lưới của công ty chứng khoán tại Việt Nam
Để thành lập CTCK tại Việt Nam, các cổ đông sáng lập cần có sự cho phép của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (đơn vị duy nhất có chức năng cấp phép thành lập và hoạt động cho loại hình doanh nghiệp là CTCK). Các điều kiện để thành lập đã được quy định rõ ràng trong Luật chứng khoán năm 2006, Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung năm 2010 và các văn bản dưới luật. Dưới đây là một số điểm chính trong các điều kiện này:
- Điều kiện về vốn pháp định
Tư vấn đầu tư chứng khoán 3 tỷ đồng 10 tỷ đồng
Môi giới chứng khoán 3 tỷ đồng 25 tỷ đồng
BLPH chứng khoán 22 tỷ đồng 165 tỷ đồng
Tổng 43 tỷ đồng 300 tỷ đồng
(Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản pháp luật)
Trong trường hợp muốn thực hiện tất cả các nghiệp vụ thì mức vốn pháp định sẽ là tổng mức vốn của từng nghiệp vụ công ty được cấp phép.
- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2.
+ Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện giao dịch chứng khoán; trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng; hệ thồng kho, két bảo quản chứng khoán, tiềng mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với CTCK có nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán.
+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. + Có hệ thống an ninh, bảo vệ trụ sở làm việc.
- Điều kiện về nhân sự:
Trong Luật Chứng khoán đã quy định chi tiết: các vị trí chủ chốt của CTCK như Giám đốc/Tổng Giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định như có kinh nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất 03 năm; còn đối với Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc), giám đốc, phó giám đốc chi nhánh yêu cầu là 02 năm ...
Ngoài ra, Luật chứng khoán còn quy định số người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh tối thiểu là 03 người.
42
Luật quy định đối với cá nhân góp vốn phải là người có năng lực hành vi nhân sự hành vi dân sự đầy đủ, khong thuộc trường hợp đang phải chấp nhận hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; đối với pháp nhân thì phải đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Các cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của chính mình để góp vốn thành lập CTCK.
Sau khi thành lập, các CTCK đều được phép mở chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng đại diện tại các địa điểm khác ngoài trụ sở chính nhưng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9, 10 và 12 tại Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động Công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số điểm chính trong các quy định này như sau:
- CTCK muốn lập, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng đại diện phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
- Chi nhánh CTCK được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo phân cấp, uỷ quyền của CTCK (bao gồm cả hoạt động tự doanh).
- Phòng giao dịch là đơn vị trực thuộc trụ sở chính hoặc chi nhánh của CTCK đóng tại tỉnh, thành phố nơi mở phòng giao dịch. Phạm vi hoạt động của Phòng giao dịch bao gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, đại lý phân phối chứng khoán.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của CTCK; văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một điểm chú ý khác, trước khi có Quyết định 126/2008/QĐ/BCTC, CTCK được phép mở đại lý nhận lệnh nhưng kể từ khi Quyết định trên ra đời, việc CTCK thành lập đại lý nhận lệnh không còn nằm trong khung pháp lý của Nhà nước.