Hoàn thiện khung pháp lý chothị trường và nâng cao năng lực của cơ

Một phần của tài liệu 0075 giải pháp hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán tại VN trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 108 - 112)

3.2. Các giải pháp phát triển hệ thống công ty chứng khoán

3.2.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý chothị trường và nâng cao năng lực của cơ

quan quản lý

- Các cơ quan nhà nước cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn hoạt động, nghiệp vụ trong lĩnh vực chứng khoán để bổ sung hướng dẫn cho luật chứng khoán hiện tại: (i) bổ sung các quy định hướng dẫn hoạt động chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ; (ii) ban hành các quy định nhằm củng cố và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, hướng dẫn hoạt động quỹ đầu tư dạng mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, các loại hình quỹ liên kết sản phẩm ngân hàng, bảo hiểm; (iii) ban hành các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng yếu: giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán); giao dịch mua bán bắt buộc (buy-in, sell-out); (iv) các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao dịch chứng khoán phái sinh.

- Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện các quy định hướng dẫn hoạt động doanh nghiệp niêm yết: (i) về giao dịch chuyển nhượng của cổ đông sáng lập; (ii) về hoạt động hợp nhất, sáp nhập trên TTCK; (iii) về kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK;

- Cần củng cố năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm sự quản lý linh hoạt, nhạy bén và giám sát hiệu quả đối với TTCK với các điểm chính sau:

+ Đối với cơ cấu tổ chức: Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ

phận trong UBCKNN, bảo đảm không chồng chéo, đặc biệt trong công tác giám sát, cưỡng chế thực thi. Từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng hạn chế vai trò của UBCKNN trong hoạt động của thị trường, tăng dần vai trò và tính tự chịu trách nhiệm của các chủ thể thị trường: giảm dần các hoạt động cấp phép, chấp thuận, chuyển sang các chế độ đăng ký hoạt động và báo cáo.

95

+ Đối với hoạt động giám sát thị trường: triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại theo các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế, phục vụ cho công tác giám sát thị trường của UBCKNN, bảo đảm hoạt động giám sát theo thời gian thực và bao trùm toàn bộ giao dịch của các hệ thống giao dịch trên các SGDCK. Việc xây dựng hệ thống phải kết hợp cùng với nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự trong công tác giám sát thị trường; phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để phát hiện được các giao dịch bất thường; nâng cao kỹ năng điều tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng giá cả;

+ Đối với hoạt động giám sát các tổ chức trung gian thị trường, các tổ chức

phát hành: Chuyển sang cơ chế quản lý theo rủi ro, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức này đối với dịch vụ cung ứng. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống công bố thông tin tự động nhằm nhận, tổng hợp và phân tích thông tin đối với hoạt động của các tổ chức này;

+ Đối với hoạt động thanh tra, cưỡng chế thực thi: cương quyết xử lý các vi

phạm nhằm mang tính răn đe cho các chủ thể khác. Từng bước giao UBCKNN thẩm quyền điều tra hành chính, sử dụng các biện pháp điều tra hành chính để điều tra, xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra; cương quyết xử lý vi phạm, cưỡng chế thực thi đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, công bằng và bảo vệ nhà đầu tư, phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Đối với các tổ chức tự quản (SGDCK/VSD/các Hiệp hội): Từng bước tạo

điều kiện để nâng cao vai trò và trách nhiệm và tính tự chịu trách nhiệm của các tổ chức này.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp lý khuôn khổ pháp lý, phối kết hợp trong hoạt động điều hành TTCK, hoạt động giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho TTCK và cả hệ thống tài chính quốc gia.

- Cần xây dựng và ban hành mới các quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán (thế hệ Luật Chứng khoán thứ hai) có tính đến sự kế thừa của các văn bản

96

luật hiện hành. Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai sẽ bao trùm các quy định về quản lý ở mức độ phức tạp hơn, phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh rộng hơn. Luật sẽ chi tiết hơn về các dòng sản phẩm và nghiệp vụ nhưng phải bảo đảm sự tự do hoạt động thị trường (tự do cạnh tranh để tiết giảm chi phí), sự công bằng (hoàn thiện chế đô báo cáo, công bố thông tin nhằm tạo ra sự minh bạch và sân chơi bình đẳng) và sự hội nhập (áp dụng các chuẩn mực quốc tế về luật pháp, thuế, kế toán, quản trị doanh nghiệp, nhằm tăng tính cạnh tranh toàn cầu của TTCK nói riêng, và thị trường tài chính nói chung). Các hướng có thể chỉnh sửa như sau:

+ Đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng: chuyển từ cơ chế

cấp phép phát hành theo điều kiện (merit review regulation) sang cơ chế đăng ký phát hành sau khi công bố đầy đủ thông tin (full disclosure regulation). Cơ chế chào bán chứng khoán sau khi công bố đầy đủ thông tin là xu thế chung hiện tại và được coi là hiện đại. Theo tinh thần của cơ chế này thì thị trường, chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước, có khả năng đánh giá hoạt động doanh nghiệp của tổ chức phát hành, và vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước không nên làm thay thị trường. Cơ chế cấp phép phát hành theo điều kiện chỉ phù hợp hơn với một thị trường mới hình thành và phát triển, nhận thức nhà đầu tư về chứng khoán cũng như về hoạt động của doanh nghiệp còn thấp; việc quản lý theo cơ chế công bố thông tin đầy đủ đòi hỏi phải chi tiết hóa nội dung các Bản cáo bạch, các hoạt động quảng cáo.

+ Đối với hoạt động niêm yết, giao dịch: Bổ sung các quy định về điều kiện đối với các chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài niêm yết tại Việt Nam; chế độ báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành Việt Nam niêm yết tại nước ngoài.

+ Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán: chuyển từ Mô hình hoạt động chuyên biệt (CTCK, công ty quản lý quỹ) sang Mô hình hoạt động đa năng, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán trở thành những tập đoàn tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, hoạt động đa ngành nghề; thiết lập cơ chế giám sát các tổ chức trung gian chứng khoán dựa trên mức độ rủi ro; hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro và an toàn tài chính theo thông lệ tốt nhất, cho phép các tổ chức kinh

9

doanh chứng khoán, nếu đáp ứng một số điều kiện kỹ thuật, được sử dụng các phần mềm quản trị rủi ro nội bộ hiện đại xác định theo chỉ tiêu VaR; chi tiết hóa các quy định về đạo đức nghề nghiệp, nguyên tắc trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán cho khách hàng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh.

+ Đối với các tổ chức tự quản: Từng bước tự do hóa hoạt động tổ chức thị

trường giao dịch và cung cấp các dịch vụ thanh toán, lưu ký. Tạo điều kiện cho phép cho các tổ chức, cá nhân được tham gia sở hữu vào các tổ chức thị trường và cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ.

+ Ban hành các quy định về chứng khoán hoá: Việc ban hành quy định pháp

luật về chứng khoán hóa sẽ tạo nền tảng pháp lý cho việc phát hành các loại trái phiếu dựa trên tài sản. Chứng khoán hóa là một trong những giải pháp quan trọng và hiện đại thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Chứng khoán hóa giúp tổ chức phát hành có thể huy động vốn bằng các tài sản bảo đảm dòng thu nhập cố định mà tổ chức đó đang sở hữu, cụ thể: các khoản phải thu định kỳ, các khoản nợ có thế chấp và các tài sản sinh lời khác. Các khoản thu nhập từ các dự án đầu tư cũng có thể được sử dụng như một loại tài sản bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu.

+ Xây dựng và ban hành các quy định ở mức độ cao hơn, bao quát hơn và

thống nhất hơn về Quỹ đầu tư (Luật về Quỹ đầu tư): Trong bối cảnh hội nhập, các Quỹ đầu tư nói riêng và hoạt động của các tổ chức tài chính tại Việt Nam nói chung sẽ ngày càng phát triển theo thông lệ quốc tế. Các quỹ này có thể được tổ chức dưới hình thức Hợp đồng (như hiện tại), hình thức Công ty cổ phần (Công ty đầu tư chứng khoán), hình thức tín thác (trust), hình thức hợp danh tùy vào nhu cầu của nhà đầu tư, hoặc hình thức tổ chức mà công ty quản lý quỹ, ngân hàng nước ngoài thực hiện. Trong khi đó, các Quỹ đầu tư này không chỉ hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, mà còn kết nối cả các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản hoặc trong các lĩnh vực công nghệ cao khác. Vì vậy, khi ngành quỹ đã phát triển tới một mức độ nhất định, việc xây dựng và ban hành các

98

quy định điều chỉnh hoạt động ở mức độ cao hơn, thống nhất hơn và bao quát hơn là cần thiết, và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Củng cố lòng tin của công chúng đầu

tư đối với TTCK, thông qua các họat động thanh tra xử lý vi phạm, nâng cao hiệu quả hoạt động cưỡng chế thực thi pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước; từng bước mở rộng quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường; bổ sung các chức năng điều tra và mở rộng phạm vi xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK theo thông lệ quốc tế; cho phép cơ quan quản lý nhà nước ban hành một số quy định pháp luật, hướng dẫn hoạt động, nghiệp vụ để có thể linh hoạt hơn trong công tác điều hành thị trường; Phát triển và nâng cao năng lực của hệ thống tòa án, trọng tài kinh tế để xử lý tranh chấp phát sinh giữa các thành viên tham gia thị trường.

Một phần của tài liệu 0075 giải pháp hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán tại VN trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w