Thực hiện tốt và có hiệu quả quy trình nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 128 - 135)

Tại Maritime Bank nói chung và Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội nói riêng cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau đây:

3.2.3.1 Nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng nội bộ

Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng hiệu quả, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo các hướng sau đây:

Thứ nhất, cải tiến phương pháp chấm điểm tín dụng hiện tại:

Hiện Maritime Bank xếp hạng KHDN không căn cứ vào tỷ trọng của tất cả các tiêu chí trong bộ xếp hạng (có 28 tiêu chí) mà chỉ căn cứ theo hạng thấp nhất của các tiêu chí trọng yếu (07 tiêu chí trọng yếu) có thể dẫn đến không đánh giá được chính xác toàn diện năng lực doanh nghiệp về tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng, phát sinh nhiều trường hợp phải lập tờ trình phê duyệt nâng hạng khách hàng, làm kéo dài thời gian trình xét duyệt tín dụng, tốn nhân lực liên quan.

Do đó, Maritime Bank cần cân nhắc thay đổi phương pháp chấm điểm KHDN phù hơn, trong đó có thể lựa chọn phương pháp chấm điểm: điểm xếp hạng cuối bằng tổng các tích số giữa điểm của từng chỉ tiêu và từng trọng số chỉ tiêu. Qua đó, đảm bảo đánh giá được tổng thể năng lực và rủi ro của khách hàng, giảm bớt thời gian phải trình nâng hạng khách hàng...

Thứ hai, thiết lập đưa bộ tiêu chí xếp hạng cho nhóm khách hàng có tính chất đặc thù

Maritime Bank cần thiết lập bộ tiêu chí xếp hạng khách hàng riêng cho nhóm khách hàng đặc thù thuộc ngành xây dựng, nhóm khách hàng xuất khẩu. Việc thiết lập bộ tiêu chí nhóm khách hàng đặc thù cần được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu rõ đặc thù rủi ro ngành, đặc điểm ngành như quy mô vốn, lưu chuyển dòng tiền, phương thức quản lý...

Đối với nhóm ngành xây dựng: ngoài 28 tiêu chí áp dụng cho khách hàng thông thường, Maritime Bank có thể bổ sung thêm tiêu chí sau: Tỷ lệ giá trị các công trình (phần giá trị dự kiến sẽ thi công và hoàn thành) trong năm kế hoạch so với doanh thu từ các công trình trong năm gần nhất; Tỷ trọng doanh thu từ các công trình có nguồn vốn khác vốn nhà nước ví dụ: ODA, ADB, WB, tư nhân...

Đối với nhóm ngành xuất khẩu: ngoài 28 tiêu chí áp dụng cho khách hàng thông thường, Maritime Bank có thể bổ sung thêm tiêu chí sau: Doanh số xuất khẩu năm gần nhất; Tỷ trọng doanh số xuất khẩu/ doanh thu năm gần nhất; Ngành hàng xuất khẩu được tài trợ là ngành hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp; Số năm hoạt động xuất khẩu; Số lượng nhà nhập khẩu có quan hệ thường xuyên (>2 lần/năm)...

Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào:

Điều quan trọng nhất là phải kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đặc biệt là đói với KHCN do từ thực tế cho thấy, thông tin đầu vào của KHCN thường thiếu chính xác. Thông tin đầu vào phải là thông tin chuẩn, đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.

3.2.3.2 Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt khách hàng

Cần khắc phục quan điểm coi trọng quá mức TSBĐ, mà cần quan tâm đúng mức đến phuơng án, dự án vay vốn, ngân hàng cần có nhận thức đầy đủ về những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng tài sản, thực chất chỉ là một biện pháp dự phòng trong truờng hợp khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ do dự án vay vốn kém hiệu quả nằm ngoài khả năng dự đoán của ngân hàng.

Thứ hai, thẩm định khách hàng dựa trên cơ sở thu thập các từ nhiều nguồn thông tin

Các thông tin để thẩm định đuợc tập hợp từ các nguồn sau: báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, thông tin CIC, thông tin từ các tổ chức tín dụng khác, từ đối tác của khách hàng, từ cán bộ nhân viên trong hệ thống... Càng thu thập đuợc nhiều thông tin, càng có đuợc cái nhìn đa diện khách hàng nhung cũng cần thẩm định độ chính xác và tin cậy của nguồn thông tin truớc khi sử dụng.

Thứ ba, nội dung thẩm định phải đầy đủ các yếu tố định tính và định lượng:

Đánh giá đầy đủ các yếu tố bên trong doanh nghiệp (năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đạo đức ban giám đốc, chủ sở hữu; số năm hoạt động của DN, các chỉ tiêu định luợng: lợi nhuận, hệ số tự tài trợ, khả năng thanh toán, vòng quay khoản phải thu...) các yếu tố bên ngoài (môi truờng vĩ mô, thị hiếu...) để đánh giá đuợc toàn diện chính xác xác năng lực tài chính, khả năng trả nợ, tính khả thi của dự án vay vốn và triển vọng phát triển trong tuơng lai của khách hàng, trên cơ sở đó đua ra quyết định cho vay chính xác. Đây là giải pháp đóng vai trò quan trọng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất luợng tín dụng. Việc đánh giá, thẩm định không chính xác khách hàng sẽ mang lại những khoản cấp tín dụng không hiệu quả và khó khăn trong việc thu hồi vốn, làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu và rủi ro.

Thứ tư, hạn chế việc phê duyệt ngoại lệ theo chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng:

Đây là thực tế xảy ra ở nhiều NHTM mà hệ lụy của nó là hồ sơ các khoản vay thuờng không đủ đáp đủ điều kiện vay theo chính sách vay vốn mà ngân hàng ban hành, các khoản vay có mục đích không rõ ràng, giá trị thực của TSBĐ thấp hơn nhiều so với giá trị ngân hàng định giá dẫn đến tổn thất lớn cho ngân hàng trong truờng hợp phải xử lý nợ...

3.2.3.3 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm tra sau cho vay

Không chỉ tập trung thẩm định và kiểm soát khách hàng trước khi giải ngân mà ngân hàng cần chú trọng hơn đến kiểm tra sau cho vay.

- Tăng cường công tác thu thập, rà soát và phân tích báo cáo tài chính của khách hàng định kỳ, thu thập thông tin từ các nguồn: báo chí, trang mạng, bạn hàng của khách hàng, các tổ chức tín dụng khác về: ngành nghề khách hàng đang hoạt động, các thông tin liên quan đến chủ sở hữu, ban giám đốc của DN (nếu có), hoạt động sản xuất kinh doanh của DN/ cá nhân...Qua đó, kiểm chứng và đánh giá lại mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng vay.

- Kiểm tra thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tính báo cáo tài chính là chưa đủ mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng: địa điểm sản xuất kinh doanh, các dự án được tài trợ từ vốn vay, địa điểm sinh sống của khách hàng. Việc kiểm tra thực địa giúp:

+ Chi nhánh gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn của khách hàng để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Đồng thời, đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, TSBĐ.

+ Kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính, mức độ tin cậy trong việc cung cấp thông tin của khách hàng.

+ Phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn: khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng ngừng hoạt động kinh doanh, khách hàng bỏ trốn khỏi địa bàn, khách hàng tham gia các hoạt động liên quan đến cá độ, lô đề, mất uy tín trong thanh toán, không trung thực trong cung cấp thông tin... để kịp thời báo cáo cấp lãnh đạo và có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa

3.2.3.4 Nâng cao chất lượng định giá, quản lý TSBĐ

kỳ một tổ chức tín dụng nào cũng hết sức chú trọng, quan tâm. Việc định giá, quản lý tốt TSBĐ đảm liên quan trực tiếp đến việc đánh giá, phân loại, quản lý khách hàng, an toàn tín dụng và ngăn ngừa rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Trong điều kiện khoa học phát triển nhu hiện nay, máy móc thiết bị, quy trình sản xuất, các giao dịch mua bán chuyển nhuợng... ngày càng đa dạng, phong phú, phức tạp và cả tinh vi nữa, yêu cầu về nâng cao chất luợng định giá và quản lý TSBĐ là càng đuợc đặt ra cấp thiết hơn. Theo đó:

* Lựa chọn TSBĐ:

Cho vay có TSBĐ là yêu cầu cần thiết, nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ. Đối với những khoản cấp tín dụng mới, chi nhánh cần yêu cầu khách hàng có TSBĐ ngay từ khi xét duyệt cấp tín dụng, còn đối với những khách hàng đã đuợc duyệt cấp tín dụng, yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ cho khoản vay có giá trị tuơng ứng với du nợ hiện tại. Đặc biệt đối với những khoản vay có nguy cơ phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, chi nhánh phải tìm mọi cách để tăng thêm tài sản cầm cố, thế chấp.

Trong quá trình xem xét, thẩm định đối với tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần luu ý đến các đặc điểm sau của tài sản:

- Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh:

Để chứng minh các điều kiện này, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải xuất trình Giấy chứng nhận sở hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản. Truờng hợp thế chấp quyền sử dụng đất, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đuợc thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tài sản mà Nhà nuớc giao cho DN quản lý, sử dụng, DN phải chứng minh đuợc quyền đuợc cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh tài sản đó.

- Thuộc loại tài sản đuợc phép giao dịch: là các loại tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhuợng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.

cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tài sản đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

- Tính thanh khoản của tài sản: Nhằm đảm bảo khả năng thu nợ nhanh gọn, chi

ưu tiên lựa chọn các loại tài sản dễ chuyển nhượng, dễ bán trên thị trường để nhận làm tài sản đảm bảo. Các ngôi nhà có giá trị nhỏ, ở sâu trong ngõ, máy móc, thiết bị chuyên dụng, hàng hóa đặc biệt... là các loại tài sản cần hết sức thận trọng khi xem xét nhận thế chấp, cầm cố.

- Tính chóng hỏng, giảm giá trị nhanh theo thời gian:

Chi nhánh không nên nhận các tài sản chóng bị hỏng và giảm giá trị nhanh theo thời gian làm TSBĐ. Riêng trường hợp đảm bảo tiền vay bằng các lô hàng hình thành từ vốn vay, chi nhánh có thể xem xét chấp nhận với điều kiện quản lý, giám sát được lô hàng và lô hàng đó dễ bán trên thị trường trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

* Định giá TSBĐ

Đối với từng TSBĐ, ngân hàng cần lựa chọn các phương pháp định giá TSBĐ phù hợp.

- Ngân hàng thực hiện phối hợp với các tổ chức môi giới, các công ty nghiên cứu thị trường xây dựng bộ dữ liệu thông tin thị trường phục vụ cho toàn hệ thống ngân hàng. Đây là cơ sở dữ liệu thiết yếu phục vụ cho công tác thẩm định giá, góp phần nâng cao mức độ tin cậy các kết quả thẩm định giá và hạn chế rủi ro

- Thuê tổ chức định giá độc lập định giá các TSBĐ mà ngân hàng không đủ nguồn thông tin để định giá (tàu biển, máy bay, các khu tổ hợp giải trí..) hoặc giá trị TSBĐ quá lớn

- Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro, không buông lỏng công tác thẩm định giá nhằm thu hút khách hàng. Tạo lỗ hổng trong công tác thẩm định giá. Thực tế cho thấy: các năm đây, khi thị trường bất đống sản phát triển nóng, ngân hàng thường bị hấp dẫn bởi các dự án lớn, trong khi khả năng của bộ phận định giá bị giới hạn và thông tin cần bảo mật trong hệ thống, do vậy, bộ phận định giá

thường làm quá khả năng của mình và thiếu sự hỗ trợ từ bên ngoài, định giá không chính xác giá trị TSBĐ.

- Chú trọng và thường xuyên định giá lại định kỳ TSBĐ: 6 tháng với phương tiện vận tải, 12 tháng với bất động sản.

* Quản lý TSBĐ:

- Khi thiết lập các biện pháp bảo đảm, ngân hàng cần xác định rõ các quyền và việc chuyển giao các quyền về tài sản bảo đảm, giúp cho ngân hàng dễ dàng xử lý tài sản sau này nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ.

- về thủ tục trong bảo đảm tiền vay: lập hợp đồng bảo đảm chính xác, đầy đủ các nội dung theo mẫu hợp đồng Maritime Bank đã ban hành thống nhất trong hệ thống. Trường hợp đặc thù hoặc khách hàng yêu cầu bổ sung một số điều khoản, chi nhánh phải xin ý kiến tư vấn của Bộ phận pháp chế của Maritime Bank. Chi nhánh hoàn thiện thủ tục công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo đúng quy định pháp luật trước khi giải ngân cho khách hàng.

- Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội cần yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đủ giá trị và thời hạn bảo hiểm bằng hoặc lớn hơn thời hạn khoản vay đối với các TSBĐ đặc thù như phương tiện vận tải, nhà, hàng hóa dễ hư hỏng, cháy nổ, hàng trên đường vận chuyển... Quy định bảo hiểm này phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng và bảo đảm tiền vay để làm cơ sở yêu cầu khách hàng thực hiện.

- Việc quản lý TSBĐ có sự áp dụng sáng tạo của người cán bộ; không “máy móc”, cứng nhắc theo những quy định khô cứng, rập khuôn cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi loại tài sản, mọi quy trình sản xuất...mà phải linh hoạt, khoa học, phù hợp với thực trạng của từng doanh nghiệp, từng tài sản, từng quy trình sản xuất, từng địa bàn... Điều này, đòi hỏi cán bộ phụ trách không được thụ động, mà phải có những phương thức tiếp cận khoa học, giải pháp linh hoạt để giám sát, kiểm tra, quản lý TSBĐ như:

+ Phải nắm chắc sơ đồ bố trí sản xuất, bố trí máy móc, thiết bị... là tài sản bảo đảm. Điều này, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý, theo dõi tài sản trên thực tế

+ Cần nghiên cứu, triển khai thực hiện gắn, dán nhãn hiệu, logo Maritime Bank vào TSBĐ (đặc biệt máy móc, thiết bị thế chấp... là các tài sản dễ di chuyển). Điều này giúp thuận tiện trong quản lý TSBĐ và xác lập quyền quản lý của Maritime Bank với bên vay, tránh nhầm lẫn với tài sản thuộc quản lý của doanh nghiệp hoặc đang thế chấp với TSBĐ của ngân hàng khác. Tuy nhiên đây là vấn đề khá nhạy cảm, tuy nhiên trong những điều kiện nhất định, cần thiết phải nghiên cứu, triển khai thực hiện.

- Chi nhánh cần tăng cuờng giám sát hiện trạng TSBĐ, đặc biệt là các TSBĐ có tính chất đặc thù nhu hàng tồn kho luân chuyển, tiền vào hàng ra, thế chấp quyền đòi nợ, tài sản hình thành từ vốn vay, tàu biển... để phát hiện kịp thời các truờng hợp TSBĐ xuống cấp/ hu hỏng, thất thoát/mất...dẫn đến giá trị TSBĐ không đủ đảm bảo giá trị khoản vay tại Maritime Bank. Và có biện pháp xử lý kịp thời: yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ khác hoặc khách hàng giảm du nợ để đảm bảo hệ số đảm bảo tiền vay theo quy định

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 128 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w