3.1. Định hướng phát triển CVTD tại NH TMCPĐT&PTVN CN Thăng Long
3.1.1. Định hướng phát triển chung đối với hoạt động kinh doanh của CN ThăngLong Long
3.1.1.1. Định hướng phát triển chung
Trong những năm tới, hoạt động của ngành Ngân hàng vẫn được đánh giá là có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực, điều này cũng dẫn tới sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ngày càng gay gắt để nâng cao thị phần hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh. Quán triệt các định hướng, chỉ đạo của NH TMCPĐT&PTVN, CN Thăng Long đã xây dựng mục tiêu hoạt động trong giai đoạn 2018 - 2020 như sau:
Chấp hành nghiêm túc các kế hoạch, chỉ đạo của Hội sở chính về kiểm soát chất lượng TD, tăng trưởng TD trong giới hạn được giao đi kèm với nâng cao chất lượng, hiệu quả ; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh ; kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động TD.
CN phấn đấu vào Top các CN chủ lực trong hệ thống.
Hoạt động theo mô hình CN hỗn hợp, trong thời gian tới đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các hoạt động ngân hàng bán lẻ, hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, coi bán lẻ là nhiệm vụ trọng tâm trong các năm tiếp theo. Ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới, tiếp tục khai thác và gia tăng tối đa số lượng dịch vụ đối với các khách hàng hiện hữu.
Phát triển bền vững nền khách hàng, cơ cấu lại đối tượng khách hàng, theo đó giảm dần sự phụ thuộc vào khách hàng lớn, đặc biệt là nhóm có khách hàng rủi ro cao, gia tăng tỷ trọng đối tượng khách hàng cá nhân, Doanh nghiệp nhổ và vừa, FDI ; gia tăng tỷ trọng ngân hàng bán lẻ.
Xác định mạng lưới phòng giao dịch là kênh bán lẻ trọng tâm để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ: Tập trung nhân lực, vật lực để nâng cao chất lượng hoạt động, kênh phân phối sản phẩm; duy trì vị thế hoạt động của CN trên địa bàn đồng thời không ngừng tìm kiếm các địa điểm có tiềm năng để mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực chiếm lĩnh thị trường.
Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng các công nghệ hiện đại vào phát triển các dịch vụ ngân hàng - ngân hàng điện tử.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát triển thương hiệu NH TMCPĐT&PTVN.
Bảng 3.1: Ke hoạch TD năm 2018
Trung dài hạn 1,129 1361
Hệ thống chỉ tiêu Đơn vị TH 2017 KH 2018
HĐV dân cư Tỷ đồng 5,892 7,011.00
Dư nợ TD BQ Tỷ đồng 1,229 1,650
Dư nợ TD Tỷ đồng 1,500 1,700
Số lượng khách hàng cá nhân (tăng
mới) Khách hàng 1877 4000
Dịch vụ thẻ ~Thẻ 4,763 5,650
Thu dịch vụ bán lẻ Tỷ đồng Hl 16
TNR HĐ ngân hàng BL Tỷ đồng lũ 12Õ
(Nguồn: Kế hoạch hoạt động kinh doanh CN Thăng Long năm2018)
3.1.1.2. Nhiệm vụ cần triển khai hoạt động kinh doanh tín dụng của CN Thăng Long giai đoạn 2018- 2020
❖ Chú trọng gia tăng dân cư với chi phí vốn hợp lý, đảm bảo hiệu quả. Tập trung
phát triển các sản phẩm CVTD (đặc biệt là tiêu dùng thẻ), chú trọng cho vay sản xuất
kinh doanh với sản phẩm cho vay phù hợp đồng thời cả khu vực ngoài Hà Nội.
❖ Xây dựng đồng bộ chính sách TD và chính sách khách hàng một cách hợp lý;
❖ Tập trung nghiên cứu các sản phẩm TD mới, các sản phẩm TD đặc thù và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm TD. Sản phẩm được xây dựng phải hướng tới nhu cầu của khách hàng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và có tính khả thi trong việc triển khai thực hiện;
❖ Xác định các chỉ tiêu TD, cơ cấu cho vay ngành nghề hợp lý: Tập trung vào cơ cấu, tỷ trọng TD, thu nhập từ hoạt động TD trên tổng thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng. Xác định cơ cấu và tỷ trọng cho vay đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Xác định cơ cấu TD phù hợp trong giai đoạn 2017- 2020 và kế hoạch thực hiện từng năm gắn với kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng TD;
❖ Xây dựng và đổi mới các quy trình TD và mô hình tổ chức hoạt động TD tại CN;
❖ Tiếp tục nghiên cứu cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá khách hàng: Thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ phù hợp với nền khách hàng đồng thời xây dựng phát triển hệ thống thông tin TD để cảnh báo rủi ro và hỗ trợ công tác xét duyệt TD đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả;
❖ Xây dựng cơ chế, hệ thống kiểm soát rủi ro, tăng cường công tác kiểm soát trong dây chuyền TD và kiểm tra, kiểm soát sau gắn với chế tài, kỷ luật nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động TD;
❖ Hệ thống hóa và chú trọng phổ biến các văn bản TD;
❖ Tập trung và chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ đặc biệt là các cán bộ làm công tác TD: Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, dự báo về các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế nhằm phát huy hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo kiểm soát an toàn hoạt động TD... Bên cạnh đó
cũng cần thiết xây dựng chính sách động lực đối với cán bộ kết hợp với xác định quy chuẩn, tiêu chuẩn chức danh, mô tả chức trách nhiệm vụ để xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ TD trong quá trình hoạt động.