Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46)

Việc nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam cần phải được sự quan tâm của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước với các giải pháp mạnh và tập trung là việc cơ cấu lại các NHTM, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.

Chính phủ cũng cần ban hành các cơ chế cho các công ty quản lý nợ một cách hiệu quả, giúp cho các NHTM xử lý tốt nợ tồn đọng. Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước đưa ra các cảnh báo đối với việc đầu tư của các NHTM nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng từ đó nâng cao được chất lượng tín dụng đối với các NHTM, giúp các NHTM phát triển một cách bền vững trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ thời kỳ hội nhập.

Chất lượng tín dụng của các NHTM đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NHTM và có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Việc nghiên cứu về lý luận tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ở một số nước trên thế giới là rất cần thiết để có thể áp dụng đối với thực tiễn hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam, từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với tất cả những điều đã trình bày ở trên, mặc dù mang tính tổng quát nhất, cũng cho ta thấy được tín dụng là một hoạt động tạo thu nhập lớn nhất nhưng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho các NHTM. Để hạn chế rủi ro, giảm bớt thiệt hại, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTM thường đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng là đòi hỏi bức thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và đồng thời là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM.

Nghiên cứu những lý thuyết căn bản về tín dụng NHTM, chất lượng tín dụng NHTM cũng như kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của một số NHTM điển hình có ý nghĩa quan trọng nhằm trang bị kiến thức cơ bản cho việc xem xét, đánh giá toàn cảnh và khách quan thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Hàng hải- Chi nhánh Hà Nội (chương 2) và đưa ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải- Chi nhánh Hà Nội, qua đó giúp chi nhánh phát triển mạnh mẽ và bền vững (chương 3)

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần HàngHải - Chi nhánh Hà Nội Hải - Chi nhánh Hà Nội

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải- Chi nhánh Hà Nội. Trụ sở: Số 71 Hai Bà Trưng- Q. Hoàn Kiếm- Hà Nội

Điện thoại: 043.942.8340 Fax: 043.943.6477

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải- Chi nhánh Hà Nội (Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội) được thành lập ngày 19/08/1991. Đây là giai đoạn còn nhiều tranh

cãi về mô hình NHTM cổ phần sau khi pháp lệnh về NHTM, Hợp tác xã Tín dụng và

Công ty Tài chính có hiệu lực. Vượt qua những khó khăn buổi đầu khi vừa là một trong

những chi nhánh đầu tiên của Maritime Bank, vừa là một trong những chi nhánh NHTM cổ phần đầu tiên của cả nước, Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội đã dần lớn mạnh và gặt hái được nhiều thành công trong chặng đường phát triển của mình.

Trong hơn 25 năm hoạt động, với sự hỗ trợ tích cực của Hội sở chính, Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ cả mạng lưới phòng giao dịch và các sản phẩm dịch vụ. Đến nay, mạng lưới hoạt động của Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội bao gồm trụ sở chính tại 71 Hai Bà Trưng và các Phòng giao dịch (PGD): PGD Ba Đình, PGD Đào Tấn, PGD Đội Cấn, PGD Thụy Khê, PGD Giang Văn Minh, PGD Kim Mã, PGD Hoàng Hoa Thám, PGD Hà Thành.

Trong tình hình cạnh tranh thị phần gay gắt hiện nay, Ban lãnh đạo Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội đã đề ra và nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc xuyên suốt sau: sử dụng có hiệu quả các đòn bẩy kinh tế, kết hợp với phân công, phân cấp, chế độ uỷ quyền, khuyến khích tính năng động sáng tạo, chủ động trong kinh doanh của mỗi Cán bộ công nhân viên, các đơn vị trực thuộc; chú trọng phát triển nguồn nhân lực và coi đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của chi nhánh.

Thu 801 1,057 (256) -24% Chi_________ _______879 1,073 (193) -18% Lợi nhuận _______(79) _____(16_____ _____(63)_____ -

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Biến động 2016 so với 2015

Giá trị %

^Thu 513 801 (288) -36%

Chi 443 879 (437) -50%

Trong công việc phải đảm bảo: Rõ người - rõ trách nhiệm, trong xử sự phải đảm bảo: trung thực - có văn hoá, trong giao tiếp phải: văn minh - lịch sự, trong nội bộ phải: đoàn kết - kỷ cương, trong kinh doanh phải: nhiệt tình - tín nhiệm - hiệu quả.

2.1.2 Bộ máy quản trị của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải- Chinhánh Hà Nội nhánh Hà Nội

Tính đến cuối năm 2016, chi nhánh có tổng số cán bộ công nhân viên là 66 người, trong đó nam là 23 người (chiếm 35%), nữ là 43 người (65%). Trình độ chuyên môn: 90% là bậc đại học trở lên. Cán bộ công nhân viên ở Chi nhánh được đánh giá là có trình độ chuyên môn, kỹ năng giao dịch, ứng xử tốt, chuyên nghiệp. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh gồm:

- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc chi nhánh và 01 Phó Giám đốc. - 08 trung tâm khách hàng:

+ 01 trung tâm khách hàng doanh nghiệp đặt tại trụ sở Maritime Bank- chi nhánh Hà Nội: có nhiệm vụ chính là tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm..., thu hút và chăm sóc cho Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) vừa và nhỏ.

+ 08 trung tâm khách hàng cá nhân (01 trung tâm đặt tại trụ sở Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội và 07 trung tâm còn lại đặt tại các Phòng giao dịch): có nhiệm vụ chính là tiếp cận, giới thiệu, tư vấn các sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm., thu hút và chăm sóc cho các KHCN.

- Bộ phận dịch vụ khách hàng: trực tiếp thực hiện các thao tác nghiệp vụ gửi, rút tiết kiệm, chuyển tiền trong nước và quốc tế, đổi ngoại tệ, giải ngân, hạch toán thu nợ ... sau khi khách hàng đã chấp nhận sử dụng các dịch vụ sản phẩm mà các trung tâm khách hàng doanh nghiệp, trung tâm khách hàng cá nhân đã tư vấn, giới thiệu. Nhân sự của bộ phận này sẽ được phân bổ ở các trung tâm khách hàng nêu trên.

+ Bộ phận hành chính thực hiện các công việc liên quan đến công việc văn phòng, hành chính

Mô hình tổ chức thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội

(Nguồn: Bộ phận hành chính Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội)

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải- Chi nhánh Hà Nội

2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm gần đây trước bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, chính sách tài chính - tiền tệ có nhiều thay đổi hoạt động kinh doanh của Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận biến động không ổn định, chi tiết như sau:

Bảng 2.1: Ket quả hoạt động kinh doanh các năm 2014-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015-2016

Bảng 2.1 và 2.2 cho thấy:

Năm 2014, tổng thu là 1.057 tỷ đồng, trong khi chi phí là 1.073 tỷ đồng nên lợi nhuận của chi nhánh là âm 16 tỷ đồng.

Năm 2015, cả thu và chi đều giảm so với năm 2014 nhưng mức giảm của tổng thu (giảm 256 tỷ đồng tương đương 24%) nhiều hơn mức giảm của tổng chi (giảm 193 triệu đồng tương đương 18%), dẫn đến lợi nhuận 2015 âm 79 tỷ đồng, giảm mạnh so với 2014.

Năm 2016, mặc dù có nhiều biến động bất lợi cho Maritime Bank do những tin đồn thất thiệt vào tháng 7, tháng 8/2016 nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh vẫn đồng tâm, đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả lợi nhuận rất cao. Tổng thu năm 2016 đều giảm so với 2015 nhưng mức giảm của tổng chi (giảm 288 tỷ đồng tương đương 36%) nhiều hơn mức giảm của tổng thu (giảm 437 tỷ đồng tương đương 50%), dẫn đến lợi nhuận 2016 dương 70 tỷ đồng, tăng mạnh so với 2015.

Đánh giá chung kết quả kinh doanh của 3 năm: Ngoài nguyên nhân khách quan là do sự khó khăn chung của nền kinh tế, thì nguyên nhân chủ quan dẫn tới lợi nhuận của chi nhánh âm trong các năm 2014 và 2015 là:

- Nợ xấu cao dẫn đến phải trích dự phòng lớn (năm 2014 chi trích lập dự phòng là 415 tỷ đồng chiếm đến 39% tổng thu nhập).

- Nợ xấu cao dẫn đến phải hạch toán tăng chi khác đối với các khoản lãi dự thu

về tín dụng đã ghi nhận vào thu nhập của năm trước (trong năm 2015, chi khác về lãi cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân là 535 tỷ đồng, chiếm đến 67% tổng thu nhập).

- Tỷ lệ thu lãi thấp, kể cả lãi của nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2. Lãi tồn đọng lớn. - Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro chậm

- Xử lý phát mại TSBĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan làm chậm tiến độ.

Khắc phục những hạn chế trong năm 2016, Ban lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nợ xấu được đẩy mạnh xử lý, thu hồi lãi và nợ gốc được đẩy mạnh hơn nữa. Thêm vào đó, nền kinh tế dần phục hồi đã khiến cho kết quả kinh doanh của chi nhánh trong năm này khả quan hơn.

2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu huớng tăng qua các năm từ 2014 đến 2016, chi tiết nhu sau:

Bảng 2.3: Ket quả huy động vốn các năm 2014-2015

Tiền gửi vốn chuyên dùng__________ ______ ______ (50) -54%

2 Tiền gửi tiết kiệm cá nhân_________ 1.443 1.32

4 118 9%

Tiền gửi không kỳ hạn_____________ ______ ______ _____ 54 Tiền gửi có kỳ hạn________________ 1.413 1.30

5 108 8%

Tiền gửi ký quỹ_________________ ______ ______ _____ 3%

Tổn g____________________________ 2.297 2.198 _____ 99 5% TT Chỉ tiêu 31/12/16 31/12/15 Biến động Trị giá %

Tiền gửi của TCKT và cá nhân 74

3 9 84 (W -12%

Tiền gửi không kỳ hạn 49 3 55 2" (59)" - 11% Tiền gửi có kỳ hạn 17 0" 4 25 (84)" 33%- Tiền gửi vốn chuyên dùng 8

0 43 37" %87

"2 Tiền gửi tiết kiệm 1.69 8

1.443 255~ 18%

Tiền gửi không kỳ hạn 2

4 30" (6)" 21%- Tiền gửi có kỳ hạn 1.67

4

1.413 261 19%

~3 Tiền gửi ký quỹ 9^ 6" 3 59%

Tổng 2.45

0

2.297 Ĩs3 7%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)

2016

201

5 2014 Trị giá % Trị giá %

Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy:

Tổng nguồn vốn huy động tại 31/12/2014 là 2.198 tỷ đồng.

Tổng vốn huy động tại 31/12/2015 là 2.297 tỷ đồng, tăng 99 tỷ đồng (tuơng đuơng 5%) so với cùng kỳ năm 2014 và vuợt kế hoạch đuợc giao, chủ yếu do tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân tăng 108 tỷ đồng (tuơng đuơng 8%)

Năm 2016, tổng huy động nối tiếp đà tăng truởng của năm 2015. Theo đó, tại 31/12/2016, tổng tiền gửi là 2.450 tỷ đồng, tăng 153 tỷ đồng (tuơng đuơng 7%) so với cùng kỳ năm truớc và vuợt kế hoạch đuợc giao, chủ yếu do tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân tăng 261 tỷ đồng (tuơng đuơng 19%) vuợt kế hoạch đuợc giao.

Để có đuợc kết quả trên, trong các năm 2013 và 2014, chi nhánh đều tổ chức các chuông trình khuyến mại, dự thuởng huy động vốn đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc huy động tiền gửi từ dân cu.

Đặc biệt, trong năm 2016, do có thông tin bất lợi cho Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội nên đã có một số luợng lớn khách hàng hoang mang tâm lý, rút tiền hàng loạt tại Maritime Bank nói chung và chi nhánh nói riêng. Thời điểm này, ban lãnh đạo chi nhánh thuờng xuyên theo sát biến động tiền gửi (hàng ngày), dự báo các biến động có thể xảy ra trong vài ngày tới và làm việc trực tiếp với các bộ phận nguồn vốn hội sở để đảm bảo cân đối nguồn kịp trong ngày, tránh gây tâm lý bất an cho khách hàng khi đến rút. Đồng thời, các cán bộ chi nhánh chủ động chia sẻ với khách hàng về sự ổn định trong tình hình kinh doanh, khả năng chi trả của Maritime Bank. Maritime Bank ban hành các chuơng trình lớn thu hút khách hàng, điển hình: Chuơng trình “Cảm hứng lan tỏa, ưu đãi chan hòa” bắt đầu từ 25/07/2016, thu hút đuợc hàng trăm ngàn khách hàng tham gia gửi tiết kiệm, mở gói tài khoản, mở thẻ tín dụng, mở sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh những quà tặng ngay có giá trị nhu ví da, áo mua, mũ bảo hiểm, khách hàng tham gia nếu đủ điều kiện sẽ nhận đuợc mã dự thuởng quay số trúng giải hàng tháng tới 10 triệu đồng và giải cuối chuơng trình lên tới 250 triệu đồng. Song hành là các hoạt động khơi gợi cảm hứng gắn bó, tự hào và nỗ lực phần đấu của cán bộ nhân viên cho sự vững mạnh, thành công của Maritime Bank (nhu chuơng trình I love Maritime Bank).

Với tất cả những biện pháp khẩn trương, mạnh mẽ, đúng đắn trên, huy động năm 2016 của chi nhánh không những giảm mà lại tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2015.

2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng

* Hoạt động cung ứng các dịch vụ

Bảng 2.5: Ket quả thu thuần dịch vụ các năm 2014-2015

động dịch vụ 2) (81 ) (758 (830) (53) 7% 72 -9% Thu thuần 4.70 2 3.00 3 3.758 1.699 57% (75 5) - 20%

2016 2015 2014 2015 2014

(Nguồn: Báo cáo tông kêt Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội các năm)

Bảng 2.5 cho thấy:

Trong 3 năm, thu thuần từ các dịch vụ cung ứng của chi nhánh đều đạt trên 3 tỷ đồng. Năm 2014 đạt 3,8 tỷ đồng. Năm 2015 là 3 tỷ đồng, giảm 0,8 tỷ đồng (20%) so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016, với việc cải thiện chất lượng dịch vụ, cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ mới tiện ích nên, thu thuần từ các dịch vụ cung ứng là 4,7 tỷ đồng, tăng 1,7 tỷ đồng (57%) so với năm 2015.

Các khoản thu từ cung ứng dịch vụ gồm: thu phí thanh toán nội địa, phí chuyển tiền nước ngoài, phí phát hành thẻ, phí dịch vụ thẻ, phí rút tiền tại ATM, phí thường niên, thu về nghiệp vụ Western Union, phí LC, phí nhờ thu, thu ngiệp vụ ngân quỹ, bảo quản tài sản. Trong đó, các dịch vụ cung ứng tạo doanh thu chủ yếu cho chi nhánh lần lượt là: thu phí nghiệp vụ LC, thu phí thanh toán nội địa, thu phí thường niên Ebanking, thu phí dịch vụ ngân quỹ, các khoản chi chính là chi phí bảo vệ tiền. Đặc biệt, thu phí thường niên Ebanking đã có xu hướng tăng mạnh qua cả 3 năm, đây là một dấu hiệu tích cực cho hoạt động ngân hàng trực tuyến tại chi nhánh

Khoản chi từ cung ứng dịch vụ gồm: chi phí dịch vụ thẻ, chi phí bảo vệ tiền.. .Trong đó, chi phí bảo vệ tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí cung ứng dịch vụ, chi tiết tại Bảng 2.6

Bảng 2.6: Chi tiết các khoản thu - chi dịch vụ các năm 2015-2016

7 0)

1

Thu phí thanh

toán nội địa 1.653 1.660 0 2.12 (8) 0% 0) (46 22%-

2

Thu phí chuyển

tiền nước ngoài 7 65 2 42 2 55 235 56% 0) (13 24%-

3 Thu phí nghiệp vụ tín dụng thư 1.739 38

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46)