- Theo dõi sự phát triển cá bột: Quan sát cá bột bằng kính hiển vi và mắt thường
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ HỒNG BẠC TẠI KHÁNH HÒA 1 Mẫu cá hồng bạc thu mua nghiên cứu
3.1.1. Mẫu cá hồng bạc thu mua nghiên cứu
Mẫu cá hồng bạc sử dụng cho việc mổ nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản được
thu mua do ngư dân đánh bắt từ tự nhiên. Chủ yếu là cá còn sống.
+ Thời gian và số lượng mẫu thu hàng năm: Theo ngư dân mùa vụ đánh bắt cá hồng bạc thay đổi theo từng năm, có khi đến sớm, kéo dài hoặc có khi đến muộn kết thúc sớm. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến mùa vụ đánh bắt cá hồng bạc, trong đó sự tác động của thời tiết, khí hậu là rất lớn. Sự thay đổi mùa vụ đánh bắt hằng năm đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đánh bắt. Do đó việc thu thập mẫu cá bố mẹ ngoài tự nhiên theo tháng để mổ nghiên cứu sinh học sinh sản, gặp nhiều khó khăn. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch thu thập cá bố mẹ thành thục ngoài tự nhiên phục vụ nghiên cứu đặc điểm sinh học, xác định mùa vụ sinh sản và nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo. Ngư dân đánh bắt cá hồng bạc quanh năm, chỉ trừ những ngày mưa bão, sóng to gió lớn và thời tiết lạnh do nhiệt độ nước xuống thấp. Lượng cá đánh bắt được nhiều nhất vào tháng 4 đến tháng 9. Cá hồng bạc cỡ lớn, thành thục tuyến sinh dục thường thu mua được nhiều vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 7. Hàng tháng thời gian đánh bắt của ngư dân (theo âm lịch) từ sau ngày mùng 10 đến cuối tháng. Đặc biệt những tháng có gió mùa Tây Nam, mưa rào đầu mùa hè, có dòng chảy của thủy triều vào kỳ nước cường, cá đánh bắt được thường có bụng mềm, kích thước lớn, mang nhiều trứng. Số lượng mẫu cá thu được hàng tháng khoảng 5 – 10 con. Các tháng còn lại trong năm, số lượng mẫu thu ít, rải rác 3 – 5 con/tháng. Cá thu được có kích thước nhỏ, tỷ lệ thành thục thấp. Mẫu cá hồng bạc thu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản có tuổi từ 1+ - 6+.
+ Ngư trường đánh bắt cá hồng bạc: Cá hồng bạc thu mua nghiên cứu được ngư
dân đánh bắt ở vùng biển Khánh Hòa, cách bờ khoảng 10-15km, độ sâu 15-50m, độ mặn cao: 32-35ppt, đáy là đá tảng, cát, rạn san hô ngầm.
+ Ngư cụ và phương pháp đánh bắt: Cá hồng bạc đánh bắt ở vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong - Khánh Hòa chủ yếu bằng câu và lặn bắt. Ngư dân sử dụng hình thức câu vào ban đêm, thả câu từ 19 giờ đến 2 giờ sáng, đây là lúc cá hồng bạc đi tìm mồi, nhưng sản lượng đánh bắt không đáng kể. Trong những năm gần đây, ngư dân sử dụng
thước mảnh lưới 10×15m, mắt lưới 2a = 2-3cm), số lượng người tham gia quây bắt từ 2-3 người. Hình thức đánh bắt này có ưu điểm là cá sống, ít bị xây xát.
Ngoài ra ngư dân còn sử dụng lưới rê (mắt lưới 2a = 3 - 4cm) đánh bắt cá. Cá hồng bạc mắc lưới thường nhỏ hơn 1kg/con. Cá đánh bắt có thể còn sống, nhưng xây xát nhiều ở vùng quanh đầu, sau nắp mang và trước vây lưng. Cá thường bị yếu do vùng vẫy trong thời gian mắc lưới và tháo gỡ, một số con bị chết.
+ Cỡ cá đánh bắt: Cá đánh bắt tại vịnh Nha Trang thường có khối lượng từ 1,2-8
kg/con, thỉnh thoảng bắt được cá cỡ nhỏ hơn 1 kg/con, nhiều nhất là từ 1,5-5,0 kg/con. Ở vịnh Vân Phong cỡ cá đánh bắt được lớn hơn từ 2-8,5 kg/con, nhiều nhất là từ 2-6 kg/con. Với những cỡ cá đánh bắt được, ta có thể tuyển chọn những con đạt tiêu chuẩn để nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, hoặc gây nuôi tạo đàn cá bố mẹ nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo. Ngoài vùng biển Khánh Hòa, trong những năm gần đây tại vùng biển Sông Cầu - Phú Yên, Quy Nhơn - Bình Định, giống cá hồng bạc tự nhiên cũng xuất hiện nhiều, cho thấy đây cũng có thể là các bãi đẻ của cá hồng bạc. Do vậy, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về bãi đẻ của loài cá này để cung cấp các dẫn liệu quan trọng cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo.