Các nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác của hai bên

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TÊ VIỆT NAM ĐÀI LOAN (Trang 104 - 110)

Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế việt nam đài loan

3.1.1.2.Các nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác của hai bên

hợp tác của hai bên

Về phía Việt Nam, đất nớc sau 20 năm đổi mới đã đạt đợc những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Trên cơ sở của những thành tựu đó, Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đề ra những đờng lối đổi mới toàn diện hơn nữa, nhanh chóng đa nớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo đó trên lĩnh vực đối ngoại, Đại hội vạch rõ:

“Thực hiện nhất quán đờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phơng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”

[11, 12]. Trên tinh thần đó, Việt Nam trong những năm gần đây đã thực thi nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trờng đầu t từ kết cấu hạ tầng cơ sở cho đến hệ thống chính sách và không ngừng tích cực chủ động tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Ngoài ra, việc chúng ta thực hiện hiệp định thơng mại Việt - Mĩ, tham gia thực thi những điều khoản đã cam kết trong khu vực mậu

dịch tự do ASEAN vào năm 2006, việc đàm phán tiến tới thành lập khu vực mậu dịch do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) vào năm 2010, phối hợp với phía Trung Quốc triển khai nghiên cứu xây dựng hai hành lang một vành đai: bao gồm hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ. Tất cả những vấn đề đó sẽ trở thành những nhân tố mới trong quan hệ của Việt Nam với cộng đồng kinh tế quốc tế, nhất định là những yếu tố vừa tích cực vừa tiêu cực tác động đến quá trình phát triển sau này. Nếu chúng ta biết tận dụng và khéo léo trong việc nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức thì đó là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập vào quỹ đạo kinh tế thế giới.

Mặt khác, tình hình tăng trởng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua là kết quả của nhiều yếu tố nhng trong đó vai trò của các yếu tố khách quan là rất đáng kể. Khi trình độ phát triển của nớc ta còn cách quá xa so với các nớc phát triển, hạ tầng cơ sở còn thấp kém so với nhiều nớc trong khu vực, thế giới nhng vẫn duy trì đợc tốc độ phát triển đều đặn, tiến những bớc vững chắc thông qua các yếu tố nội lực và ngoại lực là điều hết sức đáng mừng. Mỗi năm chúng ta tăng kim ngạch xuất khẩu lên 1 tỷ USD, và xuất khẩu đang đảm bảo thị trờng tiêu thụ cho 1/3 hàng hoá sản xuất hàng năm của cả nớc. Chúng ta đã hình thành đợc một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhờ những chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nớc nh: dệt may, giày dép, gạo, điện tử, cà phê, hải sản… Những mặt hàng này từ quy mô xuất khẩu

triệu USD lên quy mô tỷ USD mỗi năm. Hiện nay có 2/3 hàng hoá của ta là liên quan đến xuất khẩu, 1/3 hàng hoá là phụ thuộc đến nguyên vật liệu, thiết bị cung cấp từ bên ngoài. Trong tình hình mà nền kinh tế của nớc ta ngày càng phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới thì tiến trình hội nhập của chúng ta hiện nay là không thể đảo ngợc, mọi sự trì trệ, bảo thủ trong quá trình cải cách đều trở thành yếu điểm của sự cản trở và kìm hãm. Xuất khẩu của Việt Nam đã đạt hàng chục tỷ USD mỗi năm và chiếm 1/3 GDP. Nếu không có thị trờng nớc ngoài thì không thể đảm bảo đợc sự phát triển. Thị trờng quốc tế đang trở thành nhân tố hàng đầu cho nền sản xuất của Việt Nam, việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các quan hệ song phơng, đa phơng là điều kiện tiên quyết để chúng ta đảm bảo sự phát triển ổn định trong những thập kỷ tới.

Về phía Đài Loan, cho đến thập kỷ 80 đã trở thành một trong những “con rồng” sáng giá ở khu vực châu á mà nét nổi trội nhất là đã chuyển từ một đất nớc với kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thấp kém sang một nền công nghiệp hiện đại phát triển. Bớc sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, Đài Loan đã nhanh chóng chuyển đổi theo mô hình kinh tế mới, chuyển giao những công nghệ không còn phù hợp ra bên ngoài. Trong lý thuyết “Đàn nhạn bay” của cuốn “Thần kỳ Đông á” cho rằng: Thành công của các nớc châu á trong việc đạt đợc tốc độ tăng trởng kinh tế cao chủ yếu dựa trên quá trình công nghiệp hoá thành công. Điều mà ngời ta quan sát đợc ở châu á và rất nhiều nơi khác là quá trình công nghiệp hoá diễn ra

tuần tự từ khu vực nông nghiệp đến khu vực công nghiệp, từ khu vực công nghiệp nhẹ, ít vốn sang khu vực công nghiệp nặng, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp điện tử, công nghiệp chính xác. Những thay đổi cơ cấu ngành là điều kiện để duy trì tốc độ tăng trởng kinh tế cao. Quá trình công nghiệp hoá cũng tạo nên những hiệu ứng lan toả nội vùng ở châu á. Sự lan toả này xuất phát trực tiếp từ việc chuyển giao công nghệ thông qua quá trình đầu t trực tiếp từ Nhật Bản và gián tiếp do quá trình phát triển theo chiều sâu công nghệ của các ngành công nghiệp. Ngời ta có thể diễn giải quá trình phát triển theo chiều sâu đó nh sau: mỗi một sự chuyển dịch trọng tâm công nghiệp của nền kinh tế Nhật Bản, từ công nghiệp nhẹ tới công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử và các ngành công nghệ cao khác là một lần nớc này mở ra một cơ hội thị trờng mới cho các nền kinh tế khác nh Hàn Quốc, Đài Loan. Ngay trong ngành công nghiệp điện tử, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaixia đã trở thành những nhà sản xuất hạng trung, chỉ những sản phẩm cực kỳ tinh xảo mới cần đến vai trò của Nhật Bản. Mới đây, đến lợt Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo chú ý đến phát triển công nghiệp nặng và sản phẩm công nghệ cao, khiến một số nớc nh Thái Lan, Philippin, Indonexia lại có những cơ hội kế thừa ngành công nghiệp từ các nền kinh tế này. Chúng ta có thể nhìn nhận hiện tợng này theo hai cách. Các quốc gia đang tiến dần lên trên bậc thang phát triển công nghệ sử dụng nhiều vốn trong quá trình công nghiệp hoá. Trọng tâm công nghiệp đang dịch chuyển từ những nớc công nghiệp hóa đầu tiên tới những nớc thuộc hàng thứ hai và sau đó sẽ là

các nớc thuộc hàng thứ ba. Đó là trình tự tự nhiên của luận thuyết “đàn nhạn bay”. Đây là cơ hội tốt cho các nớc đang phát triển trong đó có Việt Nam tận dụng cơ hội để phát triển đất nớc. Thứ hai, Đài Loan cũng đã trở thành thành viên của các tổ chức đa phơng nh APEC, WTO, những tổ chức này nh là những cánh cửa để cả Đài Loan và Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác đầu t. Đặc biệt, trong quan hệ giữa hai bờ eo biển, Đài Loan đã có bớc phát triển mạnh về quan hệ thơng mại lẫn đầu t. Ngoài ra, giữa Việt Nam và Đài Loan còn có thêm một nhân tố mới tơng đối đặc biệt nữa đó là quan hệ hôn nhân giữa công dân của hai nớc và đó cũng chính là một trong những nhân tố tăng thêm độ tin cậy, sự hiểu biết lẫn nhau để tiếp tục mở rộng đầu t hợp tác.

Ngoài những nhân tố mới xuất hiện trong quan hệ giữa Việt Nam và Đài Loan thì sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và khu vực những năm gần đây ít nhiều cũng có ảnh h- ởng đến quá trình hợp tác của hai bên. Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hóa và đa phơng hoá là những thuật ngữ tạo ra những phản ứng rất mạnh, kể cả tích cực lẫn tiêu cực. Toàn cầu hóa đợc ca ngợi vì nó mang lại những cơ hội mới nh mở đờng tiến tới các thị trờng và chuyển giao công nghệ - những cơ hội hứa hẹn mang đến năng suất lao động cao và mức sống cao hơn nhng đồng thời ngời ta cũng sợ và nhiều khi lên án nó, bởi vì đôi khi nó gây ra sự bất ổn định và những thay đổi không mong muốn. Nó làm cho công nhân phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, điều đó có thể đe doạ công ăn việc làm của họ; nó phá hoại ngân hàng và thậm chí cả nền kinh tế khi nguồn vốn nớc ngoài đã

khống chế chúng. Đây là một xu thế vận động khách quan đang lôi cuốn mạnh mẽ sự tham gia của nhiều nớc kể cả các nớc phát triển và đang phát triển. Xu thế này vừa đang tạo ra những cơ hội to lớn cho các nớc nhanh chóng phát triển hội nhập vừa tạo ra những thách thức, nguy cơ đối với những nớc có nền kinh tế thấp kém, lạc hậu. Tình hình này đã đặt hầu hết tất cả các quốc gia trớc một dòng chảy không thể đảo ngợc và đó chính là yêu cầu thúc bách đòi hỏi cả Đài Loan và Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa tốc độ mở cửa, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Thứ hai, chiều h- ớng phục hồi và ngày càng lớn mạnh của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới nh Mĩ, Nhật Bản, EU… Đang tạo ra những cơ hội thuận lợi trong quan hệ thơng mại và đầu t cho các n- ớc, đặc biệt là những nớc có tốc độ hội nhập cao nh Việt Nam và Đài Loan. Thứ ba, sự phát triển nhanh và liên tục của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua sẽ tạo ra thời cơ thuận lợi cho các doanh nghiệp Đài Loan khi đến Việt Nam đầu t cũng nh trong quan hệ mậu dịch của hai bên. Cho đến nay, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên WTO thì cánh cửa của thị trờng Việt Nam vào Trung Quốc sẽ đợc rộng mở gấp nhiều lần, đó là cơ hội xuất khẩu hàng hoá cho các nhà đầu t nớc ngoài khi đến làm ăn tại Việt Nam. Trên đà phát triển đó, Trung Quốc đang tích cực triển khai chiến lợc “Đại khai phá miền Tây”, một thị trờng tiêu thụ rộng lớn sẽ đ- ợc mở ra. Hơn nữa, trong một vài năm trở lại đây do sức ép của Mĩ, Nhật Bản và một số nớc khác đang thúc ép Trung Quốc phải nâng giá trị của đồng nhân dân tệ và nếu điều đó đợc thực hiện sẽ tạo cơ hội cho các nớc khi xuất

khẩu vào thị trờng Trung Quốc nâng cao đợc giá trị kim ngạch của mình.

Tóm lại, những nhân tố mới xuất hiện trong quan hệ hợp tác kinh tế phi chính phủ giữa Việt Nam và Đài Loan, cũng nh những cơ sở làm nền tảng cho mối quan hệ đó sẽ có tác động to lớn đến chiều hớng phát triển về nhiều mặt trong quan hệ giữa Việt Nam và Đài Loan. Trong từng lĩnh vực hợp tác cụ thể, nếu chúng ta có những điều chỉnh kịp thời, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế, khắc phục khó khăn, hạn chế… chắc rằng sự hợp tác đó sẽ còn không ngừng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TÊ VIỆT NAM ĐÀI LOAN (Trang 104 - 110)