Cơ chế điều hành giám sát công ty chứng khoán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0075 giải pháp hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán tại VN trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 53 - 56)

Hiện tại cơ chế điều hành giám sát CTCK tại Việt Nam được thực hiện thông qua các cấp độ khác nhau:

43

- Bộ Tài chính: Đây là cơ quan cao nhất được chính phủ trực tiếp giao cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Điểm 13 Điều 2 Nghị định số 118/2008/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính)

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật (trong đó có hoạt động của CTCK).

Các CTCK muốn có giấy phép hoạt động trong bất cứ nghiệp vụ nào đều phải được sự cho phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đồng thời, CTCK đều phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, bao gồm: báo cáo thường niên, công bố thông tin bất thường về kết quả kinh doanh, thay đổi nhân sự chủ chốt, tăng vốn, thay đổi chi nhánh ... gần như toàn bộ hoạt động của CTCK. Thêm vào đó, CTCK chịu sự thanh tra giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo các quy định của pháp luật.

> Các tổ chức tự quản:

- Các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) bao gồm: Sở giao dịch Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là các đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Đây là các pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Để có thể thực hiện các nghiệp vụ của mình có liên quan đến các Sở giao dịch chứng khoán (ví dụ: nghiệp vụ môi giới các chứng khoán đã niêm yết trên Sở

44

giao dịch chứng khoán), các CTCK cần phải trở thành các thành viên giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán đó và có các nghĩa vụ như sau:

+ Đáp ứng được các điều kiện về tài chính, công nghệ thông tin ... để trở thành thành viên giao dịch theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán;

+ Chịu sự giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của SGDCK; + Phải công bố thông tin theo quy định tại SGDCK;

+ Các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Ngoài ra, nếu CTCK là công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên SGDCK thì buộc phải thực hiện các nghĩa vụ khác của tổ chức niêm yết ví dụ: nghĩa vụ về công bố thông tin của tổ chức niêm yết hay các điều kiện về an toàn tài chính khác theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán về công ty niêm yết.

- Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD): là tổ chức duy nhất thực hiện chức

năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm cả thị trường chứng khoán niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán). Đây cũng là pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp.

Các nghiệp vụ quan trọng của CTCK (như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán) đều cần phải thông quan hoạt động của VSD. Để sử dụng được dịch vụ của VSD, CTCK cần phải trở thành thành viên lưu ký trên VSD và phải đáp ứng các nghĩa vụ đối với VSD, cụ thể như sau:

+ Phải đáp ứng điều kiện trở thành thành viên lưu ký của VSD (CTCK phải có Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện nghiệp vụ môi giới hoặc tự doanh chứng khoán; CTCK phải có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch chứng khoán)

+ Phải tuân theo Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do VSD ban hành;

45

+ Các quy định khác có liên quan của VSD.

> Các tổ chức khác: Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (ra đời từ ngày 14/05/2004), Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) ... Các hiệp hội này được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên có thể là nhà đầu tư (đối với VAFI) hay CTCK (đối với Hiệp hội kinh doanh chứng khoán). Tác dụng của các hiệp hội này là một kênh thông tin khá quan trọng để nêu lên những bất cập trong hệ thống hoạt động của CTCK, những vấn đề cần phải thay đổi trong quy định với CTCK thông qua những kiến nghị của Hiệp hội đối với các cơ quan quản lý của Nhà nước.

> Kiểm soát nội bộ trong CTCK: Theo Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động Công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Công ty chứng khoán phải thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập và chuyên trách. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được thiết lập tại trụ sở chính, chi nhánh của công ty chứng khoán. Hệ thống này có chức năng giám sát mọi hoạt động của CTCK để đảm bảo các mục tiêu (i)Tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan; (ii) Hoạt động của công ty an toàn, hiệu quả; (iii) Trung thực trong việc lập báo cáo tài chính của công ty. Đồng thời, tối thiểu mỗi năm một (01) lần, công ty chứng khoán phải đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Báo cáo đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng với báo cáo tài chính năm.

2.2. Mô hình công ty chứng khoán tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trongvấn đề tổ chức mô hình công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu 0075 giải pháp hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán tại VN trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w