Nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 140 - 147)

* Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSBĐ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để các ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ như: tạo cơ chế cho tổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản trong trường hợp chủ TSBĐ đã có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản trong hợp đồng bảo đảm tài sản, thay vì yêu cầu tòa án giải quyết, rút ngắn thời gian đấu giá đến khâu thi hành án.

TSBĐ được xem như “phao cứu sinh”: nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác xử lý TSBĐ tại các ngân hàng còn tồn tại nhiều bất cập.

Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chưa rõ ràng, đặc biệt là quyền sử dụng đất.

Hiện nay theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP- BTTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ tư pháp, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn một số vấn đề xử lý TSBĐ. Theo đó, nếu bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không thỏa thuận được giá bán TSBĐ thì ngay cả trong trường hợp bên bảo đảm bất hợp tác, phía ngân hàng cũng có thể chỉ định tổ chức thẩm định giá để xác định giá bán tài sản. Tuy nhiên, với một số loại tài sản đặc biệt như quyền sử dụng đất, đặ biệt là đất thuê của Nhà nước thì rất khó xác định bởi chưa có căn cứ xác định “giá thị trường” đối với loại đất này khi có hai cơ chế tính giá đối với quyền sử dụng đất. Thứ nhất là theo “khung giá” do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành khi giao đất có thu tiền hay cho thuê đất đối với các chủ thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất. Thứ hai là xác định theo thỏa thuận của các chủ thể có quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng, cho thuê đối với các chủ thể khác. [1]

Ngoài ra, việc thu giữ TSBĐ để xử lý, nhất là bất động sản là nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất ở. Tại Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ, về giao dịch bảo đảm đuợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 83/2010/NĐ/CP ngày 23/07/2012 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, có quy định bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ TSBĐ khi bên giữ tài sản không chịu giao TSBĐ mặc dù đã quá thời hạn trong thông báo về xử lý TSBĐ. Tuy nhiên, bên nhận bảo đảm cũng không thể tiến hành thu giữ tài sản nếu bên bảo đảm không hợp tác giao TSBĐ do bên nhận TSBĐ không có quyền cuỡng chế, tịch thu, kê biên tài sản. Mặc dù tại khoản 5 Điều 63 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP có quy định rằng bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phuờng, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ TSBĐ áp dụng biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho nguời xử lý tài sản đuợc quyền thu giữ TSBĐ, nhung thực tế cho thấy không thực sự hiệu quả vì họ cũng chỉ thực hiện các công việc có tính chất hỗ trợ chứ không có tính quyết định để buộc bên bảo đảm phải bàn giao tài sản cho ngân hàng. [3]

Bên cạnh đó, ngân hàng chuyển hồ sơ của TSBĐ sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở Tu pháp hoặc tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp có chức năng để xử lý, tuy nhiên tiến độ xử lý quá chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí có nhiều truờng hợp tồn đọng không xử lý đuợc. Việc này do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân không thể không nhắc đến là hoạt động của Trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả. Khi đó, không ít truờng hợp ngân hàng có thể phối hợp với nguời có TSBĐ để xử lý hoặc tự xử lý đuợc, nhung khi tiến hành chuyển quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất cho nguời mua, thì các cơ quan chức năng từ chối việc thực hiện công chứng với lý do quyền sử dụng đất trong truờng hợp này phải thông qua Trung tâm bán đấu giá chuyên trách theo quy định.

Một bất cập khác phải kể đến là: Phuơng thức xử lý TSBĐ thông qua khởi kiện, thi hành án: Thủ tục khởi kiện bên bảo đảm ra Tòa án để yêu cầu giải quyết việc trả nợ thuờng phải mất thời gian tuơng đối dài,dù thời hạn luật định tối đa cũng

chỉ 06 tháng và phát sinh nhiều chi phí, do vậy, các ngân hàng thường rất ít sử dụng phương thức thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng ra tòa án.

Sau khi quyết định của tòa án đã đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do như bản án chưa rõ ràng, hoặc lý do khác. Những trường hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với Tòa án. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án. Đây cũng là do sự quá tải trong việc công tác thi hành án hiện nay.

* Chính phủ cần có cơ chế riêng cho VAMC/ bên mua nợ của Tổ chức tín dụng

Một vấn đề cấp thiết đặt ra thời điểm hiện tại là Chính phủ cần cho phép VAMC/ bên mua nợ của Tổ chức tín dụng được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Nếu cơ chế này được thông qua, VAMC/ bên mua nợ của Tổ chức tín dụng mới thực sự chủ động trong việc xử lý TSBĐ.

* Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai

Hiện nay ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung ương, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định được khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm.

Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác, thông tin hiện chủ yếu được lưu trữ dưới dạng văn bản giấy (dễ bị thất lạc, rách, mờ nát), gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin rất khó khăn. Do vậy các NHTM thường không có được đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin về một cá nhân, ngân hàng phải liên hệ với địa phương nơi cá nhân cư trú nhưng cũng chỉ thu thập được những thông tin sơ sài như tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không, những người có tên trong cùng sổ hộ

khẩu còn những thông tin về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó... thì không một cơ quan nào luu giữ. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nuớc nhu Thuế, Công an... rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra truờng hợp phổ biến là báo cáo tài chính của DN gửi cơ quan Thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhung báo cáo tài chính gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.

Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, truớc hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nuớc và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.

* Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi

Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi truờng kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nuớc đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tuơng lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nuớc không đuợc thông báo truớc thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả ngân hàng phải gánh chịu.

Do vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nuớc cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nuớc phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nuớc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở chuơng 1, thực trạng tín dụng của chi nhánh ở chuơng 2 và định huớng và quan điểm nâng cao chất luợng tín dụng của Ban lãnh đạo chi nhánh, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất luợng tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới, cụ thể:

Luận văn đã kiến nghị với Bộ tài chính, Bộ tu pháp, Ngân hàng nhà nuớc và Chính phủ ban hành các chính sách và thực hiện các giải pháp hỗ trợ tích cực để đảm bảo quá trình cấp tín dụng đặc biệt là xử lý nợ của các NHTM nhanh chóng, an toàn, hiệu quả hơn.

Đồng thời, luận văn kiến nghị với Maritime Bank nói chung và Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng hệ thống các giải pháp đồng bộ nhu: tăng cuờng các biện pháp quản trị, xử lý rủi ro, thực hiện tốt và hiệu quả quy trình nghiệp vụ tín dụng, chú trọng hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ, các giải pháp nâng cao đạo đức và trình độ nguồn nhân lực tín dụng và chế độ đãi ngộ, chất luợng công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm dịch vụ

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một tr ong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh tình kinh tế Việt Nam khó khăn, Ngân hàng nhà nước ban hành thêm một số quy định mới thắt chặt, kiểm soát tín dụng, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngân hàng khó thu hồi được nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao ...

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng, kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ để rút ra những bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Maritime Bank-Chi nhánh Hà Nội trong mối quan hệ với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay (những kết quả đạt được và những hạn chế), phát hiện những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng tín dụng của chi nhánh.

- Đề xuất các giải pháp đối với Maritime Bank nói chung và Maritime Bank- chi nhánh Hà Nội nói riêng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

- Đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành và Ngân hàng Nhà nước.

Hy vọng luận văn sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Maritime Bank nói chung và Maritime Bank- chi nhánh Hà Nội có thể nâng cao chất lượng tín dụng, sàng lọc cho vay những khách hàng tốt, nhận diện được sớm những rủi ro, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả như mong đợi, nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài vào Việt Nam.

Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Vũ Thị Liên, Giám đốc Maritime Bank- chi nhánh Hà Nội, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ,

hoàn thành đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải - Chi nhánh Hà Nội” và tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô phản biện để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tiếng Việt:

1. Bộ tư pháp- Bộ tài nguyên môi trường- Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTTNMT-NHNN “Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm”, Hà Nội

2. Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP “về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Hà Nội

3. Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP “Về giao dịch bảo đảm”, Hà Nội

4. Chính Phủ (2003), Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg “Về việc thành lập Công ty mua, bán và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp”, Hà Nội

5. TS Nguyễn Đăng Dờn (2002), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Thống kê.

6. TS Nguyễn Minh Kiều, Tài liệu giảng dạy Cao học môn nghiệp vụ Ngân hàng, Đại học kinh tế TP. HCM.

7. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị NHTM, NXB Tài chính.

8. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội

9. Ngân hàng nhà nước (2014), thông tư số 09/2014/TT-NHNN “v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Hà Nội

10. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 19/2013/TT-NHNN “Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Hà Nội

11. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 20/2013/TT-NHNN “Quy định về cho vay tái cấp vốn dựa trên trái phiếu đặc biệt của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ”, Hà Nội

13. Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Các năm), Các chính sách, quy định, quy trình tín dụng, Hà Nội, Hà Nội

14. PGS.TS.Tô Thị Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ-Ngân hàng, Nhà xuất bản Dân Trí, Hà Nội.

15. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội, tr.2-3

16. Phan Tiến Thu (2014), Luận văn thạc sỹ kinh tế - Học viện ngân hàng về

“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Gia Lai ”, Hà Nội

17. GS.TS Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Lan (2014), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 140 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w