Về số lượng các loại hình dịch vụ

Một phần của tài liệu 0498 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển VN chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 60 - 95)

2.3.1.1. Dịch vụ huy động vốn 2.3.1.1.1. Thực trạng tại BIDV

Hoạt động huy động vốn được coi là một trong những hoạt động quan trọng của bất kỳ một ngân hàng nào. Trong những năm vừa qua, BIDV không ngừng phát huy các sản phẩm huy động đã có mà còn nỗ lực đưa ra những loại hình sản phẩm huy động mới để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hiện nay, sản phẩm huy động vốn của BIDV bao gồm tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá.

a. Tiền gửi

Dịch vụ tiền gửi thanh toán.

Đối với khách hàng cá nhân, sản phẩm tài khoản tiền gửi thanh toán là sản phẩm có nhiều tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin hiện đại và hệ thống các sản phẩm dịch vụ đi kèm. BIDV cũng chú trọng phát triển sản phẩm này tới khách hàng thông qua một loạt sản phẩm dịch vụ tiện ích đi kèm như: sử dụng để phát hành thẻ ATM qua đó khách hàng có thể thanh toán hay chuyển tiền cho nhau hay qua các kênh phân phối điện tử khác như Home banking, Phone banking...

Đối với DNVVN, ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ mở tài khoản thanh toán,

chuyển tiền trong nước và quốc tế như Western Union. Ngoài ra, nhằm phục

vụ cho

khách hàng DNVVN, BIDV còn cung cấp dịch vụ quản lý vốn, theo đó, doanh nghiệp sẽ mở tài khoản tại ngân hàng và ngân hàng sẽ đảm bảo sao cho tài khoản

của khách hàng luôn duy trì được số dư tối thiểu hay số dư tối đa theo yêu cầu của

khách hàng, khi số dư trên tài khoản vượt ra khỏi giới hạn đã định thì phần chênh

lệch đó sẽ được chuyển qua tài khoản cần tập trung vốn. Đây là một dịch vụ rất tiện

Tiền gửi không kỳ hạn 29.310.4

37 5542.672.2 44.936.968 49.256.624 53.673.285

ích đối với doanh nghiệp, tài khoản còn được hưởng mức lãi suất hấp dẫn. BIDV đã hợp tác với WB trong việc thực hiện cải tiến công nghệ để cung cấp dịch vụ này.

Tiền gửi tiết kiệm:

Huy động từ nguồn tiết kiệm dân cư là một sản phẩm truyền thống và quan trọng với tất cả các NHTM trong hoạt động huy động vốn.

Thành công đầu tiên trong lĩnh vực này là Vietinbank trong năm 2003 với gói tiết kiệm dự thưởng thu hút được hơn 2.400 tỷ đồng, tiếp đến là trong năm 2004, Vietcombank lần đầu tiên đưa ra gói tiết kiệm bậc thang, đây là hình thức huy động hấp dẫn theo đó, khách hàng gửi càng nhiều tiền lãi suất càng cao và đến nay được sử dụng rộng rãi. Kèm theo đó, các ngân hàng còn đua nhau khuyến

mãi nhằm thu hút khách hàng như: tiết kiệm tặng bảo hiểm, tiết kiệm tặng quà, tiết

kiệm tặng vàng, đặc biệt là tiết kiệm chống trượt giá USD của VPBank.

Hiện nay, BIDV nhận tiền gửi dân cư bằng các loại tiền VND, USD, EUR. Sản phẩm chủ yếu trong huy động vốn cá nhân là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, với thủ tục đơn giản, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú. BIDV đã luôn đưa ra các sản phẩm tiết kiệm mới với các hình thức khuyến mãi nhằm đem đến tiện ích tốt nhất cho khách hàng. BIDV cung cấp các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có thời hạn từ 1 đến 60 tháng. Trong đó sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn còn được chia thành những sản phẩm cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền như: tiền gửi lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt. Khách hàng gửi bằng loại tiền nào sẽ được rút ra bằng loại tiền đó. Tiền gửi của khách hàng được BIDV đảm bảo an toàn, bí mật, được mua bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, không thu phí khi khách hàng gửi tiền và rút tiền.

b. Giấy tờ có giá

Bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống, BIDV cũng sử dụng phương thức huy động vốn từ GTCG. Các GTCG được BIDV phát hành rất

đa dạng và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó có thể chia ra thành kỳ phiếu và các GTCG khác như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng. BIDV là NHTM đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu dài hạn với mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng và 5 triệu USD.

Cụ thể tình hình huy động vốn của BIDV trong giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

Huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 2006 - 2010 tại BIDV

trọng (%) trọng(%) trọng(%) tuyệt đối (%) 1 TG kỳ hạn < 12T 682.1 61 89, 62 930.6 91 94, 46 996.913 81 ,7 314.75 2 46,1 2 TG kỳ hạn >= 12T 78.9 94 10, 38 54.6 06 5, 54 223.087 18 ,3 144.09 3 182

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV2006 - 2010)

Biểu 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 2006 -2010 tại BIDV

Đơn vị: triệu đồng

■Tiền gửi có kỳ hạn

■Tiền gửi vốn chuyên dụng

■Tiền gửi không kỳ hạn

Nhìn vào bảng biểu trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động của BIDV qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 tăng trưởng cao, tuy nhiên thiếu

tính ổn

định, bền vững. Nếu như trong giai đoạn trước đây, nguồn vốn chủ yếu

của ngân

hàng là từ ngân sách Nhà nước thì trong những năm gần đây, theo pháp

lệnh ngân

hàng được ban hành, cùng những chính sách cải tổ được áp dụng, BIDV

đã thực

hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của mình, kết hợp tự huy động

vốn, tìm

kiếm nguồn vốn cho vay. Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của

BIDV đạt 208.438.320 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2006. Huy động

vốn trong

giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng bình quân 18,44%. Tiền gửi không kỳ

hạn cũng

tăng liên tục, năm 2010 tăng 8,97% so với năm 2009; 19,44% so với năm 2008;

25,78% so với năm 2007 và 83,12% so với năm 2006. Đây là nguồn vốn

có chi phí

rẻ, vì vậy BIDV đang rất tích cực đẩy mạnh phát triển nguồn vốn này để tăng Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch 1 hiệu

Cho vay DNVVN 3.2 85 4.9 91 6.8 00 9.3 49 10.440

Số liệu cho thấy tiền gửi kỳ hạn ngắn có xu hướng tăng mạnh trong năm 2010. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tại thời điểm 31/12/2010 chiếm 18.3% tổng tiền gửi, tăng 182% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 314.752 tỷ đồng tương đương 46,1% so với 31/12/2009. Thực tế cho thấy những tháng cuối năm, do lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 2 tháng trở lên biến động phức tạp và có xu hướng tăng lên trong dài hạn, dẫn đến các khách hàng đều lựa chọn kỳ hạn ngắn để đầu tư.

Thông qua các số liệu trên, có thể thấy rằng nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Điều này cho thấy BIDV ngày càng tập trung chú trọng vào khối khách hàng bán lẻ, quyết tâm trở thành một ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

2.3.1.2. Dịch vụ tín dụng 2.3.1.2.1. Thực trạng Bidv

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của dân cư đang tăng lên nhanh chóng. Do vậy mà cho vay phục vụ các mục đích tiêu dùng như cho vay mua nhà có thế chấp, cho vay trả góp mua ô tô... đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được điều đó, từ giữa năm 2003 đến nay, BIDV đã và đang triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân như:

• Sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên

• Sản phẩm cho vay bất động sản

• Sản phẩm cho vay cầm cố, ứng trước tiền bán chứng khoán

• Sản phẩm cho vay mua ô tô

• Sản phẩm cho vay đối với người Việt Nam làm việc ở nước ngoài

• Sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân

• Cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình sản xuất

• Cho vay DNVVN

Dưới đây là bảng số liệu thống kê tình hình dư nợ tín dụng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 (Nguồn: Phòng kế hoạch và nguồn vốn BIDV).

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ giai đoạn 2006-2010 tại BIDV

77 39 Cho vay mua ô tô 556

,8 87 1.0 07 1.0 09 1.8 2.862 Cho vay thấu chi 500

,8 ,4 728 17 1.0 99 1.3 2.371 Cho vay khác 990 ,4 ,2 999 96 1.8 98 1.7 2.618 Dư nợ bán lẻ 10.1 79 14.716 19.269 27.926 34.778 Tổng dư nợ 98.6 38 131.983 160.982 206.401 250.384

■Dư nợ tín dụng bán lẻ

■Tổng dư nợ tín dụng

Qua bảng và biểu trên ta thấy, dư nợ bán lẻ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của BIDV. Tính đến năm 2010, dư nợ tín dụng bán lẻ

đạt 34.778 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,89% trong tổng dư nợ tín dụng; tăng 1,24 lần so với năm 2009; 1,8 lần năm 2008, 2,36 lần năm 2007 và 3,41 lần năm

2006. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/ tổng dư nợ tăng từ 10,32% (năm 2006) đến 13,89% (năm 2010). Trong đó, dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2009 tăng mạnh nhất, tốc độ tăng trưởng là 44,92% so với năm 2008. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/ tổng dư nợ năm 2009 tăng từ 11,97% (năm 2008) đến 13,53%.

Tình hình thực hiện các sản phẩm cụ thể như sau:

a. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trước đây khi các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được triển khai

rộng rãi thì thu nhập từ cho vay DNVVN chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, hiện nay khi các sản phẩm hiện đại được triển khai thì tỷ trọng cho vay DNVVN giảm đi nhưng sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng, từ 32.28% năm 2006 xuống còn 30.02%

năm 2010. Tuy tỷ trọng cho vay DNVVN giảm dần qua các năm nhưng nhìn chung số tuyệt đối vẫn tăng. Năm 2010, dư nợ cho vay DNVVN đạt 10.440 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,02% trong tổng dư nợ bán lẻ; tăng 1,11 lần so với năm 2009; 1,53 lần năm 2008, 2,09 lần năm 2007 và 3,17 lần năm 2006. Năm 2008, dư nợ cho vay DNVVN đạt 6.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 năm là

35,29% so với tổng dư nợ bán lẻ. Nguyên nhân là do nửa cuối năm 2008, trước bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, BIDV đã liên tục 4 lần giảm lãi suất cho vay ngắn

hạn đối với VND và USD nhằm mục đích chia sẻ khó khăn cùng khách hàng và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, trực tiếp tạo lập cân đối lớn, góp phần thúc đẩy và bình ổn nền kinh tế, đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn hẹp. Mức

lãi suất cho vay tối đa công bố giảm lần 4 thấp hơn 1.8% (từ 20% xuống

rủi ro khá thấp. Mức cho vay tối đa với sản phẩm này là 50 triệu đồng và thời hạn lên tới 5 năm. Với thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoạt động cho vay CBCNV của ngân hàng đang được đánh giá là phát triển mạnh, đối tượng cho vay rộng nhất. Dư nợ cho vay cán bộ công nhân viên từ năm 2006 là 2.187 tỷ đồng cho đến năm 2010 đạt 10.252 tỷ đồng và tỷ trọng trong tổng dư nợ bán lẻ tăng dần qua các năm từ 21.49% (năm 2006) đến 29.48% (năm 2010). Ngoài ra, Ngân hàng còn rất ưu đãi cho các khoản vay không cần phải có tài sản đảm bảo, giá trị khoản vay có thể lên tới 1/3 thu nhập dự kiến trong thời hạn vay và kèm theo khuyến mãi bảo hiểm BIC- Bình An.

c. Cho vay bất động sản

Sản phẩm này cho khách hàng vay để mua nhà đất ở, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh). Đối tượng hướng đến là nhóm khách hàng có nhu cầu về nhà ở nhưng khả năng tài chính mới đáp ứng được tối thiểu là 30% nhu cầu. Mức vay tối đa cung cấp cho khách hàng là 7 tỷ đối với khu vực nội thành các thành phố lớn và 5 tỷ đối với các khu vực khác. Thời hạn cho vay tối đa lên tới 15 năm. Đây là sản phẩm được triển khai cách đây khá lâu nên ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hiện nay, cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở là sản phẩm ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ bán lẻ của BIDV.

d. Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

Năm 2007, thời kỳ đỉnh cao của thị trường CK Việt Nam, dư nợ của sản phẩm này tăng đột biến lên mức 1.449 tỷ đồng. Bước sang năm 2008, do thị trường trong nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ Mỹ - quốc gia có thị trường CK phát triển nhất thế giới - nên việc cho vay cầm cố và ứng trước tiền bán CK đã gặp nhiều biến động, tác động mạnh đến dư nợ của sản phẩm cho vay này. Dư nợ tuyệt đối trong năm biến động thất thường, thời kỳ những tháng đầu năm 2008 ở mức cao nhưng

giảm xuống ở thời kỳ cuối năm 2008, đạt mức 2.277 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,82% trong tổng dư nợ bán lẻ. Đối phó với tình hình suy giảm của thị trường, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn phát vay, ngân hàng đã chủ động rút ngắn thời gian cho vay, điều chỉnh mức cho vay tối đa xuống còn 80% theo giá thị trường, lập danh mục cổ phiếu nhận cầm cố cho vay nhằm đảm bảo an toàn phù hợp với tình hình CK giai đoạn bấy giờ.. .và nhiều lần thông báo dừng, hạn chế cho vay hay chỉ tập trung thu nợ.

Đến năm 2009, dư nợ cầm cố và ứng trước tiền bán chứng khoán của ngân hàng là 3.339 tỷ đồng, tăng 46,64% so với năm 2008, chiếm 11.96% trong tổng dư nợ của tín dụng bán lẻ. Đầu năm 2009, tuy thị trường trong nước đã có biểu hiện hồi phục nhưng đến cuối năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đã khiến cho thị trường CK Việt Nam đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Năm 2010, dư nợ cho vay ứng trước tiền bán CK giảm xuống còn 2.938 tỷ đồng, đồng thời tỷ trọng cũng giảm xuống còn 8,45% tổng dư nợ bán lẻ. Tình hình cho vay hiện nay tuy khó khăn nhưng về lâu dài thì đây vẫn là sản phẩm tín dụng bán lẻ có tiềm năng lớn,do vậy ngân hàng vẫn tiếp tục tiếp thị và ký kết hợp đồng hợp tác với các công ty chứng khoán, đặc biệt ưu tiên đối với các công ty có kết nối cổng trực tuyến với BIDV.

e. Cho vay thấu chi

Hình thức cho vay thấu chi này ưu tiên cung ứng cho khách hàng là CBCNV, có tài khoản trả lương tại ngân hàng. Hạn mức thấu chi được đáp ứng tùy theo mức lương của khách hàng, và lãi trả một lần trong suốt thời hạn thấu chi. Đây là hình thức tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu bất thường của khách hàng. Dư nợ cho vay thấu chi của chi nhánh tăng đều qua các năm, từ 500,8 tỷ đồng (năm 2006) đến 2.371 tỷ đồng (năm 2010), nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ bán lẻ còn khá nhỏ, trung bình chiếm khoảng 5,396% tổng dư nợ bán lẻ. Nguyên nhân là do người tiêu dùng hiện nay chưa thực sự quen với việc sử dụng thấu chi tài khoản, hơn nữa, yêu cầu của ngân hàng đối với

khách hàng được phép cấp thấu chi cũng khá cao, căn cứ vào mức lương, số tiền chi dùng hàng tháng trong gia đình, uy tín của khách hàng...

f. Cho vay mua ô tô

Khi thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, nhu cầu của họ đối với hàng hóa lâu bền và xa xỉ ngày càng tăng, do đó, việc triển khai sản phẩm cho vay mua

Một phần của tài liệu 0498 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển VN chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 60 - 95)