Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 109)

Thứ nhất, Chi nhánh đã chú trọng cấp tín dụng đến nhiều các ngành sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Cơ cấu cấp tín dụng thay đổi theo hướng tích cực như: phát triển tập trung vào các khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lành mạnh, các dự án đầu tư có triển vọng tốt; thắt chặt cho vay các ngành có rủi ro đặc biệt cao (Đóng tàu, thuyền, Kinh doanh vận tải biển, Sản xuất phôi thép); áp dụng các điều kiện chặt chẽ khi cho vay các ngành rủi ro cao; tăng cường mở rộng cho vay các ngành có rủi ro trung bình/thấp. Việc mở rộng tín dụng kết hợp với đa dạng hoá các hình thức tín dụng, cùng với việc mở rộng đối tượng cho vay đã tạo điều kiện cho việc tiếp cận giữa vốn tín dụng ngân hàng với DN được thuận lợi hơn.

Thứ hai, Tỷ lệ nợ xấu thực (tức là tỷ lệ nợ xấu gồm cả các khoản đã phải xử lý bằng nhiều hình thức để loại ra khỏi cân đối trong năm như bán cho VAMC, DATC, sử dụng dự phòng..) của chi nhánh đang có xu hướng giảm qua các năm (năm 2014 là 15,7%, năm 2015 là 11,02%, năm 2016 là 11,00%), chứng tỏ chất lượng tín dụng có dấu hiệu cải thiện nhờ hoàn thiện quy trình tín dụng, tăng cường công tác xếp hạng khách hàng và kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn.

Thứ ba, vốn huy động của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm (năm 2014 là 2.198 tỷ đồng, năm 2015 là 2.297 tỷ đồng, năm 2016 là 2.450 tỷ đồng) trong đó đã khai thác được một khối lượng vốn khá lớn ngay tại các đơn vị đang

vay vốn chuyển tiền về gửi tại chi nhánh do có mức lãi suất rất cạnh tranh, chính sách khách hàng uu đãi cho khách hàng sử dụng toàn diện các sản phẩm từ huy động đến cho vay tại khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng thân thiện, tác phong giao dịch chuyên nghiệp. Đây là cơ sở để chi nhánh nâng cao chất luợng tín dụng, quản lý khách hàng cho vay hiệu quả hơn, nâng cao tỷ lệ thu hồi nợ thông qua kiểm soát đuợc doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển về tài khoản mở tại chi nhánh.

Thứ tư, tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay các năm 2015 và 2016 đều lớn hơn 100% thể hiện chi nhánh đặc biệt tập trung vào công tác thu hồi nợ nhất là nợ quá hạn và nợ xấu. Đây là điều cần thiết để đảm bảo phát triển tín dụng bền vững.

Thứ năm, tỷ lệ du nợ đuợc đảm bảo bằng tài sản/ tổng du nợ luôn duy trì ở tỷ lệ rất cao (đạt 99,7% tại 31/12/2014, 99,3% tại 31/12/2015 và 98,4% tại 31/12/2016). Việc khoản vay đuợc đảm bảo bằng tài sản sẽ nâng cao trách nhiệm của nguời vay trong việc thực hiện cam kết trả nợ cho ngân hàng, phòng ngừa rủi ro, giảm tổn thất cho ngân hàng thông qua bán TSBĐ khi khách hàng không trả đuợc nợ do hoạt động sản xuất kinh doanh,tinh hình tài chính yếu kém

Thứ sáu, công tác quản trị rủi ro tín dụng đã đuợc chú trọng nâng cao trong toàn hệ thống Maritime Bank nói chung và chi nhánh nói riêng, thể hiện:

- Ngân hàng đã triển khai nguyên tắc ba hàng rào bảo vệ thể hiện trách nhiệm quản trị rủi ro tín dụng: Hàng rào đầu tiên là bộ phận kinh doanh tại chi nhánh, các đơn vị hỗ trợ liên quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và kiểm soát rủi ro tại đơn vị mình; Hàng rào thứ hai là ủy ban hội đồng có trách nhiệm quản lý rủi ro (Ủy ban xử lý rủi ro, Ủy ban quản lý rủi ro và kiểm toán, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng quản lý rủi ro..) và các đơn vị quản lý rủi ro đặt tại Hội sở chính; Hàng rào thứ ba là Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đua ra các nhận định độc lập về công tác quản lý rủi ro trên toàn hệ thống.

- Ngân hàng thực hiện nhận diện các rủi ro vốn có mà mình đang phải đối mặt trong giao dịch tín dụng một cách cụ thể bằng cách văn bản hóa (các rủi ro đuợc liệt kê chi tiết trong Quy ch ế rủi ro 008- Khung quản lý rủi ro do Hội đồng quản trị ban hành)

- Ngân Hàng thực hiện đo lường và đánh giá rủi ro thông qua việc :

+ Xây dựng và vận hành thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống

xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng (hiện được áp dụng tại chi nhánh) là sự kết hợp

của ba phương pháp: phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chi nhánh được xây dựng thành 2 mô hình cho ba loại khách hàng chính là khách hàng là khách hàng là tổ chức kinh tế, KHCN. Trong đó cấu phần xếp hạng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kết quả xếp hạng tín dụng là một cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, áp dụng chính sách tín dụng cho khách hàng.

+ Vận hành hệ thống cảnh báo sớm nợ rủi ro- công cụ đánh giá định lượng và định tính khách hàng sau cho vay nhằm chủ động phát hiện và quản lý các khách hàng có khả năng xảy ra nợ rủi ro sớm nhất

- Công tác kiểm tra, kiểm soát được tiến hành thường xuyên và đạt những kết quả nhất định. Trong các năm qua, Kiểm toán nội bộ định kỳ đều tiến hành các cuộc kiểm tra toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là công tác kiểm tra tín dụng, trích lập dự phòng và xử lý, thu hồi nợ xấu. Và tại chi nhánh, lãnh đạo chi nhánh cũng thường xuyên tự tổ chức các đợt rà soát nội bộ (kiểm tra chéo hồ sơ, thực địa khách hàng) nhằm chủ động phát hiện các sai phạm, rủi ro trong tín dụng chi nhánh, thực hiện khắc phục và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của hội sở đối với những sai phạm, rủi ro chi nhánh không thể khắc phục/ có thể gây hậu quả lớn.

- Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đối với các khoản cho vay nói chung, chi nhánh đều thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng chung với tỷ lệ 0,75%. Đồng thời định kỳ hàng quý, ngân hàng tiến hành rà soát và phân loại kịp thời các khoản nợ để tiến hành trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ.

- Ngân hàng đã thiết lập các ủy ban/ hội đồng/ phòng ban đặt tại hội sở chính được chuyên môn hóa về công tác quản lý nợ quá hạn, xử lý nợ xấu. Do đó, khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, các khoản nợ này sẽ được chuyển giao cho các ủy ban/ hội đồng/ phòng ban trên làm đầu mối phối hợp với chi nhánh đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Thực tế cho thấy, với mô hình chuyên môn hóa như trên, chất lượng công tác quản lý, xử lý nợ rủi ro được nâng cao hơn so với những năm trước đó. Trong 3 năm qua, chi nhánh đã phối hợp tốt với các ủy ban/ đơn vị đầu mối trên đôn đốc thu hồi nợ, nhận gán xiết nợ, bán nợ cho VAMC, DATC, các tổ chức tín dụng khác... để làm lành mạnh hơn bảng cân đối của chi nhánh. Nhờ đó, chi nhánh có thời gian tập trung hơn vào việc quản lý chặt chẽ các khách hàng hiện tại chưa phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu; phát triển khách hàng mới nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng song hành với nâng cao quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 109)