1.2 .HTKSNB trong tổ chức BHTG
1.2.1. Sự cần thiết của HTKSNB đối với tổ chức BHTG
Mọi tổ chức đều mong muốn hoạt động của đơn vị mình hữu hiệu và hiệu quả, BCTC đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định. Tuy nhiên, luôn tiềm ẩn rủi ro là có những yếu kém hoặc sai phạm do các nhà quản lý, đội ngũ nhân viên hay bên thứ ba thực hiện gây ra thiệt hại hay giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức. Việc xây dựng HTKSNB là một trong những biện pháp quan trọng vì chúng giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả giúp tổ chức đạt được các mục tiêu. Do vậy mà sự ra đời của HTKSNB có thể xem là điều tất yếu của sự phát triển của nền kinh tế.
và lợi ích của người gửi tiền. Chi trả đúng, đầy đủ, kịp thời cho người gửi tiền trong trường hợp xảy ra rủi ro của tổ chức tham gia BHTG thông qua cơ chế chuyển giao rủi ro, vận dụng quy luật số lớn. Để đảm bảo được mục tiêu này, tổ chức BHTG phải thực hiện thông qua một số nghiệp vụ như: xác định mức phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG, xác định hạn mức chi trả BHTG cho người gửi tiền, kiểm tra giám sát các tổ chức tham gia BI ITG.... Nếu các tổ chức BHTG không có cơ chế để kiểm soát chặt chẽ, các sai phạm liên quan sẽ phát sinh, gây ảnh hưởng theo hướng bất lợi tới mục tiêu của tổ chức. HTKSNB hữu hiệu sẽ giúp nhà quản lý BHTG hạn chế tối đa những rủi ro này, đồng thời tạo cơ sở để xác định những rủi ro cần quản lý.
Thứ hai, với đặc điểm hoạt động theo mô hình Công ty TNHH hữu hạn một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, BHTGVN cũng giống như những doanh nghiệp khác, luôn tồn tại song song lợi ích chung và lợi ích riêng. Do đó, để kiểm soát các trường hợp vì lợi ích riêng gây ra những hành động ảnh hưởng đến lợi ích chung của tập thể, HTKSNB là công cụ hữu hiệu đảm bảo nguyên tắc phân quyền, ủy nhiệm, giao việc được thực hiện chính xác, khoa học và đạt được mục tiêu tuân thủ của tổ chức.
Thứ ba, hoạt động BHTG chịu sự chi phối trực tiếp từ những thay đổi của về
kinh tế, khủng hoảng tài chính, nguy cơ đổ vỡ của những tổ chức tham gia BHTG. Do đó, hoạt động KSNB hợp lý, thường xuyên sẽ trở thành cần thiết để cảnh báo nguy cơ rủi ro cho các tổ chức tham gia BHTG, làm cơ sở giúp các cơ quan quản lý nhà nước như Ngân hàng Nhà nước thiết kế chính sách kiểm soát rủi ro và có giải pháp giải quyết nhằm giảm thiểu rủi ro đổ vỡ toàn hệ thống ngân hàng, giúp hệ thống
tổ chức tín dụng vận hành một cách ổn định và an toàn.