Xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TÊ VIỆT NAM ĐÀI LOAN (Trang 126 - 132)

Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế việt nam đài loan

3.2.4.Xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh

sức cạnh tranh

Đài Loan vốn đợc xem là một trong bốn “con rồng” sáng giá ở khu vực Viễn Đông, về tiềm lực kinh tế, trình độ làm ăn buôn bán chắc hẳn là hơn chúng ta nhiều lần. Để có thể

hợp tác lâu dài và có hiệu quả với họ, Việt Nam cần thiết phải tiến hành nghiên cứu xúc tiến các hoạt động của các công ty, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế. Phải xây dựng và thiết lập các công ty, tổng công ty thành các tập đoàn kinh tế đủ mạnh, có đủ khả năng để cạnh tranh với các công ty của Đài Loan. Đây là một chiến lợc phát triển kinh tế không chỉ có ý nghĩa “đối phó” với các đối tác từ Đài Loan mà, hiện nay, trong điều kiện Việt Nam đã tham gia đầy đủ và bình đẳng trong các tổ chức thơng mại đa phơng khác trên thế giới thì việc xây dựng các công ty Việt Nam thành các tập đoàn kinh tế mạnh đủ khả năng trên trờng quốc tế là điều sống còn đối với “chủ quyền” kinh tế của nớc ta.

Chạy đua với một nền kinh tế hơn hẳn chúng ta về đẳng cấp, trong khi đó nền kinh tế của Việt Nam xuất phát từ một cơ sở yếu kém lạc hậu, nếu chúng ta không có sự điều chỉnh hỗ trợ của nhà nớc thì chắc chắn các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia cạnh tranh với các đối tác Đài Loan. Muốn vậy, chính phủ cần có những chính sách có tính định hớng về mặt chiến lợc, hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chất l- ợng cao, tạo điều kiện cho các doanh nghệp có điều kiện tiếp xúc giao lu với các đối tác Đài Loan, đặc biệt là tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội kinh doanh bình đẳng với các đối tác nớc ngoài. Thông qua việc tiếp xúc với các đối tác nớc ngoài, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tự rút ra đợc những bài học kinh nghiệm để từng bớc tạo ra sức “đề kháng” đủ sức “chống đỡ” với những sức ép rất mạnh của đối phơng. Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan, về thuế xuất… để các doanh nghiệp của ta có thể dễ dàng hơn khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá vào Đài Loan.

Song song với quá trình đó, Việt Nam cần khai thác triệt để hơn nữa các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về vị trí địa lý, truyền thống lao động sản xuất, nhất là nguồn nhân lực dồi dào, đức tính năng động sáng tạo, cần cù trong lao động sản xuất của con ngời Việt Nam. Từ đó, tạo ra những sản phẩm hàng hoá mang màu sắc dân tộc nhng phù hợp với thị hiếu ngời tiêu dùng Đài Loan. Đồng thời khắc phục những mặt còn yếu kém về trình độ công nghệ, về năng lực quản lý, tiếp thị để nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của mình. Mặt khác, việc tổ chức sản xuất trong nớc hiện nay còn cha đáp ứng đợc yêu cầu hội nhập, hầu nh các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về quy mô lẫn trình độ quản lý, sự hiểu biết, kiến thức về hội nhập, thông lệ quốc tế nhìn chung còn hạn chế. Hơn nữa, trong 10 năm qua chúng ta đã thiếu tập trung trong việc xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh mà đầu t theo kiểu dàn đều có tính chất hành chính, cha tuân thủ đầy đủ quy luật của nền kinh tế thị trờng. Cho nên Việt Nam cần thiết phải tiến hành việc này trên cơ sở tích tụ t bản cũng nh kinh nghiệm quản lý để có đợc những doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế.

Kết luận

Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong hơn 17 năm qua đã đạt đợc những thành tựu to lớn và toàn diện. Trong mối quan hệ ấy, ở những mặt này mặt khác, lúc này lúc khác còn cha thật sự đạt đợc nh ý muốn của các chủ thể hợp tác, song xét trên tổng thể cũng nh so sánh với các nớc lân cận thì những thành tựu đạt đợc là rất đáng mừng nếu nh không muốn nói đó là sự hợp tác thành công nhất. Sau đây là hững kết luận rút ra đợc từ sự phân tích của các ch- ơng trong luận văn này.

Thứ nhất, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Đài Loan là một tất yếu khách quan, xuất phát từ những cơ sở kinh tế - xã hội, chính trị của mỗi nớc cũng nh bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới. Đó là xu thế hội nhập, hợp tác cùng phát triển của khu vực và thế giới, xu thế “ngự trị” của khoa học công nghệ và hệ quả tất yếu của nó là hình thành nền kinh tế trí thức; các nhà đầu t Đài Loan thì muốn mở rộng tìm kiếm cơ hội đầu t ra bên ngoài, tìm lợi nhuận; Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa thị trờng, thu hút sự hợp tác đầu t từ bên ngoài… Những cơ sở này vừa là động lực thúc đẩy, vừa có sức hút mạnh mẽ dẫn đến sự hợp tác của thế giới nói chung và sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Đài Loan nói riêng.

Thứ hai, Những gì đạt đợc trong quá trình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Đài Loan thời gian qua đã chứng minh đờng lối đối ngoại đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là đờng lối đối ngoại rộng mở, đa phơng hoá, đa dạng hoá, mong muốn hợp tác làm bạn với tất cả các nớc trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội của nhau và đảm bảo hai bên cùng có lợi. Nếu so sánh với quốc gia Triều Tiên hiện nay thì có thể nói rằng đây là nhân tố có tính quyết định để đa nớc ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng nhng vẫn giữ vững sự ổn định về chính trị và xã hội nh ngày hôm nay. Đồng thời khẳng định một cách sinh động về sự đúng đắn trong tiến trình cải cách kinh tế của Việt Nam trong hai mơi năm qua.

Thứ ba, thành quả rõ nét nhất của quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong gần 20 năm qua là đã góp phần thúc đẩy sự tăng trởng và phát triển kinh tế đất nớc, giải quyết một số lợng lớn công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho ngời lao động. Có lẽ đây là kết quả có ý nghĩa nhất của Việt Nam, một đất nớc mà phần lớn c dân vẫn làm nông nghiệp, mức thu nhập còn quá thấp so với thu nhập trung bình của thế giới. Đó còn là cơ hội để nhân dân ta có điều kiện tiếp cận với văn minh công nghiệp, hiểu đợc trách nhiệm của mình trong xã hội công dân khi mà thế giới đã và đang từng bớc chuyển sang nền văn minh khác – làn sóng văn minh thông tin (nói theo AlvinToffler).

Thứ t, trong bối cảnh Việt Nam đang từng bớc hoàn thiện quá trình hội nhập của mình vào cộng đồng thế giới, là thành viên tích cực của ASEAN; APEC; WTO… Đây sẽ là cơ hội lớn để cả Việt Nam và Đài Loan phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi bên về địa - kinh tế, địa - chính trị trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đồng thời đó cũng là cơ hội thuận lợi để Việt Nam đa ra những cải cách mạnh dạn hơn nữa về t tởng, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách… phù hợp với “nhịp đập” chung của nhân loại tiến bộ.

Qua những kết luận trên đây, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng và tin tởng về chiều hớng hợp tác kinh tế của Việt Nam và Đài Loan trong thời gian tới. Cho dù vẫn còn những khúc mắc cản trở trong quá trình hợp tác, song những thành quả đợc tạo dựng trong thời gian qua chắc chắn sẽ ngày càng phát triển vững chắc, bởi điều quan

trọng nhất là cả hai bên đều có nhu cầu và mong muốn thực sự cùng nhau hợp tác, phát triển.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TÊ VIỆT NAM ĐÀI LOAN (Trang 126 - 132)