Xây dựng chính sách tín dụng, mô hình tín dụng hợp lý

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 127 - 128)

Thứ nhất, Maritime Bank- chi nhánh Hà Nội cần xây dựng chính sách phát triển tín dụng hợp lý hơn về ngành nghề rủi ro, loại hình doanh nghiệp và kỳ hạn vay

Maritime Bank- chi nhánh Hà Nội cần đua ra các chính sách uu đãi và biện pháp để tiếp cận và cho vay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh trong các ngành rủi ro thấp nhu: sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị y tế, giáo dục, thể dục thể thao..; hạn chế tăng truởng cho vay nhiều các ngành nghề rủi ro cao nhu bất động sản..; đề xuất và tham vấn cho Bộ phận phát triển sản phẩm tại hội sở chính đua ra các sản phẩm tín dụng đặc thù cho các doanh nghiệp quốc doanh nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh có thể tiếp thị và thu hút đuợc các khách hàng doanh nghiệp quốc doanh vay tại chi nhánh.

Đồng thời, trong các năm tới, chi nhánh cần tăng truởng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn do hiện tỷ trọng cho vay trung dài hạn của chi nhánh đang quá cao (hơn 90%), nhằm giúp chi nhánh chủ động cân bằng cơ cấu cho vay và cơ cấu huy động vốn.

Thứ hai, Maritime Bank cần xem xét thay đổi mô hình kiểm soát giải ngân tập trung tại hội sở chính theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn

Mô hình kiểm soát giải ngân tập trung tại hội sở chính (trước khi thực hiện giải ngân, các chi nhánh phải scan toàn bộ hồ sơ chuẩn bị giải ngân lên Bộ phận kiểm soát giải ngân tại hội sở chính kiểm soát và xác nhận đã đủ điều kiện giải ngân) đã bộc lộ những nhược điểm như: các chi nhánh hầu hết gửi bản scan hồ sơ chuẩn bị giải ngân vào đầu giờ chiều dẫn đến bộ phận kiểm soát giải ngân tại hội sở chính bị quá tải, xử lý chứng từ chậm dẫn đến không giải ngân kịp cho khách hàng trong ngày theo cam kết; việc kiểm tra chứng từ scan rất khó phát hiện việc cán bộ chi nhánh thông đồng với khách hàng gian lận làm giả hồ sơ chứng từ.

Do vậy, Maritime Bank cần xem xét thay đổi mô hình theo hướng bố trí nhân sự thuộc bộ phận kiểm soát giải ngân tập trung ngồi trực tiếp tại chi nhánh để kiểm soát các chứng từ chứng minh mục đích vay vốn trước khi thực hiện giải ngân cho khách hàng. Việc này vừa đảm bảo tính độc lập của cán bộ kiểm soát giải ngân (không thuộc nhân sự chi nhánh), vừa giảm thiểu được rủi ro chi nhánh thông đồng với khách hàng làm giả hồ sơ chứng từ, chữ ký ..., đồng thời đảm bảo kiểm soát kịp thời chứng từ trong ngày để giải ngân đúng thời hạn cam kết cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w