Thứ nhất, Chính phủ cần nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho họat động ngân hàng.
Chính phủ cần tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhất là khi các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng do nhiều cấp, nhiều cơ quan ban hành. Để phát triển dịch vụ NHBL cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ, thống nhất, đồng bộ và dễ hiểu đảm bảo lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng.
Liên quan đến dịch vụ NHBL là liên quan đến quan hệ dân sự giữa bên đi vay và bên cho vay. Quan hệ dân sự này cần được thể chế rõ ràng, minh bạch trong quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đi vay và cho vay. Luật Dân sự, văn bản hướng dẫn Luật Dân sự, Luật đất đai. cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các bên.
Cải cách hành chính công cần minh bạch rõ ràng hơn nữa; hạn chế tối đa việc cấp giấy phép con, nên theo hướng đưa ra các điều kiện để ngân hàng nào có đủ điều kiện thì được thực hiện không phải xin phép qua nhiều lần làm mất thời gian, lỡ cơ hội kinh doanh cuả các ngân hàng; cần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, tạo ra môi trường kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Chính phủ cần có chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ, tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến tạo tiền đề vững chắc để
ngân hàng phát triển những ứng dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, cần có chiến lược đào tạo các chuyên gia kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sự phát triển của ngành Bưu chính viễn thông là tiền đề, là cơ sở để NHTM hiện đại hóa công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Về phía các khách hàng cá nhân, phí thuê bao, sử dụng Internet và cước điện thoại còn quá cao, không khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ qua mạng. Do đó, việc phát triển ngành bưu chính viễn thông là một nội dung quan trọng cần được Nhà nứơc đặc biệt quan tâm.
KET LUẬN: Trên cơ sở phân tích tổng thể môi trường kinh doanh và thực trạng triển khai hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Sở giao dịch 1, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân tồn tại khách quan và chủ quan, đồng thời học hỏi kinh nghiệm về phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng trên thế giới, trong chương 3, Luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản về các mặt như tiếp cận thị trường và quản lý khách hàng, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính nhằm làm nền tảng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Sở giao dịch1.
KẾT LUẬN •
Dịch vụ NHBL ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng của nó trong hoạt động ngân hàng, thực tế cho thấy, ngân hàng nào chiếm lĩnh được thị trường bán lẻ thì ngân hàng đó chiếm lĩnh được thị phần lớn trên thị trường. Hơn nữa dịch vụ NHBL đem đến cho ngân hàng nguồn thu lớn và ổn định, tạo vị thế cũng như mở rộng mối quan hệ của ngân hàng với các cá thể khác trong nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL đang là mối quan tâm lớn của các nhà quản trị. Trên cơ sở đó, em đã tìm hiểu và đưa vào luận văn những vấn đề sau nhằm giúp cho BIDV Chi Nhánh Sở Giao Dịch 1 nói riêng và BIDV nói chung phát triển một cách toàn diện và đồng nhất trong hoạt động dịch vụ NHBL:
Thứ 1: Xây dựng một hệ thống khái niệm toàn diện về dịch vụ NHBL, đem đến các kiến thức về đặc điểm, bản chất cũng như các hoạt động trong dịch vụ NHBL, từ đó đưa ra các lợi ích trên thực tế dịch vụ NHBL đem đến cho các cá nhân, các DNVVN, các NHTM, và cho nền kinh tế nói chung.
Thứ 2: Cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát và toàn diện từng mặt trong hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV trong giai đoạn 2006 - 2010, từ đó đúc rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục.
Thứ 3: Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tại BIDV, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV chi nhánh Sở Giao Dịch 1, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV
1. The Banker (2006), “Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Cuộc cạnh tranh quyết định tương lai của các ngân hàng”, từ http://www.bidv.com.vn/.
2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
3. China Daily (2011), “Năm 2010: GDP Trung Quốc chiếm 9,5% GDP toàn thế giới”, từ http://dddn.com.vn/.
4. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Ngân hàng thương mại - quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Phí Đăng Minh (2011), “Sử dụng thẻ thanh toán tại Trung Quốc”, từ
http://www.sbv.gov.vn/.
8. Nhật Minh (2010), “GDP bình quân 2006-2010 không đạt mục tiêu đề ra”, từ http://vnexpress.net/
9. Frederic S. Mishkin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính,, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. Hà Nam (2011), “Năm 2010: Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.160 USD”, từ http://www.taichinhdientu.vn/
11. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2006), “Báo cáo thường niên năm 2006”.
12. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2007), “Báo cáo thường niên năm 2007”.
niên năm 2009”.
15.Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2010), “Báo cáo thường niên năm 2010”.
16.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), “Lịch sử phát triển”, từ http: //bidv.com.vn/.
17.Ngân hàng TMCP Đông Á (2011), “Kết quả kinh doanh 2010”, từ
http://cafef.vn/.
18.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Từ điển Ngân hàng và Tin học,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), “ Agribank phát triển thị trường thẻ”, từ http://www.sbv.gov.vn/.
20.Peter.S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.