2.3. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán trong
2.3.1. Hoạt động TTCK Việt Nam giai đoạn từ 01/01/2006 đến 30/09/2011
- Giai đoạn 2006 - 2010, TTCK Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh nhưng không ổn định. Năm 2006, đánh dấu công tác cổ phần hóa được đẩy mạnh và hàng loạt và hàng loạt các công ty đại chúng được thực hiện niêm yết cổ phần trên cả hai SGDCK, số lượng CTCK tăng nhanh chóng từ 14 công ty lên 54 CTCK. Quy mô TTCK tăng vọt từ 9.700 tỷ đồng (32 cổ phiếu niêm yết) vào đầu năm lên đến 182.700 tỷ đồng (92 cổ phiếu niêm yết) tính đến ngày 26/12/2006. Chỉ số Vn-Index tăng từ 304 lên 800 điểm. Sang nửa năm 2007, TTCK Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng đỉnh điểm. Chỉ số Vn-Index tăng trên 1.200 điểm, chỉ số HNX Index tăng trên 400 điểm. Số lượng công ty niêm yết tăng lên 253 công ty. Giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 500 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,8% GDP, tổng mức huy động vốn qua thị trường đạt trên 127.000 tỷ đồng. Số lượng CTCK được cấp phép tiếp tục tăng mạnh từ 54 công ty lên 90 công ty. Từ năm 2008 đến nay, TTCK nằm trong xu thế suy giảm, đặc biệt năm 2008, TTCK sụt giảm mạnh từ 1.200 điểm xuống gần 300 điểm. Tổng giá trị vốn hóa thị trường giảm đi nhanh chóng chỉ còn gần 36% GDP
57
và giá trị giao dịch giảm mạnh tương ứng chỉ còn gần 30% đến 50% của năm 2008. Từ năm 2009 đến nay, thị trường chứng khoán nằm trong xu thế đình trệ, chỉ số VN-Index xoay quanh 400 điểm, giá trị giao dịch thấp, huy đọng vốn cũng sụt giảm (năm 2009 là 33.000 tỷ đồng, năm 2010 là 98.000 tỷ đồng và năm 2011 chỉ đạt khoảng 60% so với năm 2010). Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có sự biến động: năm 2007 luồng vốn vào là 04 tỷ USD, năm 2008 rút ra 240 triệu USD, năm 2010 vào khoảng 01 tỷ USD, 09 tháng đầu năm 2011 vào 183 triệu USD (Số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn).
- Giai đoạn từ đầu năm 2011 đến 30/09/2011, nhìn chung TTCK có chiều
hướng đi xuống. Mức vốn hóa hiện khoảng 651,3 nghìn tỷ đồng, giảm 75 nghìn tỷ đồng, tương đương 10% so với cuối năm 2010; mức vốn hóa so với GDP giảm xuống 35% từ mức 39% cuối 2010. Giá trị bình quân toàn thị trường mỗi phiên là 1.402 tỷ đồng, bằng 50% so với bình quân năm 2010; trong đó riêng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.607 tỷ đồng, bằng 43% so với bình quân năm 2010. Tính thanh khoản trên TTCK (tổng giá trị giao dịch/tổng giá trị vốn hóa) sụt giảm mạnh từ mức 80% trong năm 2010 xuống còn 28%. Việc huy động vôn cổ phần và đấu giá qua TTCK giảm sút và mặt bằng lãi suất cao. Cho đến nay, vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ, riêng vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 70,5 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2010. Có thêm 51 công ty niêm yết, đưa tổng số công ty niêm yết lên 689, tăng 7% so với năm 2010. Số lượng tài khoản nhà đàu tư tiếp tục tăng đạt khoảng 1,1 triệu tài khoản, trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng khoảng 500 tài khoản, đạt 14.300 tài khoản.
Hoạt động của các công ty niêm yết gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao (giá nguyên vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng), khó tiếp cận và huy động vốn trên cả thị trường tín dụng và TTCK. Trong quý III/2011, 405 công ty có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó 98 công ty bị lỗ, tổng số công ty có lỗ lũy kế khoảng 82 công ty. Cho đến nay có khoảng 75% các công ty có giá thị trường thấp hơn giá sổ sách; 50% các công ty có thị giá thấp hơn mệnh giá.
58
Ngoài ra, 47% công ty trên 2 sàn có hệ số thị giá so với lơi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu (P/E) thấp hơn 5 lần (tăng cao hơn so với kỳ trước 42%).
Biểu đồ 2.1: Diễn biến chỉ số VN-Index từ 2006 đến hết 09 tháng đầu năm 2011
Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ diễn biến chỉ số HNX-Index từ 2006 đến hết 09 tháng đầu năm 2011
Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect