Các hệ thống văn bản về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 63 - 71)

2.2.1 Các hệ thống văn bản về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mạicổ phần Hàng hải - Chi nhánh Hà Nội cổ phần Hàng hải - Chi nhánh Hà Nội

2.2.1.1 Quy trình tín dụng

Tại Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội, hoạt động tín dụng sẽ đuợc quản lý theo ngành dọc, thuộc các Ngân hàng chuyên doanh: Ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng cá nhân, Ngân hàng quản lý tín dụng

Maritime Bank ban hành quy chế tín dụng áp dụng chung cho tất cả các khách hàng. Sau đó, tại mỗi ngân hàng chuyên doanh sẽ ban hành các chính sách tín dụng, quy trình tín dụng cho từng loại khách hàng (KHDN, KHCN)

Hệ thống văn bản trên đã thiết lập đuợc một cách tổng thể quy trình tín dụng từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng tại ngân hàng (áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh) đồng thời huớng dẫn chi tiết cách thức thực hiện tại từng buớc.

Theo đó, quy trình tín dụng tại Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội đuợc thể hiện tại sơ đồ 2.2:

Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng tại Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội

Thu thập hồ sơ khách hàng: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, Giám đốc quản lý quan hệ khách hàng (đối với KHDN) hoặc chuyên viên hỗ trợ kinh doanh/ chuyên viên kinh doanh (đối với KHCN) sẽ trực tiếp hoặc bằng điện thoại hướng dẫn khách hàng các thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết, thu thập đủ hồ sơ từ khách hàng.

Thu thập thông tin CIC: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng thực hiện tra thông tin CIC tổng hợp về khách hàng, thông tin tín dụng 12 tháng gần nhất, thông tin TSBĐ.

Định giá TSBĐ: Bộ phận định giá TSBĐ thuộc Trung tâm Quản lý rủi ro tín dụng đặt tại hội sở sẽ hỗ trợ thực hiện định giá TSBĐ

Phân tích tín dụng: Giám đốc quản lý quan hệ khách hàng thực hiện lập Báo cáo thông tin khách hàng lên hội sở. Giám đốc Thẩm định trực tiếp tại hội sở thực hiện kiểm tra thực địa khách hàng, thu thập thông tin khách hàng đầu vào, đầu ra,

điều tra thông tin thị trường, thẩm định thông tin bên bảo đảm, thông tin lãnh đạo chủ chốt của DN và ra Báo cáo đánh giá. Hồ sơ của khách hàng sẽ bị từ chối tại nước này nếu kết quả Báo cáo đánh giá của Giám đốc Thẩm định trực tiếp không đồng ý. Giám đốc Phân tích tín dụng dựa vào hồ sơ khách hàng do chi nhánh gửi lên, kết quả định giá từ Bộ phận định giá, báo cáo đánh giá của Giám đốc Thẩm định trực tiếp để trả lời cho các câu hỏi trong Bộ tiêu chí xếp hạng khách hàng (khi trả lời phải dẫn chiếu đầy đủ các văn bản, đường dẫn website để chứng minh cho lựa chọn đó). Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ tự động xếp hạng khách hàng.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, Giám đốc phân tích tín dụng (đối với KHDN) hoặc chuyên viên bán hàng (đối với KHCN) lập tờ trình tín dụng, trình ký Giám đốc Trung tâm và chuyển lên Bộ phận phê duyệt tín dụng của từng ngân hàng chuyên doanh tại hội sở.

Tái thẩm định và phê duyệt: Tại hội sở, bộ phận phê duyệt tín dụng của từng ngân hàng chuyên doanh sau khi tái thẩm định (thẩm định lại hồ sơ gửi lên hoặc thẩm định trực tiếp khách hàng) sẽ ra quyết định phê duyệt tín dụng đối với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền hoặc chuyển lên các cấp phê duyệt cao hơn: Hội đồng tín dụng các ngân hàng chuyên doanh/ Hội đồng tín dụng và đầu tư/ Ủy ban tín dụng & đầu tư

Hoàn thiện thủ tục TSBĐ: Trung tâm hỗ trợ tín dụng thuộc khối vận hành đặt tại hội sở sẽ thực hiện hoàn thiện các thủ tục TSBĐ (lập hợp đồng thế chấp, gửi đăng ký giao dịch đảm bảo, thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp

Lập hợp đồng tín dụng: Do trung tâm hỗ trợ tín dụng thuộc khối vận hành tại Hội sở chính thực hiện. Chuyên viên hỗ trợ tín dụng soạn thảo, giám đốc hỗ trợ tín dụng (hoặc người được ủy quyền) ký kiểm soát.

Lập khế ước nhận nợ: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng lập, chuyển hồ sơ lên Trung tâm kiểm soát tín dụng tại hội sở kiểm soát (đối với KHDN), Chuyên viên hỗ trợ tín dụng/ chuyên viên kinh doanh soạn thảo và Giám đốc đơn vị kinh doanh ký kiểm soát (đối với KHCN)

Kiểm soát chứng từ trước khi giải ngân: Trung tâm kiểm soát tín dụng đặt tại hội sở thực hiện kiểm soát thông qua chứng từ do chi nhánh scan lên (đối với KHDN), chi nhánh tự thực hiện kiểm soát chứng từ (đối với KHCN)

Kiểm tra sau cho vay: Ngân hàng sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và an toàn. Neu phát hiện có sai phạm sẽ lập báo cáo và đề xuất hướng xử lý phù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt. Giám đốc quản lý quan hệ khách hàng (đối với khoản vay DN) hoặc cán bộ hỗ trợ tín dụng (đối với khoản vay cá nhân) thực hiện kiểm tra sau cho vay. Giám đốc trung tâm kiểm soát và ký xác nhận nội dung kiểm tra sau cho vay.

Khi xây dựng quy trình tín dụng, Maritime Bank đồng thời thiết lập những chốt chặn để đảm bảo hạn che rủi ro tín dụng một cách tối đa như:

- Sàng lọc, xếp hạng khách hàng

- Cảnh báo sớm nợ rủi ro và quản lý, xử lý nợ.

2.2.1.2. Sàng lọc và xếp hạng khách hàng

Maritime Bank sử dụng hệ thống sàng lọc và xếp hạng tín dụng. Hệ thống này được xây dựng nhằm hỗ trợ người dùng trong việc sàng lọc và xếp hạng khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng dựa trên việc trả lời bộ câu hỏi sàng lọc và bộ câu hỏi xếp hạng. Hệ thống tin học hóa quy trình phê duyệt tín dụng, đồng thời lưu trữ các thông tin về khách hàng, thông tin tài chính và các đánh giá phân tích thẩm định tín dụng

a. Sàng lọc khách hàng:

Bộ câu hỏi sàng lọc là bộ lọc đầu tiên để loại bỏ các khách hàng tiềm năng nhưng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của Chương trình tín dụng. Nếu khách hàng không vượt qua được sàng lọc thì hồ sơ khách hàng sẽ bị loại tại bước này. Bộ câu hỏi sàng lọc đối với KHDN gồm: số năm hoạt động của DN, rủi ro ngành kinh tế của DN, Nhóm nợ cao nhất của DN trong 12 tháng qua, Lợi nhuận năm gần nhất, Số năm kinh nghiệm của người quản lý. Bộ câu hỏi sàng lọc đối với KHCN gồm: Tình trạng cư trú của khách hàng, Lịch sử vay vốn ngân hàng và tình

Hạng Khách hàng Rủi ro tương ứng Chính sách áp dụng

Hạng A Rủi ro thấp Khuyến khích cấp tín dụng Hạng B Rủi ro trung bình Cấp tín dụng

Hạng C Rủi ro cao Hạn chế cấp tín dụng

hình phân nhóm nợ vay ngân hàng của khách hàng, Lịch sử giao dịch với Maritime Bank, Thu nhập của khách hàng, kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm kinh doanh.

b. Xep hạng khách hàng:

Đây là một công cụ xếp hạng, phân biệt khách hàng tốt- xấu, nâng cao chất lượng danh mục khách hàng và là một cơ sở để cấp phê duyệt xem xét đưa ra quyết định phê duyệt tín dụng, tăng cường tính minh bạch của quá trình phê duyệt, quản lý chất lượng tín dụng và xây dựng chính sách dự phòng rủi ro.

Điểm xếp hạng của từng khách hàng được đánh giá lại định kỳ hàng năm hoặc khi có sự thay đổi về điều kiện tín dụng của khách hàng làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho Maritime Bank theo đánh giá của cấp phê duyệt khoản tín dụng.

Đối với KHDN

xếp hạng khách hàng: Hệ thống xếp hạng khách hàng được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu (tài chính và phi tài chính) cho cả khách hàng đã có quan hệ và chưa có quan hệ với ngân hàng. Bộ chỉ tiêu để chấm điểm được xây dựng trên cơ sở phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của ngân hàng, kết hợp với phương pháp so sánh; thống kê để xếp hạng khách hàng.

Bộ câu hỏi đối với KHDN gồm 28 câu hỏi phi tài chính và tài chính đánh giá toàn diện về DN từ quy mô, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực quản trị điều hành, quan hệ với ngân hang...

Đối với những ngành hoặc phân ngành trọng tâm (cả về rủi ro và kinh doanh), bộ tiêu chí xếp hạng trên sẽ được bổ sung thêm các câu hỏi khác và các khách hàng trong ngành hoặc phân ngành này cần phải vượt qua các câu hỏi bổ sung này để đảm bảo mức độ an toàn tín dụng cao hơn. Các câu hỏi bổ sung này được nghiên cứu và điều chỉnh hoặc bổ sung theo từng thời kỳ. Hiện nay tại Maritime Bank đang áp dụng các câu hỏi bổ sung cho 2 ngành may mặc và hải sản.

Hệ thống xếp hạng khách hàng sẽ tự động đưa ra hạng của khách hàng. Khách hàng được phân thành 4 hạng A, B, C,D.

3 R5 _______75.57_______ _______81.27_______ Rủi ro khá thấp_____ 4 R4 _______81.27_______ _______88.24_______ Rủi ro trung bình 5 R3 _______88.24_______ _______95.01_______ Rủi ro khá cao______ 6 R2 _______95.01_______ ________100________ Rủi ro cao_________ 7 R1 ________100________ ________100________ Rủi ro đặc biệt cao

như sau:

- Hạng của khách hàng được xác định trên cơ sở xếp hạng của các tiêu chí trong bộ xếp hạng theo nguyên tắc thận trọng, là hạng thấp nhất của một số tiêu chí xếp hạng trọng yếu

- Các tiêu chí xếp hạng đều có ngưỡng phân hạng, nguyên tắc lệch ngưỡng chuẩn được thực hiện theo điều khoản quy định về dung sai (thường cho dung sai 10%) và nâng hạng

- Các tiêu chí, ngưỡng xếp hạng được bảo mật và tích hợp vào hệ thống công nghệ xếp hạng tín dụng.

Đối với KHCN:

Công cụ xếp hạng cho KHCN gồm 2 bộ chỉ tiêu xếp hạng cho 2 đối tượng gồm: Bộ chỉ tiêu xếp hạng KHCN có nguồn thu nhập chính từ lương (29 câu hỏi xếp hạng), Bộ chỉ tiêu xếp hạng KHCN có nguồn thu nhập chính từ kinh doanh (49 câu hỏi xếp hạng)

Phương pháp chấm điểm xếp hạng KHCN: Công cụ xếp hạng KHCN sử dụng phương pháp chấm điểm các tiêu chí định tính và các tiêu chí định lượng. Mỗi chỉ tiêu có 5 mức điểm 20,40,60,80,100 (điểm ban đầu). Mỗi chỉ tiêu có trọng số khác nhau phụ thuộc vào mức độ quan trọng, khả năng phân biệt khách hàng tốt xấu của từng chỉ tiêu. Tổng điểm xếp hạng khách hàng được tính bằng tổng các tích số giữa điểm ban đầu và từng trọng số chỉ tiêu, cụ thể:

Tổng điểm KHCN= Σ (Điểm từng chỉ tiêu* Tỷ trọng của từng chỉ tiêu)

Tổng điểm của KHCN sẽ được xếp hạng vào một trong 7 hạng từ R1 đến R7 (theo mức độ rủi ro tăng dần), cụ thể:

luôn xuất hiện truớc khi khách hàng mất khả năng trả nợ do đó Nguời điều tra cần thuờng xuyên theo dõi các dấu hiệu rủi ro, phân tích, đánh giá ảnh huởng của các dấu hiệu rủi ro đến khả năng trả nợ của khách hàng để kịp thời đua ra các biện pháp xử lý rủi ro.

Các chỉ số cảnh báo sớm đuợc sử dụng trong hệ thống:

- Chỉ báo nội bộ từ hệ thống gồm: Dòng tiền về tài khoản tại Maritime Bank, Tỷ lệ sử dụng hạn mức tại tại Maritime Bank, lịch sử quá hạn tại Maritime Bank

- Chỉ báo từ nguồn bên ngoài (bán tự động/ thủ công) gồm: Thông tin CIC, kiểm tra định kỳ sau cho vay đuợc thực hiện bởi cán bộ quản lý khách hàng tại chi nhánh hoặc bộ phận cảnh báo nợ tại hội sở

- Phân tích tài chính định kỳ thực hiện bởi Giám đốc phân tích tín dụng

- Rủi ro phát sinh đuợc thực hiện, cung cấp bởi bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống Maritime Bank

Nguyên tắc cảnh báo nợ sớm:

- Các chỉ báo sớm nội bộ đuợc tự động chạy từ hệ thống dữ liệu cơ sở của Maritime Bank theo định kỳ hàng tháng; kết hợp với chỉ báo sớm từ nguồn bên ngoài nhập vào hệ thống Cảnh báo theo định kỳ tạo thành Biểu đồ Heatmap theo 3 trạng thái Xanh- Vàng- Đỏ. Xanh là dấu hiệu khách hàng bình thuờng, Vàng là dấu hiệu nhắc nhở, Đỏ là dấu hiệu cảnh báo

- Phòng cảnh báo sớm nợ rủi sẽ điều tra các khách hàng có Chỉ cảnh báo “Đỏ”

2014 2015 2014

+ Hoặc đưa khách hàng về trạng thái bình thường

+ Hoặc đưa khách hàng vào danh sách theo dõi với các hành động kiểm soát cụ thể

+ Chuyển khoản nợ của khách hàng sang Phòng quản lý nợ

2.2.1.3. Quản lý nợ có vấn đề và xử lý nợ:

Quản lý nợ có vấn đề:

Phòng cảnh báo nợ sớm có nhiệm vụ nhắc nợ đối với các khoản nợ quá hạn. Trường hợp khách hàng vẫn chưa trả được khoản vay hoặc khách hàng thuộc diện bị cảnh báo đỏ thì Phòng cảnh báo nợ sớm chuyển sang Phòng quản lý nợ. Phòng quản lý nợ khi tiếp nhận khách hàng phải tiến hành điều tra và lập báo cáo thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý nợ nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro.

Định kỳ hàng tháng, Phòng quản lý nợ lập báo cáo kết quả, tiến độ xử lý nợ đối với danh mục khách hàng quản lý.

Trường hợp khách hàng vẫn không thực hiện được các điều kiện như nội dung phê duyệt/ tình trạng tài chính/ khả năng thanh toán gốc lãi đến hạn kém đi, thì Phòng quản lý nợ chuyển nợ sang Đơn vị xử lý nợ.

Xử lý nợ:

Đơn vị xử lý nợ là đầu mối quản lý khoản nợ, khách hàng và triển khai các biện pháp thu hồi nợ như sau:

- Tăng cường kiểm soát, đôn đốc, nhắc nhở, đe dọa khởi kiện, sử dụng sự hỗ trợ tác động của các tổ chức, cá nhận có liên quan và các biện pháp khác trong khuôn khổ của pháp luật để đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ, cam kết với Maritime Bank.

- Nhóm biện pháp xử lý: Tái cấu trúc, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ, miễn giảm lãi, khoanh nợ, sử dụng dự phòng đã trích để xử lý rủi ro tín dụng, xóa nợ, sử dụng dịch vụ thu nợ bên ngoài, thông qua cơ quan pháp luật... [13]

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 63 - 71)