và nâng cấp năng lực

quản lý

của tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở đưa ra khuyến cáo đối mới cơ cấu tổ chức

hoặc tìm đối tác là các ngân hàng có khả năng và hoạt động tốt để dàn xếp

việc sát

nhập, liên doanh để khắc phục tồn tại. Trong thời gian nhất định, nếu không tìm

được ngân hàng đồng ý sát nhập hoặc liên doanh thì tổ chức BHTG tiến hành giải

thể tổ chức tham gia BHTG có vấn đề đó. Thông thường hoạt động hỗ trợ này được

tiến hành thông qua ngân hàng cầu nối.

(3) Hỗ trợ kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Hỗ trợ kỹ năng hoạt động là việc tổ chức BHTG có các hình thức tư vấn kiến thức cho

tổ chức

tham gia BHTG về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giúp các tổ chức tham gia BHTG

(4) Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá về hoạt động BHTG: Nội dung của hoạt động tuyên truyền, quảng bá cần tập trung nhấn mạnh về trách nhiệm và

quyền lợi

của các bên tham gia BHTG. Do bản chất của dịch vụ BHTG là loại dịch vụ mang

tính công ích, cung cấp lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi tầng lớp trong quốc

gia, tổ chức BHTG cần xem hoạt động tuyên truyền quảng bá kiến thực về hoạt

động BHTG là một trong những nhiệm vụ cần được chú trọng.

1.1.4.4. Nghiệp vụ chi trả tiền BHTG và giám sát thanh lý tài sản sau khi chi trả

tiền bảo hiểm

Chi trả BHTG là hoạt động mà tổ chức BHTG cam kết thanh toán đến người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm khoản tiền gửi của họ, bao gồm cả tiền gửi gốc và tiễn lãi, theo một mức độ nhất định, tùy thuộc vào quy định về hạn mức chi trả tiền BHTG ở mỗi hệ thống BHTG. Việc chi trả tiền bảo hiểm sẽ được thực hiện khi tổ chức tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và bị mất khả năng thanh toán.

Nghiệp vụ chi trả tiền BHTG sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của người gửi tiền. Mục đích của hoạt động chi trả tiền BHTG là nhằm tạo ra cơ chế đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền cả về giá trị lẫn hình thức thực hiện. Cụ thể như sau:

- Về mặt giá trị, mức độ chi trả tiền BHTG phụ thuộc vào chính sách BHTG của mỗi quốc gia. Mức chi trả này được tính toán dựa trên mức thu nhập quốc nội

bình quân đầu người, yếu tố lạm phát, tính tuân thủ kỷ cương thị trường của công

chúng,... nhằm hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động BHTG.

- về hình thức, nghiệp vụ chi trả cần được thực hiện sao cho đảm bảo tính kịp thời, thuận tiện và an toàn cho người gửi tiền. Việc chậm trễ trong chi trả,

gửi tiền hoặc ủy quyền cho TCTD. Số tiền chi trả BHTG tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia, bao gồm hình thức: chi trả toàn bộ (nếu quy định bảo hiểm toàn bộ), chi trả theo hạn mức (nếu quy định bảo hiểm có hạn mức).

Thông thường, phổ biến ở nhiều quốc gia có hoạt động BHTG, tổ chức BHTG

có vai trò quan trọng trong việc quản lý các mối quan hệ tài chính của tổ chức tham gia BHTG sau chi trả bảo hiểm. Vai trò này được thể hiện thông qua các hoạt động: tham gia vào hội đồng thanh lý tài sản, tham gia vào các bên điều hành các hoạt động

sau chi trả, quyết định việc thanh toán các khoản công nợ,.. của tổ chức tham gia BHTG đã được chi trả tiền bảo hiểm.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w