Triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam-Đài Loan 1 Các yếu tố thúc đẩy

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TÊ VIỆT NAM ĐÀI LOAN (Trang 101 - 104)

Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế việt nam đài loan

3.1.Triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam-Đài Loan 1 Các yếu tố thúc đẩy

3.1.1. Các yếu tố thúc đẩy

Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Đài Loan trong hơn 17 năm qua đã đạt đợc những thành tựu hết sức to lớn và khá toàn diện. Hiện nay, cả hai bên đang đứng trớc những thay đổi mới của tình hình quốc tế và khu vực, đặc biệt là xu hớng toàn cầu hoá đang từng bớc “làm phẳng” thế giới, chắc rằng, trong quan hệ của cả hai bên còn đứng trớc nhiều triển vọng và bớc phát triển mới.

3.1.1.1. Những cơ sở thúc đẩy triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam-Đài Loan

Thứ nhất, nh đã đề cập, sự vận động của nền kinh tế thế giới bao gồm xu hớng toàn cầu hoá kinh tế, sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã gắn kết chặt chẽ hơn các nền kinh tế. Đó là cơ sở có tính quy luật để thắt chặt hơn nữa không chỉ mối quan hệ hợp tác phi chính phủ giữa Việt Nam với Đài Loan mà nó còn góp phần làm cho “bánh xe” toàn cầu hoá chạy với một tốc độ ngày càng nhanh hơn. Tiến trình đó vừa có mặt tích cực là chủ yếu nhng cũng không ít những tác động tiêu cực cho nhân loại.

Thứ hai, Việt Nam và Đài Loan tuy không quá gần nhau về không gian địa lý song lại hết sức gần gũi về mặt lịch sử và văn hoá. Cả Việt Nam và Đài Loan đều là những nớc

trải qua một thời gian dài chống lại các thế ngoại bang để giành giữ nền độc lập của mình. Cho nên sau khi giành đợc độc lập, cả Việt Nam và Đài Loan đều bắt tay tiến hành xây dựng đất nớc từ điểm xuất phát thấp, tơng đối giống nhau. Nền nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp sa sút, đời sống nhân dân thấp kém, văn hoá - xã hội trì trệ, thêm vào đó là chịu nhiều sức ép của các thế lực chính trị bên ngoài. Về mặt văn hoá, cả hai nớc đều thuộc vùng văn hoá Nho giáo hoặc ít nhiều chịu ảnh hởng của văn hoá Nho giáo cho dù mức độ đậm nhạt có khác nhau. Cho nên, nền tảng ý thức xã hội, phong tục tập quán… đều tơng đối giống nhau, đều coi trọng luân lý đạo đức, coi trọng gia đình, gia đình là nền tảng của xã hội, sự gắn bó cộng đồng, coi trọng chữ

“trung”, chữ “tín” trong quan hệ giao tiếp. Hơn nữa, cả hai đều nằm trong khu vực châu á nhiệt đới gió mùa, thờng xuyên phải đối chọi với những thiên tai, hạn hán, lũ lụt… Sống trong một môi trờng văn hoá, lịch sử và địa lý nh vậy nên cả nhân dân Việt Nam và Đài Loan đều là những con ngời cần cù, sáng tạo, chịu khó, chịu khổ, trong lao động sản xuất.

“Sự tơng đồng này đợc rút gọn lại trong hai chữ “tam đồng” (đồng văn, đồng chủng, đồng cảnh ngộ) [41, 118] và đó chính là cơ sở vững chắc để chúng ta tin tởng về sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác nhiều mặt của cả hai bên.

Thứ ba, bên cạnh nền móng là sự tơng đồng về mặt văn hoá, lịch sử, địa lý thì kết quả hợp tác về kinh tế trong 17 năm qua là câu trả lời đầy tin tởng và chắc chắn cho sự phát triển quan hệ hợp tác của hai bên trong tơng lai. Đặc

biệt là từ năm 1993 khi văn phòng đại diện Văn hoá - Kinh tế của hai bên đợc thiết lập và đi vào họat động ở mỗi nớc. Trong quan hệ thơng mại giữa Việt Nam - Đài Loan, mậu dịch hai chiều năm 1989 mới chỉ đạt 41,348 triệu USD, đến năm 2005 đã tăng lên nhanh chóng với 5,265 tỷ USD, tăng hơn 120 lần. Đến năm 2006 mậu dịch hai chiều đã đạt 6 tỷ USD, Đài Loan trở thành bạn hàng lớn thứ 5 của Việt Nam sau Trung Quốc, Nhật Bản, Mĩ, Singapo. Trong quan hệ đầu t, FDI của Đài Loan tại Việt Nam tăng lên rất nhanh. Thời gian từ 1988-2005, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu t, Đài Loan đã đầu t vào Việt Nam 12.422 hạng mục, tổng số vốn theo hiệp định ký kết giữa hai bên đạt 7,769 tỷ USD, đứng đầu cả về số dự án và số vốn đăng ký trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu t trực tiếp nớc ngoài ở Việt Nam [41, 119]. Tuy nhiên nếu tính cả số vốn đầu t thông qua nớc thứ 3 thì đầu t của Đài Loan tại Việt Nam còn lớn hơn nhiều. Về lĩnh vực đầu t cũng hết sức đa dạng, các nhà đầu t Đài Loan không chỉ chú ý đến những lĩnh vực mang lại nguồn lợi nhuận cao nh công nghiệp chế tạo mà ngay cả những lĩnh vực ít lợi nhuận hơn và độ rủi ro cao nh nông nghiệp, thuỷ sản cũng đợc quan tâm và đầu t đáng kể. Về địa bàn đầu t, ngoài những địa phơng có điều kiện kinh tế phát triển thì các nhà đầu t Đài Loan còn mạnh dạn đầu t cả những địa phơng thuộc vùng sâu vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém.

Quan hệ hợp tác về kinh tế giữa Việt Nam và Đài Loan trong 17 năm qua đạt đợc những thành tựu hết sức quan trọng. Cùng với những tiền đề về văn hoá, lịch sử, địa lý và

các nhân tố mới hình thành trong quá trình hợp tác của cả hai bên sẽ là những điều kiện tốt hơn nữa để tiếp tục duy trì và thúc đẩy ngày càng phát triển có hiệu quả vững chắc hơn trong tơng lai.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TÊ VIỆT NAM ĐÀI LOAN (Trang 101 - 104)