cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Trên chặng đường phát triển của mình, trong năm 2015 Vietcombank đã xây dựng cho mình một tầm nhìn chiến lược đến năm 2020. Theo đó, Vietcombank theo đuổi mục tiêu trở thành ngân hàng số một tại Việt Nam, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và đạt được các thông lệ quốc tế tốt nhất vào năm 2020. Vietcombank đang nỗ lực để đạt mục tiêu top 1 bán lẻ và top 2 bán buôn, giữ vị trí số một tại các mảng kinh doanh vốn, ngoại tệ, thẻ, tài trợ thương mại - thanh toán xuất nhập khẩu tại thị trường tài chính Việt Nam.
Đối với mục tiêu tài chính, Vietcombank đang nỗ lực để đạt hiệu suất sinh lời cao nhất trong số các ngân hàng TMCP nhà nước và đạt ROE tối thiểu 15% vào năm 2020. Bên cạnh đó là các chỉ tiêu như tổng tài sản đạt khoảng 60 tỷ, tổng vốn chủ sở hữu đạt 2,5 tỷ vào năm 2020 và duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 9% theo quy định Basel II.
Vietcombank đã, đang và sẽ xây dựng, phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự dẫn đầu về chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng theo đuổi được mục tiêu ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng thông qua khảo sát mức độ hài lòng khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên toàn hệ thống.
Để đạt được chiến lược này không phải là một bước đi dễ dàng đối với bất kỳ ngân hàng nào không chỉ riêng Vietcombank. Vì vậy, ban lãnh đạo ngân hàng cũng đưa ra ba yếu tố then chốt và năm trụ cột Vietcombank cần nỗ lực duy trì. Cụ thể: ba yếu tố then chốt bao gồm nâng cao năng lực quản trị, cung cố năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh để trở thành một tập đoàn tài chính đa năng. Năm trụ cột bao gồm: đội ngũ lãnh đạo tài năng, năng lực tài chính vững mạnh, nhân sự chất lượng cao, thương hiệu uy tín và hạ tầng công nghệ vượt trội.
Riêng đối với dịch vụ ngân hàng cá nhân, Vietcombank đưa ra nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt năm 2016 là công tác khách hàng. Theo đó, chuyển hóa về chất trong phát triển sản phẩm, chuẩn hóa quy trình đối với sản phầm dịch vụ cá nhân bằng việc rà soát lại, ban hành sản phẩm mới, cạnh tranh không chỉ về giá mà còn qua tính năng của sản phẩm cùng với việc đơn giản hóa về thủ tục và quy trình bán. Chú trọng tăng trưởng mạnh các sản phẩm mũi nhọn như: tín dụng thể nhân, ngân hàng điện tử, thẻ, vv... Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp , thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cá nhân đồng thời đảm bảo nguồn vốn huy động từ dân cư.