Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 29 - 35)

Năm 1993 tại EMDEC đã cho sinh sản nhân tạo cá hồng bạc và đưa vào sản xuất đại trà, ngày nay cá hồng bạc đã là một đối tượng nuôi phổ biến tại Thái Lan trong đó điển hình tiêu biểu là làng Mairoot tỉnh Trat, tại đây cá cỡ thương phẩm từ 400-800 g/con được sản xuất hằng năm và sản lượng đạt khoảng 20.000-30.000 tấn. Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật những nghiên cứu về cá hồng bạc ngày càng chuyên sâu hơn và góp phần hoàn thiện dần quy trình nuôi cá hồng bạc khép kín. [74]

Năm 1991, tại EMDEC Thái Lan đã cho đẻ cá hồng bạc bằng phương pháp tiêm hormone kích thích sinh sản. Cá bố mẹ nuôi thời gian dài trong bể thường dễ bị bệnh chết nhiều, nên đưa ra nuôi ngoài ao đất, diện tích 600m2, độ sâu 1,0 - 1,5m với số lượng 50 con, khối lượng 3-7 kg/con (khoảng 4-7 năm tuổi) để thử nghiệm kích thích cho đẻ nhân tạo. Thức ăn cho cá hồng bạc bố mẹ chủ yếu là cá tạp, các loài thuộc họ cá khế Carrangidae, cho ăn hàng ngày đủ no. Ao nuôi được sục khí và thay một phần nước trong ao khi cần thiết. Thường vào những ngày trăng tròn và trăng non, tuyển chọn từ ao nuôi 20 cá bố mẹ có bụng căng tròn mềm hoặc vuốt nhẹ thấy sẹ chảy ra (đối với cá đực), tiến hành kích thích cho đẻ bằng cách tiêm kích dục tố HCG với liều lượng 300-600 UI/kg cá. Sau khi tiêm, cá được chuyển sang bể bê tông ngoài trời, thể tích 190m3, sâu 1,2m để cho đẻ. Kết quả 18 con cá bố mẹ trong số 20 con đã tham gia sinh sản. Khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ nước thấp nhất trong năm, nên cá hầu như không thành thục, cá được trả lại ao nuôi. Dựa trên những kết quả này cho thấy rằng cá hồng bạc có thể kích thích cho đẻ hàng tháng, từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 11, và cá đẻ nhiều hơn vào những ngày từ tháng 4 đến tháng 11. Trong suốt thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 số lượng trứng thu được xấp xỉ

từ 1-3 triệu trứng/ngày đẻ. Số lượng trứng tăng lên trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, đặc biệt là sau khi tiêm hormone khoảng 2-3 ngày. Số lượng trứng thu được sau khi tiêm 2 ngày là 7,9-11,3 triệu trong các tháng nói trên. Dựa trên số lượng trứng thu được từ 10 cá cái (trong số 20 con) đã tiêm hormone cho đẻ, có thể ước lượng mỗi cá cái thành thục đẻ được hơn 1 triệu trứng trong một ngày đẻ tốt nhất khi áp dụng phương pháp này. Tỷ lệ thụ tinh từ 0% trong tháng 2 đến 86,4% vào tháng 5 (năm 1992). Tỷ lệ thụ tinh trung bình theo dõi được trong 17 ngày đẻ vào năm 1992 là 46,0%. Không tìm thấy có mối quan hệ giữa số lượng trứng cá đẻ ra hoặc thời gian (tháng) đẻ với tỷ lệ thụ tinh. [74] Sự khác nhau về số ngày đẻ trứng hàng tháng và số lượng trứng đẻ được sau khi tiêm kích dục tố, có thể liên quan đến mùa vụ sinh sản và sự thành thục tuyến sinh dục. Dựa trên kết quả thu được, sơ bộ kết luận rằng tuyến sinh dục thành thục chưa hoàn toàn từ tháng 1 đến tháng 5 và thành thục hoàn toàn từ tháng 6 đến tháng 9. [46], [61]

Cá hồng bạc (L. argentimaculatus) thành thục ở độ tuổi 2+-3+, khối lượng đạt 2,25- 4,75 kg/con. Doi & Singhagraiwan (1993) đã kích thích cá hồng bạc đẻ bằng hormone HCG với liều lượng 300-600 UI/kg cá. Emata (1994) thì tiêm với liều 1.000- 1.500 UI HCG/kg cá. Còn theo Duray (1996) và Emata (2003), kích thích cá đẻ bằng LHRHa với liều 100 µg/kg cá.

Theo Doi (1993), Lim & Chao (1993) ở các nước như Philippine, Thái Lan, Singapore, Malaysia thì mùa vụ sinh sản của cá hồng bạc bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12, tập trung vào tháng 5-6. Cá thường đẻ 3 ngày trước hoặc sau ngày trăng tròn. Sức sinh sản trung bình từ 1,08-1,66 triệu trứng/cá cái (Emata, 2003). Kích thước cá bột mới nở là 1,8mm, kích thước miệng 200µm nên chúng ăn mồi có kích thước nhỏ hơn cỡ miệng cá (chiều rộng khoảng 60-70µm, chiều dài 100µm).

Thức ăn cho cá bột cá hồng bạc là tảo đơn bào Platymonas sp, ấu trùng hầu (Crassostrea rhizophorae), luân trùng, Nauplius Artemia, cá xay nhuyễn (Doi & Singhagraiwan, 1993; Duray et. al., 1996).

Doi & Singhagraiwan (1993) ương nuôi với mật độ thưa 3,6 cá bột/lít. Thức ăn là tảo đơn bào, luân trùng, Copepoda, Artemia, cá xay nhuyễn. Tỷ lệ sống đến ngày tuổi thứ 20 là 0,9%.

Năm 1999 tại Trung Quốc, Leung; Chu and Wu đã nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cơ thể, nhiệt độ nước và sự phân cỡ lên quá trình bài tiết amonia trên đối tượng cá mú và cá hồng bạc. [95]

Năm 2000, một nhóm tác giả tại SEAFDEC Philippine đã nghiên cứu khả năng chịu đựng sự thay đổi độ mặn của cá bột cá hồng bạc trong suốt quá trình phát triển. Kết quả sự thay đổi độ mặn đột ngột là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ chết cao mà không cần quan tâm đến ngày tuổi của cá. Cụ thể là sự thay đổi ở ngưỡng độ mặn thấp tỷ lệ chết cao hơn so với thay đổi độ mặn ở ngưỡng cao và kết quả này đúng cho mọi ngày tuổi khác nhau trong giai đoạn cá bột cá hồng bạc. [116]

Estudillo (2000), nghiên cứu sự thích nghi và ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng, trạng thái và mật độ tế bào Chloride (CC: Chloride cells) được xác định trên cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) trong suốt quá trình phát triển ấu trùng. Sự thích ứng của cá bột cá hồng bạc khi độ mặn biến đổi đột ngột từ 32 ppt xuống các ngưỡng độ mặn thấp hơn ở các độ tuổi khác nhau thì khác nhau. Thời gian cho tỉ lệ chết 50% (LT50) ở cá bột mới nở lâu hơn, có ý nghĩa (p < 0,05) so với cá bột 7, 14 và 21 ngày tuổi. Sự thích ứng với sự thay đổi độ mặn đột ngột tăng nhanh từ ngày thứ 28. Mặc dù sự thay đổi đột ngột trong kiểm tra thích ứng độ mặn dẫn đến thất thoát đáng kể, cá bột cá hồng bạc trên 14 ngày tuổi thể hiện thời gian LT50 dài hơn có ý nghĩa khi thay đổi đến 8 và 16 ppt khi so sánh với 24 và 40 ppt. Sinh trưởng của cá bột cá hồng bạc tại các độ mặn: 16, 24, 32 (đối chứng) và 40 ppt không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa cả ở cuối giai đoạn ương đầu tiên (ngày 1-21) và giai đoạn ương thứ 2 (ngày 22-50). Tỉ lệ sống ở cuối giai đoạn ương đầu (4,3%) ở độ mặn 16ppt là thấp nhất có ý nghĩa về mặt thống kê. Không có khác biệt có ý nghĩa giữa tỉ lệ sống ở cuối giai đoạn ương thứ 2. Tuy nhiên, chỉ số trạng thái (K) của cá bột ương trong điều kiện độ mặn thấp cao hơn cá bột ương ở 40 ppt (p < 0,05). Biểu mô mang của cá bột 42 và 50 ngày tuổi thể hiện mật độ tăng lên của CC với sự tăng lên của độ mặn. [72], [75]

Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC) đã nghiên cứu những đặc điểm nổi bật của quá trình sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc. Nghiên cứu dựa trên các chỉ tiêu về sự thành thục sinh dục của cá cái (đường kính trung bình của noãn bào > 0,40mm), thời gian tiêm hormone (10g00 - 11g30), và tỷ lệ giới tính (1 cá cái : 2 cá đực), kết quả cá đã đẻ tốt khi tiêm một liều LHRHa duy nhất (100 µg/kg khối lượng thân). Kết quả tiến hành 16 thử nghiệm, tỷ lệ cá đẻ là 62,50% và tỷ lệ nở là 43,75%.

Cá không đẻ khi tiêm với liều lượng 50 µg LHRHa/kg khối lượng thân. Tương tự, sự sinh sản cũng không xảy ra khi cá được tiêm HCG với liều lượng 500 UI/kg khối lượng thân. Tuy nhiên, khi tiêm HCG với liều lượng 1.000 và 1.500 UI/ kg khối lượng thân thì cá đẻ trứng. Khi sử dụng HCG với liều lượng 1.000 và 1.500 UI/kg khối lượng thân, kết quả tỷ lệ cá đẻ tương ứng: 77,27% và 80.00%, tỷ lệ nở tương ứng: 72,73% và 60,00%, cao hơn khi sử dụng LHRHa. Hơn nữa, cá được tiêm HCG với liều lượng 1.000 UI/kg khối lượng thân, có tỷ lệ đẻ và số lượng trứng thu được trong mỗi lần đẻ vượt quá một triệu trứng (76,47%), cao hơn so với những cá được tiêm HCG với liều lượng 1.500 UI/kg khối lượng thân (41,67%) và cá được tiêm LHRHa với liều lượng 100 µg /kg khối lượng thân (30,00%). [117]

Arnil và Emata (2003), nghiên cứu sự phát triển phôi bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phát triển kế tiếp nhau để cuối cùng tạo ra một thể phôi hoàn chỉnh. Phôi các loài cá xương có thời gian phát triển khác nhau nhưng đều theo các giai đoạn: thụ tinh (hợp tử), phân cắt trứng, phôi nang, phôi vị, hình thành các cơ quan và nở.

Bảng 1.7: Các giai đoạn phát triển phôi cá hồng bạc [74]

Thời gian sau thụ tinh STT Các giai đoạn phát triển phôi

Giờ Phút

1 Giai đoạn 4 tế bào - 20

2 Giai đoạn phôi nang 1 30

3 Giai đoạn phôi vị 1 5 30

4 Phôi hình khiên (phôi vị 2) 6 30

5 Giai đoạn 4 đốt cơ (phôi thần kinh) 7 30

6 Giai đoạn 8 đốt cơ (phôi mầm 1) 8 30

7 Giai đoạn 15 đốt cơ (phôi mầm 2) 10 30

8 Giai đoạn 23 đốt cơ (phôi hoàn chỉnh 1) 12 - 9 Giai đoạn 24 đốt cơ (phôi hoàn chỉnh 2) 14 30

Những dẫn liệu về quá trình phát triển phôi cá hồng bạc tại EMDEC: Trứng thụ tinh trong suốt, hình cầu, đường kính trứng 0,779 – 0,812mm, có một giọt dầu ở cực thực vật với đường kính 0,151 – 0,161mm. Trứng được ấp trong điều kiện nhiệt độ

Sau khi thụ tinh 9 giờ những tế bào sắc tố đen được thấy đầu tiên ở phần lưng phôi và nằm rải rác trên bề mặt khối noãn hoàng sau 3 giờ tiếp theo. Sự phát triển của các tế bào sắc tố đen trên bề mặt noãn hoàng là đặc điểm của loài. Trứng bắt đầu nở 15 giờ sau khi thụ tinh và nở hầu hết sau 17 giờ 30 phút ở nhiệt độ trên. Thời gian tính từ lúc trứng thụ tinh đến khi nở được 50% số trứng là 12 giờ ở nhiệt độ ấp 34,5oC, kéo dài tới 24 giờ với nhiệt độ ấp là 25oC, mối quan hệ giữa thời gian ấp và nhiệt độ nước được thể hiện theo công thức: [41]

Trong đó: T: thời gian ấp (giờ)

t: nhiệt độ nước (oC)

Cá hồng bạc nuôi trong bể xi măng (thể tích 150m3) và lồng nổi (đường kính 10m, độ sâu 3m nước) trong điều kiện môi trường ổn định sẽ sinh sản tự nhiên từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 11, tháng 12 tại miền Trung Philippines. Số lượng trứng mỗi lần đẻ khoảng 0,05 – 6,35 triệu trứng. Tổng số trứng thu được trong các bể (68 triệu) và lồng nổi (75 triệu) là tương tự nhau trong vòng 2 năm. Mật độ nuôi trong mỗi bể hoặc lồng là 10 - 15 con, cả cá đực và cá cái. Tỷ lệ sống của trứng (có sự phát triển phôi 12 giờ sau khi đẻ) từ cá đẻ tự nhiên (75%) là không có sự khác biệt so với cá đẻ bằng tiêm kích dục tố (64%), nhưng cá đẻ tự nhiên có tỷ lệ nở (69%) và tỷ lệ cá bột bình thường (69%) cao hơn so cá đẻ bằng tiêm kích dục tố (45 và 40%, tương ứng). Trung bình, cứ mỗi lần đẻ trứng, cá đẻ tự nhiên có tỷ lệ cá bột bình thường (khoảng 35%) cao hơn so với cá đẻ bằng tiêm kích dục tố (16% ). Cá đẻ tự nhiên thường xảy ra theo chu kỳ trăng. Hầu hết các lần đẻ được quan sát khoảng ba ngày trước hoặc sau kỳ trăng tròn. [38, [39], [40], [41]

Năm 2003, SEAFDEC Philippines tiếp tục thử nghiệm tìm ra chế độ ăn thích hợp cho cá bố mẹ, nhằm mục đích tăng sức sinh sản và nâng cao tỷ lệ sống cũng như sức khỏe của cá bột và cá giống. Thử nghiệm thức ăn chế biến (39% protein, 8,6% lipid) sử dụng nuôi vỗ thành thục cá hồng bạc bố mẹ để đảm bảo sản xuất được số lượng trứng và cá bột ổn định có chất lượng cao, thông qua dinh dưỡng của đàn cá bố mẹ. Hiệu suất sinh sản của cá hồng bạc bố mẹ cho ăn thức ăn chế biến (n = 14 cá cái) là cao hơn so với cá hồng bạc cho ăn cá tạp (n = 12 cá cái). Đàn cá hồng bạc bố mẹ cho ăn thức ăn chế biến đã đẻ được 82,34 triệu trứng từ 68 lần đẻ qua hai mùa sinh sản, trong khi đó đàn cá bố mẹ cho ăn cá tạp đẻ được 77,64 triệu trứng từ 66 lần đẻ. Tỷ lệ

41, , 13 253,80 − = t T

thụ tinh, phát triển phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình của cá bột không có sự sai khác giữa hai nhóm. Tuy nhiên cá bột 3 ngày tuổi của đàn cá hồng bạc bố mẹ cho ăn thức ăn chế biến có tỷ lệ sống trung bình là 40,4%, cao hơn so với đàn cá bố mẹ cho ăn cá tạp (35,2%). Khả năng hoạt động và tỷ lệ sống của đàn cá bố mẹ cho ăn thức ăn chế biến cũng cao hơn so với đàn cá bố mẹ cho ăn cá tạp. [68], [69], [70], [71]

Các kết quả này cho thấy sự cải thiện rõ ràng về hiệu suất sinh sản của cá hồng bạc khi cho ăn với thức ăn chế biến. Những nghiên cứu sâu hơn cần tập trung vào các chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể đảm bảo sản xuất được số lượng trứng và ấu trùng ổn định với chất lượng cao của cá hồng bạc để cung cấp cho nuôi thương phẩm [68]. Trong trại sản xuất giống, các chất thải trong bể ương nuôi cá bột được siphon hai ngày một lần. Lượng nước thay là 20-30% vào ngày thứ 2 tới ngày thứ 20, 50-70% vào ngày thứ 21 tới ngày thứ 35. Các bể nuôi được thay nước hoàn toàn từ ngày 35 cho tới khi thu hoạch. Tảo Chlorella được cấp vào bể ương từ ngày thứ 2 sau khi trứng nở tới ngày 35 để ổn định môi trường. Cá bột được cho ăn luân trùng với mật độ 20 con/ml từ ngày tuổi thứ 2 tới ngày 20 và với mật độ 10 con/ml từ ngày 21 tới ngày 28, cho ăn Nauplii của Artemia từ ngày 21 tới ngày 50 và cá tạp cắt miếng nhỏ từ ngày 38 tới ngày 55. Cá bột cá hồng bạc được thu hoạch vào ngày thứ 55, với tỷ lệ sống trung bình thấp hơn 1% [68], [74].

Cá bột cá hồng bạc mới nở được ương trong bể 3m3, ở mật độ 15 con/lít sau 21 ngày ương nuôi tỷ lệ sống của cá là 13%, cao hơn ương mật độ 30 con/lít (4%) hoặc 45 con/lít(5%). Cá bột cá hồng bạc cho ăn bằng hỗn hợp thức ăn Nauplii Artemia và thức ăn nhân tạo (tỷ lệ 50:50) có tốc độ tăng trưởng tốt nhất và tỷ lệ sống cao hơn cá chỉ cho ăn bằng Nauplii Artemia hoặc cá được tập cho ăn với khẩu phần thức ăn giảm 10% số lượng Nauplii Artemia. Những kết quả này cho thấy rằng thức ăn công nghiệp có thể thay thế Nauplii Artemia trong quá trình ương nuôi cá bột cá hồng bạc. Thức ăn công nghiệp nên được kiểm tra, kiểm chứng cho phù hợp đối với cá bột cá hồng bạc ở giai đoạn mới nở. [38], [39], [40], [41]

Hiện nay trên thế giới cũng đã có nhiều nước nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc thành công. Đã thử nghiệm sử dụng nhiều loại thức ăn trong quá trình ương nuôi cá bột, tuy nhiên kết quả sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc vẫn chưa ổn định. Tỷ lệ sống vẫn còn thấp, đến giai đoạn giống 55 ngày tuổi chỉ đạt khoảng trên

Nguyễn Địch Thanh, 2008 nghiên cứu thành công sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) tại Khánh Hòa, Việt Nam. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ bằng lồng biển đạt tỷ lệ sống 62,96%. Tỷ lệ thành thục 54,55 – 100%. Kích thích cho cá đẻ bằng cách tiêm hormone HCG và LHRHa. Tỷ lệ cá đẻ 14 – 67%, tỷ lệ thụ tinh 54,08 – 72,38%, tỷ lệ nở 62,18 – 90,23%. Cá bột mới nở có chiều dài trung bình: 2,01 ± 0,02mm, khối noãn hoàng có đường kính 0,99 ± 0,02mm. Chiều dài của cá bột 3 ngày tuổi, 17 ngày tuổi, 30 ngày tuổi lần lượt là: 2,83 ± 0,02mm; 5,17 ± 1,12mm và 16,40 ± 3,32mm. Tỷ lệ sống sau 30 ngày ương đạt 12,6 – 14,1%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)