Chính sách kinh tế đối ngoại của Đài Loan

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TÊ VIỆT NAM ĐÀI LOAN (Trang 25 - 29)

Kể từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Chính quyền Đài Loan bắt đầu đề ra chiến lợc tăng cờng triển khai phát triển ra thị trờng quốc tế.

Chính sách đầu tiên phải kể đến là cơng lĩnh kế hoạch tăng cờng công tác kinh tế thơng mại đối với khu vực Bắc Mĩ. Mục tiêu của kế hoạch này là nhằm đa ra những đối sách có hiệu quả, hiệp định mậu dịch tự do đợc ký với khu vực Bắc Mĩ năm 1995; thúc đẩy quan hệ mậu dịch, thực hiện tự do hoá mậu dịch kinh tế quốc tế, tạo ra sức mạnh tổng thể về kinh tế và thơng mại của Đài Loan với các nớc Bắc Mĩ mà chủ yếu là Hoa Kỳ và Canađa [24, 202].

Tiếp đến là kế hoạch triển khai ra thị trờng Nhật Bản

nhằm cải thiện tình hình nhập siêu với Nhật Bản. Muốn vậy, phải đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cờng xuất khẩu sang Nhật Bản; khuyến khích các nhà kinh doanh phân tán rộng khắp ở thị trờng Nhật Bản; gạt bỏ những trở ngại trong việc xuất khẩu sang Nhật, đào tạo ra những nhân tài đủ sức thuyết phục để chinh phục đợc thị trờng của Nhật Bản [24, 205].

Thứ ba là tăng cờng thực thi kế hoạch công tác kinh tế thơng mại với EC. Mục tiêu của kế hoạch này nhằm thích ứng với tình hình mới khi EC đã trở thành một thị trờng thống

nhất; tăng cờng kinh tế mậu dịch, đầu t kỹ thuật song biên Đài Loan - châu Âu để nâng cao trình độ công nghệ của Đài Loan. Muốn vậy phải tập hợp mọi lực lợng, ra sức phối hợp nhằm nâng cao và phát triển quan hệ thực sự giữa hai bên. Điều tra nghiên cứu thị trờng để có biện pháp thích ứng, đẩy mạnh việc phân tán nhập khẩu các thị trờng ở châu Âu để nhập khẩu những hàng hoá và thiết bị kỹ thuật cao nhằm nâng cao hơn nữa trình độ khoa học công nghệ cho nền kinh tế Đài Loan [24, 207].

Thứ t là Kế hoạch tăng cờng phát triển với 5 khu vực mới: Khu vực Đông Nam á; Khu vực Trung - Nam Mĩ; Khu vực Trung Đông; Khu vực châu Phi; Khu vực Đông Âu và SNG. Mục tiêu của kế hoạch này là nhằm tăng cờng quan hệ với 5 khu vực mới phát triển để phân tán thị trờng, thăng bằng thơng mại, ứng phó với xu thế tập đoàn hoá khu vực bắt đầu từ thập kỷ 90. Trong đó đối với khu vực Đông Nam á, trọng điểm công tác là tiếp tục triển khai thị trờng, tạo nguồn nhập khẩu nguyên liệu nông - công nghiệp, tập hợp lực lợng đầu t, dùng đầu t để thúc đẩy thơng mại với ngoại giao để cải thiện quan hệ chính thức về mặt nhà nớc giữa Đài Loan với các nớc Đông Nam á.

Đối với khu vực Trung - Nam Mĩ, trọng điểm công tác là dùng hợp tác tài chính tiền tệ, giúp đỡ kỹ thuật, mời các nhân sĩ quan trọng trong giới kinh tế thơng mại đến thăm, tổ chức các đoàn thăm viếng lẫn nhau, tham gia các hội chợ ở các nớc, tăng cờng các cơ quan thơng vụ nhằm nâng cao quan hệ th-

ơng mại với các nớc Trung - Nam Mĩ ngày càng hoà hợp và hữu nghị;

Khu vực Trung Đông: Trọng điểm công tác là các nớc Trung Đông cần đợc xây dựng lại sau chiến tranh vì vậy cần phải triển khai thị trờng tiêu thụ hàng hoá và thị trờng xây dựng, tổ chức các cuộc thăm viếng lẫn nhau giữa các doanh nhân hai nớc, tổ chức hội chợ triển lãm ở các nớc.

Khu vực châu Phi: Trọng điểm công tác là thu thập các thông tin về kinh tế thơng mại và nghiên cứu thị trờng để mở ra thị trờng mới, đặt thêm các quan hệ hợp tác kỹ thuật. Ký các hiệp định bảo đảm đầu t và tăng cờng quan hệ th- ơng mại.

Khu vực Đông Âu và SNG: Trọng điểm công tác là thu thập các thông tin kinh tế thơng mại, điều tra nghiên cứu thị trờng, tổ chức các đoàn thăm viếng, xây dựng những kênh đối thoại chính thức, tham gia các cuộc triển lãm, mở thêm các thơng vụ, mời những nhân vật quan trọng đến thăm Đài Loan, tăng cờng đầu t song biên về vận tải hàng không, vận tải biển, ký hiệp định bảo đảm đầu t nhằm tăng cờng thực chất hơn quan hệ giữa hai bên [24, 209].

Kể từ sau những năm 80 của thế kỷ XX nền kinh tế Đài Loan đã đạt đợc những “kỳ tích” quan trọng làm cho nền kinh tế đất nớc có bớc phát triển mới. Sang thập kỷ 90, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, việc tìm kiếm sự ảnh hởng của mỗi quốc gia trở nên quan trọng trong sự tồn tại của mỗi nớc. Đài Loan bắt đầu thực hiện những chiến lợc kinh tế đối ngoại, trong đó đặc biệt chú ý đến khu vực

Đông Nam á mà biểu hiện rõ nét nhất là “chính sách kinh tế hớng Nam” đợc đa ra vào năm 1994. “Hớng Nam” có nghĩa là hớng vào khu vực Đông Nam á. Tháng 1-1994 Viện trởng hành chính Liên Chiến thực hiện chuyến đi “nghỉ mát” đến Malaixia và Xingapo và sau đó là chuyến thăm không chính thức của Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy đối với Philippin, Inđonexia và Thái Lan. Trong chuyến đi này tổng thống Lý Đăng Huy đã có cuộc tiếp xúc và thoả thuận đợc với tổng thống Phiđen Ramốt về việc Đài Loan và Philippin cùng đầu t phát triển, chuyển quân cảng Xubic của Mĩ trớc đây thành khu công nghiệp do Đài Loan cùng với Philippin đầu t xây dựng. Liền tiếp đó, Bộ trởng Tài chính Đài Loan là Giang Bích Khôn đã dẫn đầu một đoàn khảo sát tới Xubic. Sau đó Lý Đăng Huy sang thăm Inđônêxia và hứa đầu t vào ngành dầu mỏ, khí đốt, đờng, muối và hợp tác với Inđonexia trong lĩnh vực điện nguyên tử và sản xuất máy bay loại trung bình. Đến Thái Lan, ông Lý Đăng Huy cũng đã đồng ý xây dựng một khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp Đài Loan sang đầu t, hứa sẽ sớm ký hiệp định bảo hộ đầu t. Ngoài ra trong chuyến đi này ông còn yêu cầu các nớc ASEAN ủng hộ Đài Loan tham gia dự hội nghị cấp cao APEC đợc tổ chức ở Inđônêxia vào tháng 11/1994.

ở đây chúng ta không bàn đến khía cạnh động cơ chính trị mà qua những thoả thuận và những ký kết mà hai bên đạt đợc cho thấy chính quyền Đài Loan đã rất coi trọng vai trò vị trí của khu vực Đông Nam á trong chiến lợc phát triển kinh tế đối ngoại của mình. Và cho đến nay Đài Loan

đã trở thành nhà đầu t lớn nhất vào khu vực Đông Nam á [24].

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TÊ VIỆT NAM ĐÀI LOAN (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w