Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 35)

Chất lượng tín dụng là phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Để phản ánh về chất lượng tín dụng, người ta thường quan tâm đến một số chỉ tiêu như: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu TSBĐ. Ngoài ra, người ta cũng quan tâm đến: cơ cấu dư nợ vay ngắn- trung và dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay đối với các ngành, lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó như: bất động sản, chứng khoán, kinh doanh nông thủy sản....

Tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đưa chất lượng tín dụng vào làm một chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu về chất lượng hoạt động khi xếp hạng các tổ chức tín dụng.

Chất lượng tín dụng của NHTM được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau:

1.2.3.1Nhóm chỉ tiêu định tính

a. Tình hình hoạt động của khách hàng:

Thứ nhất, chỉ tiêu tần suất vay và số ngày chậm trả gốc lãi: Khách hàng vay vốn với tần suất gia tăng, thường xuyên không trả nợ gốc lãi đúng hạn, yêu cầu cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ), có dấu hiệu đảo nợ (vay mới để trả

một phần/ toàn bộ nợ cũ). Đây là biểu hiện của chất lượng cho vay có vấn đề

Thứ hai, chỉ tiêu tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ với đối tác, nhân viên: Các biểu hiện sau gia tăng sẽ thể hiện chất lượng cho vay có vấn đề: Số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng có xu hướng giảm, thường xuyên chậm trễ hoặc thiếu lương nhân viên, gia tăng nợ phải trả cho các đối tác, thường xuyên yêu cầu vay vốn để hỗ trợ vốn lưu động. Khách hàng thường xuyên đề nghị vay vốn ngắn hạn để tài trợ cho các dự án, khoản đầu tư dài hạn, chấp nhận vay vốn với chi phí cao, hàng tồn kho tăng đột biến, vốn điều lệ giảm. Có những thay đổi bất lợi trong chỉ số thanh khoản, cơ cấu nguồn vốn hay mức độ hoạt động (chỉ tiêu doanh thu/ hàng tồn kho), thu nhập ròng (chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần (ROE)..) của khách hàng.

b. Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng

Thứ nhất, tình hình cung cấp báo cáo tài chính định kỳ: Khách hàng chậm trễ hoặc không cung cấp báo cáo tài chính định kỳ quy định trong hợp đồng tín dụng, hoặc làm giả số liệu kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính trình ngân hàng

Thứ hai, tình hình cung cấp các thông tin khác: Khách hàng chậm trễ hoặc cố tình không cung cấp các thông tin liên quan đến khách hàng, ngành hàng hoặc các khoản phải trả với các đối tác.

c. Các biểu hiện trong quản lý tín dụng của ngân hàng

Thứ nhất, mức độ hợp lý của quy chế/ chính sách cho vay: Quy chế/ chính sách cho vay, chính sách khách hàng của ngân hàng hợp lý sẽ là nền tảng phát triển của hoạt động tín dụng ngân hàng. Các biểu hiện thể hiện sự giảm sút chất lượng tín dụng là: Thay đổi thường xuyên trong chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách quản lý khách hàng, phương thức quản lý khách hàng không thống nhất về ngành hàng, quy mô, địa giới, mức độ xếp hạng tín dụng...

Thứ hai, mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước và quy định nội bộ. Việc không tuân thủ các quy định do quá chú trọng những khách hàng lớn hoặc muốn đạt chỉ tiêu kinh doanh đã bỏ qua, làm tắt các công đoạn và giảm nhẹ các điều kiện tín dụng, thẩm định sơ sài có thể dẫn đến gia tăng rủi ro các

khoản cho vay, giảm chất lượng tín dụng

Thứ ba, các biểu hiện khác như: Thay đổi cán bộ tín dụng thường xuyên mà không có lý do chính đáng, bố trí tín dụng cán bộ có trình độ yếu kém, không nhất quán trong xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu, không kịp thời phát hiện các trường hợp cán bộ tín dụng có biểu hiện vay ké, vay hộ nhận hối lộ, thông đồng với khách hàng làm giả hồ sơ chứng từ..[ 17] 1.2.3.2Nhóm chỉ tiêu định lượng a. Tỷ lệ nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100% Tổng dư nợ b. Tỷ lệ nợ xấu: Dư nợ các khoản nợ nhóm 3 + 4 + 5 Tỷ lệ nợ xấu = --- 100% Tổng dư nợ

Các tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu càng thấp thì chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại, nếu tỷ lệ trên cao thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao. Thông thường tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 3%.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 05 nhóm như sau:

Phân loại nợ:

* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi

đúng hạn;

gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; - Nợ đuợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

- Nợ đuợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu;

- Nợ đuợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ

theo hợp đồng tín dụng;

- Nợ thuộc một trong các truờng hợp vi phạm các quy định của pháp luật nhu: Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tuợng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài không đuợc cấp tín dụng theo quy định của pháp luật...

- Nợ đuợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này

* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn duới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhung đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chua thu hồi đuợc

- Nợ đuợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này

* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm

21

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn

trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đuợc cơ

cấu lại lần thứ hai;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chua bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhung đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chua thu hồi đuợc;

- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đuợc Ngân hàng Nhà nuớc công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

- Nợ đuợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn. Và đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn cơ cấu lại...

Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra các biến động bất lợi trong môi truờng, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi truờng kinh tế)

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều huớng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;

- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài

22

chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Khoản nợ đã đuợc phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b và c khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhung không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

- Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của

pháp luật.... [8]

c. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm

Tỷ lệ cho vay có TSBĐ càng cao thì mức độ rủi sẽ thấp, làm cho chất luợng tín dụng đuợc đảm bảo hơn.

d. Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng Tỷ lệ lợi nhuận từ tín = dụng Lãi từ tín dụng x 100% --- Tổng lợi nhuận

còn cả lãi, đảm bảo an toàn cho vốn vay e. Tỷ lệ trích lập dự phòng Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập Tỷ lệ trích lập dự phòng = _____________ rủi ro tín dụng Du nợ bình quân

Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro cũng như để bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của tổ chức tín dụng, tương ứng với mỗi nhóm nợ nêu trên, Ngân hàng nhà nước quy định một tỷ lệ trích lập dự phòng chung cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 là 0,75%, và trích lập dự phòng cụ thể cho các nhóm nợ 1 đến nhóm 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% (có tính đến tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo). Như vậy, việc duy trì một tỷ lệ tối đa nợ nhóm 1 luôn là mục tiêu đặt ra đối với các NHTM nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

f. Các chỉ tiêu phân tán rủi ro:

Các chỉ tiêu phân tán rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tập trung vào một khách hàng, một nhóm khách hàng, ngàng nghề, khu vực địa lý, qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của tổng danh mục tín dụng của NHTM. Các chỉ tiêu gồm:

- Giới hạn cho vay tối đa một khách hàng theo quy định của pháp luật - Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế

- Phân tán rủi ro theo khu vực địa lý

- Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất trên tổng dư nợ

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 35)