Vai trò và xu hướng phát triển của dịch vụ bán lẻ trong các ngân hàng

Một phần của tài liệu 0498 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển VN chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 28 - 31)

hàng thương mại hiện nay

1.2.4.1.Tầm quan trọng của bán lẻ

• Đối với ngân hàng

Hoạt động bán buôn, do đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp lớn nên có thể tạo ra nguồn doanh thu lớn và ổn định song nguy cơ rủi ro cũng rất cao. Hầu hết các ngân hàng đều nhận thấy rằng thị trường bán lẻ mang lại nguồn doanh thu cao, chắc chắn và ít rủi ro. Do bán lẻ là cung cấp trực tiếp dịch vụ đến tận tay người sử dụng nên nó trực tiếp thiết lập mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng xây dựng uy tín, thương hiệu một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, nó đem lại cơ hội đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, bán chéo các sản phẩm trên cơ sở khai thác hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật. Nhờ đó, ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tạo tiền đề thuận lợi cho sự hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng, liên kết các dịch vụ tài chính.

• Đối với khách hàng:

Khách hàng là những người trực tiếp sử dụng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng, chính là những người trực tiếp hưởng lợi từ dịch vụ này. Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, trước hết, khách hàng đạt được mục đích của mình, bên cạnh đó là tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi trong rất nhiều mặt. Ví dụ

với dịch vụ thẻ, khi đi mua sắm, khách hàng không còn phải mang rất nhiều tiền mặt cùng với nỗi lo mất tiền, không đủ tiền, tiền rách, tiền giả. Khách hàng có thể chuyển tiền cho người thân ở xa nhanh chóng và gọn gàng chỉ bằng vào thao tác bấm số. Với dịch vụ cho vay tiêu dùng, khách hàng có thể mua sắm được nhà cửa, đồ dùng. mà mình mong muốn dù chưa đủ tiền. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng không thể không sử dụng dịch vụ của ngân hàng khi cần vay vốn, gửi tiền, thanh toán quốc tế.

Không chỉ thế, khi sử dụng dịch vụ bán lẻ, khách hàng còn được hưởng nhiều ưu đãi tại các điểm mua sắm, các khách sạn, khu du lịch. nhờ sự liên kết của ngân hàng với các tổ chức này. Với các sản phẩm bán chéo, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ một lúc để có được lợi ích tối đa.

Đó chỉ là một vài ví dụ nhỏ về những tiện ích mà dịch vụ bán lẻ đem lại cho khách hàng. Với hàng trăm dịch vụ ngày càng được cải tiến, đổi mới, ngân hàng hứa hẹn đem lại nhiều tiện ích hơn nữa.

• Đối với xã hội:

Lịch sử đã chứng minh vai trò của ngân hàng đối với xã hội thông qua dịch vụ của nó. Nhờ có các dịch vụ ngân hàng, quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa được thực hiện một cách nhanh chóng và thông suốt. Hệ thống thanh toán ngày càng được hiện đại hóa. Những điều kiện này thúc đẩy thương mại ngày càng phát triển, đặc biệt là thương mại điện tử. Nhờ thế, mức sống xã hội ngày càng được nâng cao.

1.2.4.2. Xu hướng phát triển của dịch vụ bán lẻ

Phát triển dịch vụ bán lẻ đang là xu hướng của các NHTM trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ này.

Thứ nhất, Việt Nam là một nước đang phát triển, tiềm năng để phát triển dịch vụ bán lẻ rất lớn. Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, sự tích cực

hoàn thiện pháp luật và đầu tư cho cơ sở hạ tầng của chính phủ và NHNN là những yếu tố quyết định.

Theo thống kê gần đây, trong hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì có đến 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ với 80% số vốn hoạt động của doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng. Dân số nước ta hiện nay là 86 triệu người trong đó số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tới 40%. Cùng với dân số đông là tiêu dùng của dân cư tăng trưởng ngày càng cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng. Điều đó có nghĩa là thị trường của ngân hàng bán lẻ rất rộng lớn và đầy tiềm năng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính lẫn phi tài chính tham gia vào lĩnh vực bán lẻ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam ngày càng đông đảo. Và thị trường bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà họ chủ trương khai thác dựa trên kinh nghiệm và công nghệ đã có của mình. Bởi vậy, khối NHTMCP Việt Nam từ những năm gần đây đều xác định mục tiêu trở thành NHBL chất lượng cao có thể cạnh tranh trên sân nhà.

Thứ hai, cũng giống như khi lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng khác, khách

hàng luôn có xu hướng lựa chọn dịch vụ của ngân hàng có chất lượng cao mà

giá cả

hợp lý. Các NHTM Việt Nam có thể tận dụng thành tựu của ngành ngân hàng thế

giới và dựa trên lợi thế am hiểu thị trường nội địa để cho ra đời những sản phẩm

phù hợp nhu cầu, văn hóa người Việt nam với giá cả và chất lượng tương xứng.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Đầu tư để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ yêu cầu vốn lớn trong khi môi trường kinh tế xã hội chưa phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ chưa cao, đòi hỏi các ngân hàng phải hướng tới lợi ích lâu dài, kết hợp hài

hòa giữa lợi ích của ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tư để mang đến cho khách hàng những sản

phẩm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù đắp được một phần vốn đầu tư nhưng đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

Hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được tiến hành đồng

bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên

nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của TCTD nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ. Cần phối hợp các bộ

phận chức năng khác như bộ phận phục vụ doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng

và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng.

Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về các quy định và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực. Các ngân hàng phải có định hướng rõ ràng về hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Tạp chí Stephen Timewell cũng nhận định: “Xu hướng ngày nay thể hiện rõ ràng rằng ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NHBL cho một lượng dân cư khổng lồ đang đói các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”.

Một phần của tài liệu 0498 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển VN chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 28 - 31)