ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 120)

MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI- CHI NHÁNH HÀ NỘI CÁC NĂM 2017-2020 3.1.1 Định hướng chung

Xác định rõ, những năm tới đây, nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, do đó, chi nhánh đặt ra các mục tiêu trước mắt cần phải đạt được là:

Thứ nhất, phát triển theo mô hình ngân hàng tiên tiến với công nghệ hiện đại, đa dạng dịch vụ, chất lượng phục vụ tốt, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm mới trên cơ sở công nghệ tiên tiến về thanh toán và giao dịch, dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng internet, thẻ thanh toán, ghi nợ, séc du lịch, ... Trên cơ sở này, có thể mở rộng thị phần, cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tăng vị thế của chi nhánh trên địa bàn.

Thứ hai, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng kinh doanh.

Thứ ba, thực hiện tuyển dụng, đào tạo quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức lý luận chính trị phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập.

Thứ tư, tập trung mọi biện pháp nhằm xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, ngăn ngừa các khoản nợ xấu mới phát sinh.

Căn cứ kết quả kinh doanh 2016 và định hướng của Maritime Bank, chi nhánh đã đề ra mục tiêu năm 2017 và các năm tới như sau:

Bảng 3.1: Ke hoạch kinh doanh của Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội năm 2017-2020

cổ phần Hàng hải - Chi nhánh Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường, các DN kể cả ngân hàng đều phải đương đầu với rủi ro trong kinh doanh, do đó, mỗi ngân hàng cần có quan điểm kinh doanh, quản lý chất lượng tín dụng thích hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội cũng đã xác định một số quan điểm quản lý chất lượng tín dụng như sau:

- Quản lý chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinh doanh của

khách hàng vay vốn.

Chất lượng tín dụng của ngân hàng được bảo đảm trước hết ở hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. Rủi ro tín dụng ngân hàng có nguyên nhân trực tiếp từ rủi ro trong sản xuất kinh doanh, trong việc sử dụng vốn của người vay vốn. Do vậy, Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội xác định rõ quan điểm quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng phải dựa trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn. Nếu không dựa trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn thì không thể có hoạt động tín dụng có chất lượng và hiệu quả cao được.

- Quản lý chất lượng tín dụng phải dựa trên cơ sở xác định, hiểu rõ người vay và tăng cường quan hệ với khách hàng, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

phải đảm bảo nguyên tắc tín nhiệm trong quan hệ vay trả. Để thiết lập những quan hệ tín dụng đầu tiên thì nguyên tắc này càng phải đuợc đảm bảo. Song nó còn đuợc nhìn nhận và đánh giá ở nhiều tiêu thức khác. Đó là phẩm chất đạo đức kinh doanh, tính trung thực, thực trạng trong các quan hệ kinh tế, tính nghiêm túc trong việc chấp hành luật lệ của Nhà nuớc. Thứ hai, là đảm bảo nguời vay vốn đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính để sử dụng tiền vay và thực hiện những cam kết đối với các khoản vay. Thứ ba là, phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng đuợc các phuơng án trả nợ dự phòng. Đây là quan điểm mang tính nguyên tắc nhung có tác dụng rất lớn để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, cần tăng cuờng quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống, qua đó, giúp ngân hàng đánh giá đúng mức độ rủi ro tín dụng, từ đó có giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ tín dụng là một yếu tố quyết định đến chất luợng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, sự nhạy cảm nghề nghiệp, tính năng động của cán bộ là điều kiện hết sức quan trọng tác động tới chất luợng tín dụng ngân hàng.

- Quản lý chất lượng trên cơ sở cho vay thận trọng.

Khi thẩm định tín dụng khách hàng, ngân hàng phải đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu. Không chỉ phân tích khách hàng trong hiện tại mà còn phân tích khách hàng trong tuơng lai dựa vào định huớng, phuơng án kinh doanh, kế hoạch tài chính của DN cũng nhu dự báo phát triển kinh tế vĩ mô.

Lựa chọn, sàng lọc những khách hàng có chất luợng tốt mà biểu hiện là trong quá trình quan hệ không phát sinh nợ quá hạn, gia hạn, có triển vọng phát triển trong tuơng lai. Chọn những khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mang lại nhiều hiệu quả cho chi nhánh để tiếp tục quan hệ.

- Quản lý chất lượng tín dụng trên quan điểm chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định trong từng thời kỳ.

Rủi ro tín dụng là yếu tố không thể tránh khỏi, nó thuờng bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nguời vay vốn. Trên thuơng truờng, rủi ro

đối với hoạt động kinh tế thường xảy ra. Ngoài những nguyên nhân chủ quan gây nên rủi ro, còn có những nguyên nhân khách quan gây ra, thậm chí để lại hậu quả hết sức nặng nề. Do vậy, hoạt động tín dụng cũng phải luôn xác định và chấp nhận rủi ro có thể xảy ra. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà ngân hàng mở rộng hay thu hẹp tín dụng nhằm duy trì được chất lượng tín dụng cao. Đó là con đường phù hợp nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Tóm lại: quan điểm chung về quản lý chất lượng tín dụng tại Maritime Bank- Chi nhánh Hà Nội là: Quản lý và tối thiểu hoá các khoản nợ có vấn đề, đảm bảo cơ cấu dư nợ lành mạnh và không ngừng tăng trưởng nguồn vốn huy động cũng như dư nợ cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI - CHI NHÁNH HÀ NỘI HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI - CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.2.1 Tăng cường các biện pháp quản trị, xử lý rủi ro tín dụng

3.2.1.1 Tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng

Thứ nhất, xây dựng văn hóa quản trị rủi ro thống nhất trong tổ chức:

Ngoài ban hành văn bản về quản trị rủi ro, lồng ghép biện pháp quản trị rủi ro vào từng quy trình, quy định, chính sách sản phẩm, Maritime Bank cần thường xuyên tổ chức đào tạo các khóa học quản trị rủi ro nhằm tạo lập một văn hóa quản trị rủi ro thống nhất trong toàn tổ chức. Qua đó, ngân hàng thiết lập được 3 lớp phòng thủ rủi ro, trong đó, lớp 1( đơn vị thực hiện nhiệm vụ kinh doanh là nơi sở hữu rủi ro) phải ý thức được nhiệm vụ kiểm soát rủi ro của mình, xóa bỏ quan niệm cố hữu từ trước đến nay chỉ lớp 2 (quản lý rủi ro và các khối hỗ trợ) và lớp 3 (kiểm toán, kiểm soát nội bộ) mới là các bộ phận quản trị rủi ro

Thứ hai, nâng cao độ chính xác của kết quả do công cụ cảnh báo sớm nợ rủi ro đưa ra:

Kết quả công cụ cảnh báo nợ dựa trên các thông tin nguồn tự động (dòng tiền về tài khoản, tỷ lệ sử dụng hạn mức tại tại Maritime Bank, lịch sử quá hạn, thông tin

CIC...) và nguồn thủ công (kết quả kiểm tra định kỳ sau cho vay, các rủi ro phát sinh đuợc phát hiện, cung cấp bởi bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống Maritime Bank..). Do vậy, cán bộ tín dụng, cán bộ hỗ trợ tín dụng cần tăng cuờng chất luợng kiểm tra sau cho vay, các cán bộ trên toàn hệ thống cần nâng cao ý thức về nhận diện rủi ro và thực hiện báo cáo kịp thời các rủi ro cho Phòng quản lý rủi ro hoạt động. Qua đó, các thông tin liên quan đến khách hàng vay đuợc cập nhật kịp thời vào hệ thống cảnh báo sớm nợ rủi ro, đảm bảo kết quả do công cụ cảnh báo sớm nợ rủi ro phản ánh chính xác độ rủi ro của khách hàng vay.

Thứ ba, thực hiện thu thập cơ sở dữ liệu để chuẩn bị cho việc xây dựng các

hình đo lường rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế Basel II:

Hiện Maritime Bank đang là một trong 10 ngân hàng thuơng mại cổ phần tại Việt Nam (BIDV, ViettinBank, TechcomBank, ACB...) đuợc Ngân hàng nhà nuớc chỉ định thực hiện thí điểm phuơng pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Đây là môt cơ hội Maritime Bank tiếp cận cách thức định luợng rủi ro trong mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh và hoạch định kinh doanh theo khẩu vị rủi ro.

Do vậy, ngay từ bây giờ, đối với rủi ro tín dung, Maritime Bank phải dần triển khai thu thập cơ sở dữ liệu, xây dựng hạ tầng luu trữ cơ sở dữ liệu để từng buớc xây dựng mô hình đo luờng xác suất vỡ nợ (PD), giá trị thực chịu rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng (EAD), tỷ lệ tổn thất dự kiến (LGD), từ đó tính toán lỗ dự kiến (EL) cho từng khách hàng. Tạo nền tảng cho việc trích lập dự phòng và áp dụng lãi suất bù rủi ro cho từng khoản cấp tín dụng theo lộ trình triển khai basel II.

Thứ tư, xây dựng các công cụ và kịch bản stresstest (tức là các kịch bản tình huống căng thẳng tín dụng):

Đây là một yêu cầu đặt ra ngày càng cấp thiết trong tình hình hiện nay kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các DN không ổn định, ngay bản thân hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã trải qua những giai đoạn căng thẳng tín dụng (năm 2011-2012). Việc xây dựng các công cụ và kịch bản stresstest nhằm dự đoán trạng thái danh mục tín dụng trong

những điều kiện xấu nhất do đó sẽ giúp Maritime Bank lập sẵn các phuơng án đối phó, xử lý khi các tình huống giả định xảy ra trên thực tế.

Thứ năm, kết hợp bảo hiểm với tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Bảo hiểm đặc biệt quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro, đuợc biết đến trên thế giới nhu Bankers Blanket Bond (BBB), lần đầu tiên đuợc Hiệp hội các nhà bảo lãnh Mỹ đua vào áp dụng đối với các ngân hàng Mỹ. Sau này, bảo hiểm ngân hàng đuợc mô phỏng có tính đến pháp luật địa phuơng (và quá trình này đang tiếp tục diễn ra) để sử dụng ở nhiều nuớc, và hiện nay, nó đã trở thành phổ biến trên thế giới. Quản trị rủi ro tín dụng và bảo hiểm là các bộ phận không thể thiếu trong quan điểm an ninh kinh tế và ổn định kinh doanh. Bảo hiểm ngân hàng là một trong những sản phẩm chuẩn đối với các ngân hàng trên thị truờng quốc tế.

Thứ sáu, thực hiện các nghiệp vụ phái sinh tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Phái sinh tín dụng cho phép tách rủi ro tín dụng với các loại hình rủi ro khác vốn có trong mỗi công cụ cụ thể và chuyển rủi ro này từ nguời bán rủi ro (nguời mua sự bảo vệ tín dụng) đến nguời mua rủi ro (nguời bán sự bảo vệ tín dụng). Các phái sinh tín dụng chủ yếu có thể nêu lên là “total return swap”, “credit default swaps”, các giấy tờ phái sinh gắn với rủi ro tín dụng (credit linked notes). Khả năng tách rủi ro tín dụng khỏi các tài sản Có và tài sản Nợ làm cho phái sinh tín dụng trở nên hấp dẫn trong sử dụng. Nhờ các công cụ này, các tổ chức tín dụng có thể tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro tín dụng, đảm bảo đa dạng hoá các rủi ro này.

Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit swap): Một trong những hình thức điển hình nhất của các công cụ tín dụng phái sinh là hợp đồng trao đổi tín dụng, trong đó hai tổ chức cho vay thoả thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Hoạt động này sẽ đuợc thông qua một tổ chức trung gian, tổ chức này có thể thực hiện bảo đảm cho các bên về hợp đồng sẽ đuợc

hoàn tất để nhận được những khoản phí bổ sung.Việc các bên tham gia hợp đồng trao đổi tín dụng giúp các ngân hàng nâng cao tính đa dạng hoá của danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau. Bởi vì mỗi ngân hàng hoạt động trong một thị trường khác nhau với cơ sở khách hàng khác nhau nên hợp đồng trao đổi tín dụng cho phép các ngân hàng có thể nhận được khoản thanh toán từ một hệ thống thị trường rộng hơn và do vậy làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trường truyền thống duy nhất.

Một dạng khác của hợp đồng trao đổi tín dụng là hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập (Total return swap). Hợp đồng này có thể bao gồm cả những tổ chức tài chính đứng ra bảo đảm cho các bên tham gia một tỷ lệ thu nhập cụ thể trên các khoản tín dụng của họ.

Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options): Hợp đồng quyền tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong trị giá tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Hợp đồng này đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu như khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể được thanh toán. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền sẽ không được sử dụng.

3.2.1.2 Tăng cường các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng

Thứ nhất, da dạng hóa các hình thức xử lý nợ tránh phụ thuộc quá nhiều vào phương thức bán nợ cho VAMC.

Đến ngày 31/12/2016, VAMC vẫn chỉ thu hồi được 11,8 tỷ đồng (chiếm 01,3% tổng nợ gốc VAMC mua từ Maritime Bank- chi nhánh Hà Nội), đồng nghĩa với việc vẫn còn 823,2 tỷ đồng nợ gốc chi nhánh có thể phải nhận lại từ VAMC vào năm 2019 và 20120 (5 năm sau thời điểm bán) nếu VAMC không thu hồi được nợ. Như vậy, cách bán nợ cho VAMC không phải là xử lý triệt để nợ xấu và chỉ là tạm thời cất nợ xấu. Do đó, chi nhánh cần lựa chọn nhiều cách thức xử lý nợ khác phù hợp như: tái cấu trúc, nhận tài sản đảm bảo gán xiết nợ, xử lý TSBĐ, miễn giảm lãi, khoanh nợ, sử dụng dự phòng đã trích để xử lý rủi ro tín dụng, xóa nợ, sử dụng dịch

vụ thu nợ bên ngoài, thông qua cơ quan pháp luật, bán nợ cho DATC (DATC mua nợ không truy đòi và mua theo giá thị truờng).... Đây là các biện pháp xử lý đuợc bản chất các khoản nợ xấu khi khách hàng thực sự không còn khả năng trả nợ.

Thứ hai, có cơ chế giám sát chặt chẽ tiến độ xử lý nợ

Do đặc thù rủi ro phát sinh trong lúc triển khai, Maritime Bank nên yêu cầu các bộ phận chuyên trách đua ra ít nhất thêm một phuơng án dự phòng xử lý nợ đi kèm, qua đó, nếu không triển khai thành công phuơng án xử lý nợ đã chọn thì sẽ chuyển sang phuơng án dự phòng để đảm bảo quá trình xử lý nợ không bị gián đoạn và bị động. Đồng thời có cơ chế giám sát chặt chẽ cách thức, tiến độ xử lý nợ, tránh việc chậm trễ xử lý nợ hoặc cách thức xử lý nợ không chính phù hợp, trái quy định

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP hàng hải VN chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w