Các nhân tố ảnh hưởng đến pháttriển CVTD của NHTM

Một phần của tài liệu 0488 giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 33 - 41)

1.2.3.1. Các nhân tố về phía ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng: Một trong các phương pháp quan trọng nhất mà một ngân hàng có thể vận dụng để đảm bảo rằng các khoản cho vay của họ thỏa mãn được những tiêu chuẩn do cơ quan quản lý ngân hàng đặt ra là thiết lập một chính sách cho vay bằng văn bản. Chính sách cho vay đó sẽ cung cấp cho cán bộ TD và các nhà quản lý ngân hàng đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay. Như vậy, chính sách cho vay của ngân hàng được hiểu một cách đơn giản là một tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng. Một chính sách cho vay rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng. Nó hướng dẫn cho đội ngũ nhân viên TD các thủ tục, các bước phải tuân thủ và chỉ rõ phạm vi trách nhiệm của họ. Nó giúp cho ngân hàng hướng tới một danh mục cho vay hiệu quả, có thể đạt được nhiều mục tiêu.

Những trường hợp ngoại lệ đối với chính sách cho vay của ngân hàng phải được dẫn giải đầy đủ và lý do phải được giải thích rõ ràng. Bên cạnh đó chính sách cho vay phải linh hoạt để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế và trong các quy định, ngân hàng cũng cần phải tránh mắc những sai phạm trong hoạt động cho vay.

Nếu như chính sách CVTD không nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng thì các cá nhân khó có thể vay được những khoản tiền để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Chỉ trừ những trường hợp mà ngân hàng chắc chắn rằng sẽ thu hồi được khoản nợ từ những khách hàng có uy tín. Điều đó được hiểu là chính sách cho vay này không khuyến khích những người dân đi vay để phục vụ mục tiêu sinh hoạt và họ sẽ gặp các khó khăn trong quá trình vay vốn. Ngược lại, khi một ngân hàng xác định CVTD là một hướng kinh doanh và là mục tiêu của ngân hàng thì ngân hàng mới dồn hết nỗ lực và khả năng để tập trung phát triển lĩnh vực này. Tóm lại, chính sách cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng quyết định tới sự tồn tại và phát triển đối với CVTD tại ngân hàng đó.

Quy mô và uy tín của ngân hàng: Trong hoạt động ngân hàng khi đi vay tiền thì người dân bao giờ cũng lựa chọn những ngân hàng lớn và có uy tín. Quy mô của ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu sẽ quyết định mức cho vay tối đa trên một khách hàng.

Qua đó, chúng ta thấy rằng các ngân hàng lớn là những ngân hàng có khả năng cung cấp một danh mục CVTD đầy đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nếu như một ngân hàng chỉ cung cấp một danh mục thì chỉ có thể đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân và đương nhiên là ngân hàng đó không thể có thế mạnh về CVTD, người dân khi có nhu cầu vay vì mục đích tiêu dùng sẽ không đến ngân hàng đó. Ngược lại, đối với những ngân hàng có thể đưa ra một danh mục CVTD đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân thì tất yếu CVTD ở đó rất phát triển.

Muốn mở rộng các hoạt động của NHTM trong đó có CVTD thì không thể không quan tâm tới quy mô vốn tự có của ngân hàng đó. Quy mô vốn tự có lớn chứng tỏ năng lực tài chính và khả năng đảm bảo an toàn vốn cao, nó đóng vai trò là tấm “đệm lò xo” giúp ngân hàng chống chọi lại được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc tăng vốn tự có là không thể tránh khỏi. Theo đó, để không đứng ngoài xu thế trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo yêu cầu các NHTM gia tăng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động (ví dụ như tăng hệ số CAR, tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2015...). Để đáp ứng được những yêu cầu này, các NHTM đã và đang xây dựng lộ trình tăng vốn đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước khi các Ngân hàng nước ngoài ngày càng xâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế.

Bên cạnh vốn tự có thì khả năng HĐV cũng được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng giúp mở rộng hoạt động CVTD của NHTM. Khi quy mô HĐV càng lớn, ngân hàng càng có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh của mình, đồng thời với chi phí huy động hợp lý ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay với lãi suất cạnh tranh, nâng cao khả năng thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng tại ngân hàng.

Hoạt động TD nói chung và CVTD nói riêng thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy việc tăng cường công tác quản trị rủi ro sẽ giúp ngân hàng thường xuyên duy trì chất lượng TD ở mức tốt, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và gia tăng lòng tin từ phía khách hàng. Ngược lại nếu công tác quản trị rủi ro không được quan tâm một cách đúng mức thì ngân hàng có thể phải đối mặt với những rủi ro TD, từ đó ảnh hưởng tới an toàn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Quy trình cho vay của ngân hàng: Mỗi khách hàng khi đến với ngân hàng đều mong muốn được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng và chính xác. Trong khi đó ngân hàng lại luôn muốn xem xét, thẩm định khoản vay một cách kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy việc ngân hàng áp dụng một

quy trình cấp TD thống nhất, nhanh gọn, hợp lý không chỉ đáp ứng mong đợi của khách hàng mà còn giúp ngân hàng loại bỏ những rủi ro trong khâu xét duyệt hồ sơ, nâng cao chất lượng và hiệu quả TD.

Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên ngân hàng: Do sản phẩm của các ngân hàng là những sản phẩm mang tính dịch vụ, chính vì thế mà trong lĩnh vực ngân hàng con người đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi một khách hàng đến giao dịch thì nhân viên ngân hàng chính là người hướng dẫn, giúp họ hiểu được cặn kẽ dịch vụ mà họ đang cần. Do đó, nếu như nhân viên đó tỏ ra khó chịu khi hướng dẫn khách hàng thì khách hàng sẽ cảm thấy chất lượng dịch vụ ở ngân hàng này quá kém, mà đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì khách hàng sẵn sàng lựa chọn ngay một ngân hàng khác có chất lượng phục vụ tốt hơn. Như vậy vô hình chung người nhân viên đó đã làm cho ngân hàng mất đi một khách hàng, đó là chưa kể đến việc người khách đó có thể phàn nàn với những người khác (người thân, bạn bè, đồng nghiệp...) về chất lượng dịch vụ kém tại ngân hàng đó. Chính vì vậy mà lượng khách hàng mà ngân hàng đó mất ở đây không chỉ là một người nữa mà sẽ là hàng chục, thậm chí hàng trăm người, đồng thời uy tín và hình ảnh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Đây chính là nguyên nhân đội ngũ cán bộ TD có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng, phát triển hoạt động CVTD của các NHTM. Họ là người quyết định trong việc nâng cao chất lượng TD của ngân hàng và thực thi chính sách TD một cách tích cực nhất. Thông thường, khách hàng tiêu dùng nhìn thấy hình ảnh của cả ngân hàng thông qua các cán bộ TD, cán bộ giao dịch. Hơn nữa, toàn bộ đội ngũ nhân viên trong ngân hàng đều góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng đó, góp phần tăng tính cạnh tranh của các dịch vụ ngân hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, các ngân hàng ngày càng cạnh tranh quyết liệt thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ TD có trình độ, hiểu biết sâu rộng đồng thời có thái độ ứng xử đúng mực, văn hóa với khách hàng là hết sức cần thiết. Đây là tiền đề quan trọng để các NHTM nâng cao uy tín, hình ảnh của bản thân ngân

hàng, đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ, cho vay... tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trong khi vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro, góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - cái đích cuối cùng của các nhà quản trị ngân hàng.

Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng: Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ là sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin. Do vậy việc áp dụng công nghệ thông tin vào các ngành kinh tế và đặc biệt là ngành ngân hàng đang diễn ra ngày một nhanh chóng và rộng khắp. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào NHTM đã góp phần tích cực vào việc giảm bớt khối lượng, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và đặc biệt nó đem lại lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng.

Khi mà công nghệ thông tin chưa phát triển thì quá trình xử lý thông tin rất chậm chạp và khách hàng khi giao dịch gặp nhiều thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian, do vậy nó có thể gây ra tâm lý cảm thấy phiền phức khi đến ngân hàng. Tuy nhiên, ngày này với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì khách hàng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Đến thời điểm này, khách hàng có thể ngồi ở nhà hay bất cứ đâu cũng có thể tiếp cận được các thông tin về CVTD cũng như

tiếp cận các dịch vụ khác (thanh toán, chuyển khoản, tra cứu giao dịch, thậm chí gửi tiền qua máy ATM...) của các ngân hàng mà không phải trực tiếp đến ngân hàng.

1.2.3.2. Các nhân tố về phía khách hàng

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng trong đó có thể kể đến là trình độ, nhu cầu thực tế, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng.

Trình độ của khách hàng

Trước kia, khi trình độ dân cư còn hạn chế thì khi cần tiền để giải quyết một việc gì đó, người dân ít khi nghĩ đến việc tiếp xúc với ngân hàng, vì họ nghĩ rằng để có thể vay được của ngân hàng thì phải tốn nhiều thời gian và thủ tục phức tạp. Do vậy những lúc cần tiền họ thường đến vay ở các nơi cho vay nóng và chịu lãi suất cao. Hơn nữa, kể cả những người có tiền thì họ cũng có thể thích mua vàng tích trữ trong nhà, chứ chưa chắc họ đã mang tiền đến ngân hàng để gửi. Vì vậy cả hai hoạt động chính của ngân hàng là HĐV và cho vay đối với đối tượng khách hàng là cá nhân rất kém phát triển.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại là sự phát triển về nhận thức của người dân, nếu như trước đây họ còn có cảm giác ngại ngùng khi đến ngân hàng thì ngày nay khái niệm “ngân hàng” không còn xa lạ gì đối với bất kỳ người dân nào. Và những dịch vụ mà ngân hàng đem lại đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân.

Như vậy, chúng ta thấy rằng người dân có trình độ cao thì thường có xu hướng muốn nâng cao mức sinh hoạt hàng ngày của họ, ngay cả khi họ chưa đủ khả năng tài chính để thực hiện việc đó. Muốn nâng cao mức hưởng thụ trong cuộc sống hàng ngày thì họ phải vay ngân hàng, tuy nhiên với điều kiện rằng họphải có khả năng hoàn trả món nợ ngân hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhu cầu thực tế của khách hàng

Đối tượng vay tiêu dùng ở các ngân hàng rất đa dạng: các cá nhân, hộ gia đình..., từ các nhu cầu thiết yếu đến các nhu cầu cao cấp. Trước đây khi cuộc sống của con người gặp nhiều khó khăn như cơm ăn không no, áo mặc không đủ thì nhu cầu của họ ở đây có thể chỉ là được ăn no và mặc ấm. Tuy nhiên, khi cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu của họ không chỉ là ngày ba bữa cơm mà họ muốn những hàng hóa cao cấp hơn nữa. Do vậy tùy từng giai đoạn phát triển sẽ xuất hiện những nhu cầu nổi bật cần tài trợ, hay nhu cầu của người dân phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. Vấn đề ở đây là phải phát hiện được những nhu cầu đó một cách nhanh nhất để đáp ứng kịp thời vì những người cung cấp sớm nhất sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách hàng.

Do sản phẩm CVTD mà các ngân hàng đưa ra là những sản phẩm mang tính dịch vụ nên nhu cầu khách hàng là yếu tố quyết định hình thức CVTD của ngân hàng. Chỉ có đáp ứng đầy đủ, kịp thời, đa dạng các nhu cầu ngày càng cao của người dân thì các ngân hàng mới có thể cạnh tranh trong loại hình cho vay đầy tiềm năng này.

Như vậy, nhu cầu của khách hàng là căn cứ để các ngân hàng có thể xây dựng chính sách CVTD của mình.

Khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng

Các điều kiện vay có rất nhiều nhung không thể không nhắc tới tu cách đạo đức và các loại tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Một nguời có khả năng trả nợ tốt nhung tu cách đạo đức không tốt thì không có gì bảo đảm chắc chắn họ sẽ trả nợ. Vì vậy tu cách đạo đức của khách hàng là một tiêu chí không thể thiếu để cán bộ TD thẩm định và có tác động không nhỏ đến hành vi trả nợ. Mức độ tín nhiệm đối với một khách hàng sẽ biểu hiện tuơng đối rõ trong mối quan hệ TD của khách hàng đó với ngân hàng trong quá khứ. Vì vậy việc quản lý hồ sơ xin vay cần phải đuợc quan tâm đúng mức để góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định khách hàng.

Hầu hết các ngân hàng đều đua ra các yêu cầu về tài sản đảm bảo đối với nguời đi vay (trừ một số truờng hợp cho vay dựa trên tín chấp). Đây là nguồn thu nợ thứ hai mang tính dự phòng rủi ro và góp phần làm tăng mức độ an toàn cho khoản TD. Đây là điều kiện cần nhung không mang tính quyết định đối với việc xét duyệt cho vay của ngân hàng bởi vì dù nắm giữ đuợc tài sản đảm bảo rồi nhung nếu khách hàng không trả đuợc nợ thì ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro về thu nhập. Thực tế cho thấy việc phát mại tài sản đảm bảo mất rất nhiều thời gian và chi phí, chua kể việc tài sản đảm bảo bị giảm giá trị so với khi định giá cho vay.

1.2.3.3. Các nhân tố khác

Môi trường kinh tế

Môi truờng kinh tế thể hiện thông qua những biến số kinh tế nhu tốc độ tăng truởng thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát... Các ngân hàng truớc khi đua ra một kế hoạch hay chiến luợc kinh doanh nào đều phải phân tích các biến số kinh tế đó.

Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng truởng cao sẽ tạo điều kiện cho đầu tu mở rộng CVTD. Trong thời gian này nguời dân sẽ thích mua sắm hơn. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển trì trệ sẽ gây mất lòng tin nghiêm trọng của nguời dân về triển vọng thu nhập của mình. Một cách cụ thể hơn là nó làm giảm thu nhập bình quân của nguời dân và do đó nhu cầu về tiêu dùng sẽ bị giảm sút.

Môi trường chính trị pháp luật

Các cá nhân và tổ chức đều bị chi phối bởi luật pháp của quốc gia nơi diễn ra

Một phần của tài liệu 0488 giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w