Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 0515 giải pháp phát triển dịch vụ NH cá nhân tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106)

3.3.1. Kien nghị với Chính phủ

Tiếp tục duy trì và đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và ổn định. Chính phủ cần đưa ra những chính sách vừa mang tính ổn định, vừa mang tính tăng trưởng lâu dài để từ đó tạo điều kiện thúc đẩy dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng cá nhân nói riêng tại các NHTM.

Tạo điều kiện cho các NHTM trong nước có nhiều cơ hội tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế. Thông qua việc tham gia các hội thảo tài chính tiền tệ quốc tế và trong khu vực kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, tiền tệ ngân hàng. Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo trong việc tổ chức liên kết, hợp tác giữa các NHTM trong cả nước nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài.

Chính phủ cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý về điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và ngân hàng cá nhân nói riêng. Hiện nay, sự nghèo nàn của các văn bản pháp quy về dịch vụ ngân hàng cá nhân khiến các ngân hàng lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ. Chính phủ cần nỗ lực xây dựng môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với thông lệ và chuẩn mức quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của ngân hàng và khách hàng.

Chính phủ cần nâng cao trình độ khoa học công nghệ quốc gia. Phát triển mạng máy tính toàn cầu Internet cũng như các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho giao dịch điện tử

có thể coi là những điều kiện quan trọng cho sư thành công và phát triển lâu dài các dịch vụ thanh toán hiện đại. Do vậy, chính phủ cần có kế hoạch phát triển hạ tầng công nghê, tạo nền tảng cho hệ thống các NHTM thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ hiện đại.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần quy định hạn chế thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Chính phủ có thể hạn chế thông qua việc khuyến khích các hệ thống siêu thị liên kết với ngân hàng, hệ thống thu tiền dịch vụ điện, nước thuộc sự quản lý của nhà nước trả tiền thông qua tài khoản, vv... Từ đó, người dân hạn chế được thói quen dùng tiền mặt, các dịch vụ thanh toán nội địa dành cho khách hàng cá nhân từ đó sẽ phát triển theo.

Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế để mang lại thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn.

3.3.2. Kien nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần hoàn thiện và cụ thể hóa các nội dung của luật ngân hàng, hướng dẫn các tổ chức thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện các quy định đó. Đồng thời phải kịp thời sửa đổi các điểm không phù hợp trong các văn bản cũ, tạo điều kiện cho các ngân hàng không gặp khó khăn trong việc thực thi các chính sách do nhà nước đề ra trong hoạt động ngân hàng. NHNN cần ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng ngày càng gần hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời phù hợp với tập quan kinh doanh của Việt Nam.

NHNN cần nắm bắt cơ hội trong quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khơi thông các quan hệ ngân hàng để thu hút và tận dụng các nguồn vốn đầu tư, công nghệ thông tin từ các nước phát triển, trau dồi và chuyển giao công nghệ.

NHNN cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo khoa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và các bộ phận có liên quan để cung cấp kiến thức và kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước liên quan đến tổ chức và quản lý hoạt động các NHTM.

Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát của NHNN thông qua việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò là trung tâm tín dụng của các NHTM. Xây dựng kho dữ liệu thông tin đầy đủ đảm bảo vả về chất lượng và số lượng (không chỉ bao gồm thông tin về tín dụng mà có thể là các thông tin khác liên quan đến khách hàng) để đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm kiếm và cập nhật thông tin của các ngân hàng một cách đồng bộ và đáng tin cậy nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của NHTM.

NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, tăng số lượng ngân hàng kết nối vào hệ thống để hỗ trợ, mở rộng khả năng thanh toán giữa các ngân hàng và chất lượng thanh toán ngày càng nhanh chóng và chính xác.

Ket luận chương 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2015, bám sát với định hướng chiến lược phát triển chung của toàn ngân hàng và chiến lược riêng của Vietcombank đến năm 2020, đồng thời dựa trên các đánh giá về điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân tại ngân hàng, luận văn đã đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại trong việc hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân tại Vietcombak.

Để các giải pháp có tính khả thi cao, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, Vietcombank để tạo khung pháp lý và môi trường kinh doanh thông thoáng, là cơ sở để dịch vụ ngân hàng cá nhân của Vietcombank phát triển ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu trở thành 1 trong 300 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới và nỗ lực trở thành top 1 về bán lẻ tại thị trường tài chính Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân là một trong những mục tiêu hàng đầu được ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam quan tâm và chú trọng trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế đòi hỏi Vietcombank phải tự chuyển mình, không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cá nhân.

Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank, đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Ngoại Thương Việt Nam” đã được thực hiện với những nội dung cơ bản như sau:

- Phân tích tính tất yếu phát triển dịch vu ngân hàng cá nhân của NHTM.

- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng cá nhân cũng như những các nhân tố đánh giá, ảnh hưởng.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân tại Vietcombank từ đó đưa ra các nguyên nhân còn tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục.

- Đề xuất các giải pháp: nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, xây dựng phát triển nguồn khách hàng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên và xây dựng chính sách phân phối dịch vụ hiệu quả.

- Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ và Vietcombank về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường kinh tế và các biện pháp khác nhằm hỗ trợ cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân.

Với luận văn này, tôi hy vọng những giải pháp được đưa ra sẽ phát huy tác dụng trong việc khắc phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện và thúc đẩy dịch vụ ngân hàng cá nhân tại NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng.

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học Học Viện Ngân hàng cùng các cán bộ Vietcombank đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này, đặc biệt là sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS Mai Thanh Quế. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về thời gian và đề tài nghiên cứu tương đối mới mẻ nên luận văn khó tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Học Viện Ngân Hàng

2. Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo thường niên năm 2015

3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2015

4. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2015

5. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo tài chỉnh năm 2013, 2014, 2015

6. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo kết quả kinh doanh đến quỷ 3 năm 2016

7. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

8. Tạp chỉ ngân hàng 2013 - 2015, Hà Nội

9. Tạp chỉ tài chỉnh tiền tệ 2013 - 2015, Hà Nội

10. Thời báo ngân hàng 2013 - 2015, Hà Nội

11. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền (2011), Giáo trình Marketing ngân hàng, Học

Viện Ngân Hàng, Hà Nội

12. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

13. PSG.TS Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ Ngân Hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội

Một phần của tài liệu 0515 giải pháp phát triển dịch vụ NH cá nhân tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w