nhánh Hà Nội
Tính đến cuối năm 2016, chi nhánh có tổng số cán bộ công nhân viên là 66 người, trong đó nam là 23 người (chiếm 35%), nữ là 43 người (65%). Trình độ chuyên môn: 90% là bậc đại học trở lên. Cán bộ công nhân viên ở Chi nhánh được đánh giá là có trình độ chuyên môn, kỹ năng giao dịch, ứng xử tốt, chuyên nghiệp. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh gồm:
- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc chi nhánh và 01 Phó Giám đốc. - 08 trung tâm khách hàng:
+ 01 trung tâm khách hàng doanh nghiệp đặt tại trụ sở Maritime Bank- chi nhánh Hà Nội: có nhiệm vụ chính là tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm..., thu hút và chăm sóc cho Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) vừa và nhỏ.
+ 08 trung tâm khách hàng cá nhân (01 trung tâm đặt tại trụ sở Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội và 07 trung tâm còn lại đặt tại các Phòng giao dịch): có nhiệm vụ chính là tiếp cận, giới thiệu, tư vấn các sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm., thu hút và chăm sóc cho các KHCN.
- Bộ phận dịch vụ khách hàng: trực tiếp thực hiện các thao tác nghiệp vụ gửi, rút tiết kiệm, chuyển tiền trong nước và quốc tế, đổi ngoại tệ, giải ngân, hạch toán thu nợ ... sau khi khách hàng đã chấp nhận sử dụng các dịch vụ sản phẩm mà các trung tâm khách hàng doanh nghiệp, trung tâm khách hàng cá nhân đã tư vấn, giới thiệu. Nhân sự của bộ phận này sẽ được phân bổ ở các trung tâm khách hàng nêu trên.
+ Bộ phận hành chính thực hiện các công việc liên quan đến công việc văn phòng, hành chính
Mô hình tổ chức thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội
(Nguồn: Bộ phận hành chính Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội)
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải- Chi nhánh Hà Nội
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây trước bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, chính sách tài chính - tiền tệ có nhiều thay đổi hoạt động kinh doanh của Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận biến động không ổn định, chi tiết như sau:
Bảng 2.1: Ket quả hoạt động kinh doanh các năm 2014-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015-2016
Bảng 2.1 và 2.2 cho thấy:
Năm 2014, tổng thu là 1.057 tỷ đồng, trong khi chi phí là 1.073 tỷ đồng nên lợi nhuận của chi nhánh là âm 16 tỷ đồng.
Năm 2015, cả thu và chi đều giảm so với năm 2014 nhưng mức giảm của tổng thu (giảm 256 tỷ đồng tương đương 24%) nhiều hơn mức giảm của tổng chi (giảm 193 triệu đồng tương đương 18%), dẫn đến lợi nhuận 2015 âm 79 tỷ đồng, giảm mạnh so với 2014.
Năm 2016, mặc dù có nhiều biến động bất lợi cho Maritime Bank do những tin đồn thất thiệt vào tháng 7, tháng 8/2016 nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh vẫn đồng tâm, đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả lợi nhuận rất cao. Tổng thu năm 2016 đều giảm so với 2015 nhưng mức giảm của tổng chi (giảm 288 tỷ đồng tương đương 36%) nhiều hơn mức giảm của tổng thu (giảm 437 tỷ đồng tương đương 50%), dẫn đến lợi nhuận 2016 dương 70 tỷ đồng, tăng mạnh so với 2015.
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của 3 năm: Ngoài nguyên nhân khách quan là do sự khó khăn chung của nền kinh tế, thì nguyên nhân chủ quan dẫn tới lợi nhuận của chi nhánh âm trong các năm 2014 và 2015 là:
- Nợ xấu cao dẫn đến phải trích dự phòng lớn (năm 2014 chi trích lập dự phòng là 415 tỷ đồng chiếm đến 39% tổng thu nhập).
- Nợ xấu cao dẫn đến phải hạch toán tăng chi khác đối với các khoản lãi dự thu
về tín dụng đã ghi nhận vào thu nhập của năm trước (trong năm 2015, chi khác về lãi cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân là 535 tỷ đồng, chiếm đến 67% tổng thu nhập).
- Tỷ lệ thu lãi thấp, kể cả lãi của nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2. Lãi tồn đọng lớn. - Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro chậm
- Xử lý phát mại TSBĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan làm chậm tiến độ.
Khắc phục những hạn chế trong năm 2016, Ban lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nợ xấu được đẩy mạnh xử lý, thu hồi lãi và nợ gốc được đẩy mạnh hơn nữa. Thêm vào đó, nền kinh tế dần phục hồi đã khiến cho kết quả kinh doanh của chi nhánh trong năm này khả quan hơn.
2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn
Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu huớng tăng qua các năm từ 2014 đến 2016, chi tiết nhu sau:
Bảng 2.3: Ket quả huy động vốn các năm 2014-2015
Tiền gửi vốn chuyên dùng__________ ______ ______ (50) -54%
2 Tiền gửi tiết kiệm cá nhân_________ 1.443 1.32
4 118 9%
Tiền gửi không kỳ hạn_____________ ______ ______ _____ 54 Tiền gửi có kỳ hạn________________ 1.413 1.30
5 108 8%
Tiền gửi ký quỹ_________________ ______ ______ _____ 3%
Tổn g____________________________ 2.297 2.198 _____ 99 5% TT Chỉ tiêu 31/12/16 31/12/15 Biến động Trị giá %
Tiền gửi của TCKT và cá nhân 74
3 9 84 (W -12%
Tiền gửi không kỳ hạn 49 3 55 2" (59)" - 11% Tiền gửi có kỳ hạn 17 0" 4 25 (84)" 33%- Tiền gửi vốn chuyên dùng 8
0 43 37" %87
"2 Tiền gửi tiết kiệm 1.69 8
1.443 255~ 18%
Tiền gửi không kỳ hạn 2
4 30" (6)" 21%- Tiền gửi có kỳ hạn 1.67
4
1.413 261 19%
~3 Tiền gửi ký quỹ 9^ 6" 3 59%
Tổng 2.45
0
2.297 Ĩs3 7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)
2016
201
5 2014 Trị giá % Trị giá %
Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy:
Tổng nguồn vốn huy động tại 31/12/2014 là 2.198 tỷ đồng.
Tổng vốn huy động tại 31/12/2015 là 2.297 tỷ đồng, tăng 99 tỷ đồng (tuơng đuơng 5%) so với cùng kỳ năm 2014 và vuợt kế hoạch đuợc giao, chủ yếu do tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân tăng 108 tỷ đồng (tuơng đuơng 8%)
Năm 2016, tổng huy động nối tiếp đà tăng truởng của năm 2015. Theo đó, tại 31/12/2016, tổng tiền gửi là 2.450 tỷ đồng, tăng 153 tỷ đồng (tuơng đuơng 7%) so với cùng kỳ năm truớc và vuợt kế hoạch đuợc giao, chủ yếu do tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân tăng 261 tỷ đồng (tuơng đuơng 19%) vuợt kế hoạch đuợc giao.
Để có đuợc kết quả trên, trong các năm 2013 và 2014, chi nhánh đều tổ chức các chuông trình khuyến mại, dự thuởng huy động vốn đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc huy động tiền gửi từ dân cu.
Đặc biệt, trong năm 2016, do có thông tin bất lợi cho Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội nên đã có một số luợng lớn khách hàng hoang mang tâm lý, rút tiền hàng loạt tại Maritime Bank nói chung và chi nhánh nói riêng. Thời điểm này, ban lãnh đạo chi nhánh thuờng xuyên theo sát biến động tiền gửi (hàng ngày), dự báo các biến động có thể xảy ra trong vài ngày tới và làm việc trực tiếp với các bộ phận nguồn vốn hội sở để đảm bảo cân đối nguồn kịp trong ngày, tránh gây tâm lý bất an cho khách hàng khi đến rút. Đồng thời, các cán bộ chi nhánh chủ động chia sẻ với khách hàng về sự ổn định trong tình hình kinh doanh, khả năng chi trả của Maritime Bank. Maritime Bank ban hành các chuơng trình lớn thu hút khách hàng, điển hình: Chuơng trình “Cảm hứng lan tỏa, ưu đãi chan hòa” bắt đầu từ 25/07/2016, thu hút đuợc hàng trăm ngàn khách hàng tham gia gửi tiết kiệm, mở gói tài khoản, mở thẻ tín dụng, mở sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh những quà tặng ngay có giá trị nhu ví da, áo mua, mũ bảo hiểm, khách hàng tham gia nếu đủ điều kiện sẽ nhận đuợc mã dự thuởng quay số trúng giải hàng tháng tới 10 triệu đồng và giải cuối chuơng trình lên tới 250 triệu đồng. Song hành là các hoạt động khơi gợi cảm hứng gắn bó, tự hào và nỗ lực phần đấu của cán bộ nhân viên cho sự vững mạnh, thành công của Maritime Bank (nhu chuơng trình I love Maritime Bank).
Với tất cả những biện pháp khẩn trương, mạnh mẽ, đúng đắn trên, huy động năm 2016 của chi nhánh không những giảm mà lại tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2015.
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng
* Hoạt động cung ứng các dịch vụ
Bảng 2.5: Ket quả thu thuần dịch vụ các năm 2014-2015
động dịch vụ 2) (81 ) (758 (830) (53) 7% 72 -9% Thu thuần 4.70 2 3.00 3 3.758 1.699 57% (75 5) - 20%
2016 2015 2014 2015 2014
(Nguồn: Báo cáo tông kêt Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)
Bảng 2.5 cho thấy:
Trong 3 năm, thu thuần từ các dịch vụ cung ứng của chi nhánh đều đạt trên 3 tỷ đồng. Năm 2014 đạt 3,8 tỷ đồng. Năm 2015 là 3 tỷ đồng, giảm 0,8 tỷ đồng (20%) so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016, với việc cải thiện chất lượng dịch vụ, cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ mới tiện ích nên, thu thuần từ các dịch vụ cung ứng là 4,7 tỷ đồng, tăng 1,7 tỷ đồng (57%) so với năm 2015.
Các khoản thu từ cung ứng dịch vụ gồm: thu phí thanh toán nội địa, phí chuyển tiền nước ngoài, phí phát hành thẻ, phí dịch vụ thẻ, phí rút tiền tại ATM, phí thường niên, thu về nghiệp vụ Western Union, phí LC, phí nhờ thu, thu ngiệp vụ ngân quỹ, bảo quản tài sản. Trong đó, các dịch vụ cung ứng tạo doanh thu chủ yếu cho chi nhánh lần lượt là: thu phí nghiệp vụ LC, thu phí thanh toán nội địa, thu phí thường niên Ebanking, thu phí dịch vụ ngân quỹ, các khoản chi chính là chi phí bảo vệ tiền. Đặc biệt, thu phí thường niên Ebanking đã có xu hướng tăng mạnh qua cả 3 năm, đây là một dấu hiệu tích cực cho hoạt động ngân hàng trực tuyến tại chi nhánh
Khoản chi từ cung ứng dịch vụ gồm: chi phí dịch vụ thẻ, chi phí bảo vệ tiền.. .Trong đó, chi phí bảo vệ tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí cung ứng dịch vụ, chi tiết tại Bảng 2.6
Bảng 2.6: Chi tiết các khoản thu - chi dịch vụ các năm 2015-2016
7 0)
1
Thu phí thanh
toán nội địa 1.653 1.660 0 2.12 (8) 0% 0) (46 22%-
2
Thu phí chuyển
tiền nước ngoài 7 65 2 42 2 55 235 56% 0) (13 24%-
3 Thu phí nghiệp vụ tín dụng thư 1.739 38 1 1.03 5 1.359 357 % (65 4) - 63% 4 Thu phí thường niên Ebanking 60 7 14 6 1 0 461 316 % 136 1359% 5 Thu về dịch vụ ngân quỹ 15 8 9 35 0 1 (200) -56% 349 3488% II. Tổng các khoản chi chính 69 2 61 7 72 1 75 0 (10 4) -14% Chi phí bảo vệ tiền 2 69 7 61 1 72 75 12% 4) (10 14%-
2016 2015 2015 2014 Giá trị % Giá trị % Doanh số mua bán ngoại tệ ( tỷ đồng) 2.14 1 1.74 9 2.09 0 392 22% (341) -16%
Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối (triệu đồng) 5 7 17 8 - 52 -121 -68% 230 440%
(Nguồn: Báo cáo tông kêt Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)
* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh có xu hướng biến động tăng nhưng đây không phải là hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận cho chi nhánh, cụ thể tại Bảng 2.7:
đồng so với năm 2014. Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối năm 2016 là 57 triệu đồng, giảm 121 triệu đồng so với năm 2015. Hiện nay, Maritime Bank thực hiện cơ chế quản lý trạng thái ngoại tệ tập trung tại hội sở chính. Theo đó, chi nhánh phải đưa trạng thái kinh doanh về bằng 0 vào cuối ngày (thông qua việc mua hoặc bán trạng thái ngoai tệ cuối ngày với hội sở). Với cơ chế này, rủi ro ngoại hối tại chi nhánh bằng 0 (nếu chi nhánh tuân thủ đúng quy định duy trì trạng thái =0) nhưng đồng thời margin lãi kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh cũng rất thấp.
2.1.3.4. Hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng dư nợ tín dụng các năm 2014-2016
Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay khách hàng Mức độ tăng trướng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)
Biểu đồ 2.1 cho thấy:
Dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2014 và có xu hướng giảm trong năm 2015 và 2016. Tổng dư nợ tín dụng 31/12/2014 đạt 3.150 tỷ đồng, tăng 595 tỷ đồng (23%) so với cùng kỳ năm 2013. Tổng dư nợ đến 31/12/2015 là 2.742 tỷ đồng, giảm 409 tỷ đồng (tương đương -13%) so với cùng kỳ năm 2014. Tổng dư nợ đến 31/12/2016 là 2.485 tỷ đồng, giảm 257 tỷ đồng (tương đương 9%), đạt 80% kế hoạch được giao. Từ các năm 2015 đến 2016, dư nợ cuối năm giảm do các nguyên nhân chính sau:
- Chi nhánh tập trung xử lý các khoản nợ nhóm 3 trở lên, nhất là tại các thời điểm gần cuối năm để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trên cân đối không vượt giới hạn 3%
- Mức độ cạnh tranh cũng diễn ra hết sức gay gắt trong địa bàn chi nhánh - Cơ cấu lại phân khúc khách hàng, thoái lui các khách hàng được đánh giá có rủi ro (được thực hiện mạnh từ quý 3 năm 2016)
Biểu đồ 2.2: Mức độ biến động dự phòng tín dụng các năm 2014-2016
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)
Biểu đồ 2.2 cho thấy:
Đồng thời, dự phòng cho vay của chi nhánh cũng tăng trong năm 2014 và có xu hướng giảm trong năm 2015, 2016. Dự phòng tại 31/12/2014 là 143 tỷ đồng, tăng 30 tỷ đồng (tương đương 30%) so với cùng kỳ năm 2013. Dự phòng tại
31/12/2015 là 118 tỷ đồng, giảm 25 tỷ đồng (tương đương 18%) so với cùng kỳ năm 2014. Dự phòng tại 31/12/2016 là 29 tỷ đồng, giảm 89 tỷ đồng (tương đương 76%).
Neu so sánh biến động dư nợ với biến động dự phòng trích lập, ta có thể thấy mức độ biến động giảm của số dư trích lập dự phòng mạnh hơn nhiều so với biến động giảm của dư nợ. Chi tiết theo biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: So sánh mức độ biến động dư nợ tín dụng và biến động dự phòng tín
dụng các năm 2014-2016
Biểu đồ 2.3 cho thấy: Quan điểm chú trọng an toàn tín dụng của chi nhánh trong việc nâng cao chất luợng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều hình thức nhu: sử dụng dự phòng, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua bán nợ, tổ chức tín dụng khác, gán xiết nợ...
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG