Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở một số nước

Một phần của tài liệu 0498 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển VN chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 45 - 49)

SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.5.1. Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở một sốnước nước

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quoc

Trung Quốc có một môi trường kinh doanh khá thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất thế giới, Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục thế giới về

số tăng trưởng liên tục (28 năm) và về tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2010, dân số

Trung Quốc đã tăng lên đến hơn 1,34 tỷ người, GDP vào khoảng 5.878,6 tỷ USD

3, đời sống người dân ngày càng khá hơn tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ NHBL phát triển.

Thị trường NHBL Trung Quốc được chia phần chủ yếu cho 4 NHTM nhà nước lớn nhất đó là: Ngân Hàng Nông Nghiệp Trung Quốc (ACB), Ngân Hàng

Trung Quốc (BOC), Ngân Hàng xây dựng Trung Quốc (CCB) và ngân hàng công

thương Trung Quốc (ICBC). Các ngân hàng nhà nước có hơn 75,000 chi nhánh

trên khắp cả nước, có uy tín lâu năm trong việc cung cấp dịch vị ngân hàng. Đối tượng chính mà các ngân hàng Trung Quốc nhắm tới là khách hàng cá

nhân, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 18-45 với thu nhập một năm là 2,000 USD. Dịch vụ NHBL mà các ngân hàng cung cấp là: tiền gửi, tín dụng tiêu dùng, thẻ tín dụng, rút, chuyển tiền. và nhiều dịch vụ khác. Trong những năm gần đây, việc cho vay cầm cố thế chấp đã trở thành hình thức phổ biến nhất

trong cho vay tiêu dùng, chiếm 75% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Tỷ

3 China Daily (2011), “Năm 2010: GDP Trung Quốc chiếm 9,5% GDP toàn thế giới”, truy cập ngày 3/4/2011, từ http://dddn.com.vn/

trọng sử dụng thẻ trong nền kinh tế 4 tăng lên đáng kể. NHTW Trung Quốc cho

biết: Năm 2007 là năm phát triển mạnh của thẻ ngân hàng, tính đến cuối tháng 9/2007, tổng số thẻ ngân hàng phát hành lên tới 1,3 tỷ thẻ, có tới 183 ngân hàng

tham gia phát hành thẻ, trong đó có 1,08 triệu máy POS và 120.000 máy ATM. Tính đến cuối Quý 3 năm 2010, tổng số thẻ ngân hàng được phát hành lên tới 2

tỷ 380 triệu thẻ, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2009. Doanh số thanh toán qua

thẻ tăng nhanh qua các năm. Để tăng tiện ích cho thẻ, Trung Quốc còn nhanh chóng hình thành liên minh thẻ quốc gia dưới hình thức một công ty hợp tác chuyên doanh thẻ: China Unionpay, do các NHTM là cổ đông.

Về công nghệ thì hiện nay Trung Quốc sử dụng công nghệ kết nối mạng theo kiểu ngôi sao, bộ chuyển mạch nằm ở mọi điểm. Nếu một điểm bị trục trặc

do quá tải hay lỗi kỹ thuật thì mạng tự động chuyển sang điểm kết nối khác. Một

ngân hàng bị quá tải thì sẽ có ngân hàng khác chia sẻ. Trung Quốc đã mất 17 năm triển khai dịch vụ thẻ liên kết nói trên với số vốn đầu tư lên đến 22 tỷ USD.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Các ngân hàng ở Singapore từng bước xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ NHBL. Một trong những ngân hàng thành công về kinh doanh dịch vụ NHBL tại Singapore là ngân hàng Standard Chartered. Các ngân hàng ở Singapore đã khai thác sự phát triển của công nghệ trong việc triển khai dịch vụ bán lẻ tại các ngân hàng, theo thống kê đến nay có hơn 60% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các kênh tự động. Những bài học kinh nghiệm trong việc kinh doanh dịch vụ NHBL đó là:

- Hệ thống chi nhánh rộng lớn đã tạo điều kiện cho việc quản lý vốn hiệu quả, giúp cho các ngân hàng thành lập nên những quỹ tiền tệ cung cấp cho khách hàng, điều này đã làm tăng thị phần của các ngân hàng ở Singapore.

4 Phí Đăng Minh (2011), “Sử dụng thẻ thanh toán tại Trung Quốc”, truy cập ngày 6/4/2011, từ http://www.sbv.gov.vn/

- Những sáng kiến quản lý tiền tệ đã cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng quản lý tốt tài chính của họ.

- Thành lập mạng lưới kênh phân phối dịch vụ tự động như: máy nhận tiền gửi, internet Banking, Phone Banking, Home Banking... để phục vụ cho khách hàng. Việc sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng.

1.5.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Các chuyên gia về ngân hàng đã đánh giá hệ thống ngân hàng của Nhật Bản là hệ thống ngân hàng cồng kềnh, đôi khi còn lệ thuộc vào hệ thống chính trị. Vì vậy các ngân hàng nước ngoài rất khó khăn khi tiếp cận với môi trường tài chính tại nước này. Tuy nhiên Citibank chi nhánh ở Nhật Bản đã có cách tiếp cận riêng về lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng, các kế hoạch đa dạng, những sản phẩm tốt và số lượng người tham gia đông đảo đã làm cho Citibank đã trở nên thành công trong kinh doanh. Cách tiếp cận độc đáo của Citibank đó chính là hình thức kinh doanh ngân hàng bán lẻ, đây là điểm khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Những bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng ở Nhật Bản đó là:

- Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh. - Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cư tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh với các sản phẩm, dịch vụ NHBL.

- Có chiến lược đánh bóng thương hiệu và phô trương sức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng khác để khuếch trương tiềm lực tài chính của mình.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đúc kết những bài học kinh nghiệm của các nước châu Á ở trên có thể chỉ ra một số bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ NHBL cho các ngân hàng Việt Nam, đó là:

Thứ nhất là, đối tượng khách hàng chủ yếu của NHBL là khách hàng cá nhân và DNVVN nhưng nên chú ý đến khách hàng cá nhân là những người từ độ tuổi 18 đến 50 tuổi. Bởi vì những người trẻ tuổi thường có nhu cầu chi tiêu rất lớn trong xã hội.

Thứ hai là, các ngân hàng cần mở rộng, đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng và triển khai các chiến lược phát triển khách hàng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí.

Thứ ba là, các ngân hàng cần phải hình thành một bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm, trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.

Thứ tư là, các ngân hàng cần tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Việc tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng sẽ giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ NHBL và nắm được cách thức sử dụng cũng như lợi ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

KET LUẬN: Chương 1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại. Từ đó có thể rút ra một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất, dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thực chất là các dịch vụ truyền thống của ngân hàng được mở rộng, phát triển dưới nhiều hình thức và kết hợp với các dịch vụ hiện đại cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và nhu cầu của con người. Thứ hai, đối tượng của dịch vụ bán lẻ là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và cuối cùng, phát triển dịch vụ bán lẻ hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, nó đang và sẽ trở thành mục tiêu phấn đấu của hầu hết các NHTMCP tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

Một phần của tài liệu 0498 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển VN chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w