2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Tháng 11/2004 đến tháng 11/2010 2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
+ Đề tài được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Ngư loại, Cơ sở Nghiên cứu sản xuất giống cá biển Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.
+ Một số địa điểm có cá hồng bạc phân bố ở vùng biển Khánh Hòa.
Nguồn http//:vietmap.com.vn
Chú thích: : Vùng có cá hồng bạc giống xuất hiện : Vùng có cá bố mẹ xuất hiện
Hình 2.1: Phân bố cá hồng bạc ở vùng biển Khánh Hòa 2.4. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
S B W E B N B
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 2.5.1. Số liệu thứ cấp: 2.5.1. Số liệu thứ cấp:
• Thu thập từ tài liệu trong và ngoài nước qua tài liệu tham khảo, Internet. • Điều tra, phỏng vấn trực tiếp ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển Cam Ranh,
Nha Trang, Lương Sơn, Vạn Ninh để tìm hiểu về: - Cỡ cá đánh bắt
- Địa điểm đánh bắt - Thời gian đánh bắt
2.5.2. Số liệu sơ cấp: Trực tiếp thu mẫu cá hồng bạc mổ nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và bố trí thí nghiệm sản xuất giống nhân tạo.
• Mẫu cá hồng bạc trưởng thành sử dụng mổ sinh học, được đánh bắt ở vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong chủ yếu bằng phương pháp câu và lặn bắt.
• Quan sát mô tả hình thái ngoài của cá.
• Xác định các chỉ số đo, đếm theo hướng dẫn nghiên cứu cá của P.I Pravdin, 1963.
• Tổng số mẫu cá hồng bạc sử dụng nghiên cứu đặc điểm sinh học: 75 con
2.6. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 2.6.1. Đặc điểm hình thái và các chỉ số đo, đếm 2.6.1. Đặc điểm hình thái và các chỉ số đo, đếm
• Các chỉ số đo:
Hình 2.3. Các chỉ số đo trên thân cá
- ab: Chiều dài toàn thân (TL), từ mút mõm đến tận cùng của vây đuôi
- ad: Chiều dài chuẩn (SL), từ mút mõm đến hết phần phủ vảy của thùy đuôi cá b d g h o a p n P D A C V
- gh: Chiều cao thân cá (Bd)
- ao: Chiều dài đầu (HL), từ mút mõm đến cuối xương nắp mang - an: Chiều dài mõm (aO), từ đầu mút mõm đến cạnh trước của mắt - np: Đường kính mắt (O)
• Các chỉ số đếm:
+ Đếm số lượng gai và tia vây - D: Dorsal fin (Vây lưng) - V: Ventral fin (Vây bụng) - P: Pertoral fin (Vây ngực) - A: Anal fin (Vây hậu môn) - C: Caudal fin (Vây đuôi)
+ Đếm số lượng vảy đường bên, trên và dưới đường bên + Đếm số lượng lược mang và tia nắp mang
+ Đếm vảy trước vây lưng
2.6.2. Đặc điểm sinh trưởng
• Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá theo công thức:
W = a.Lb
Trong đó: W:khối lượng cá (g) L: chiều dài cá (mm)
a,b: hệ số tương quan
• Xác định độ tăng trưởng theo chiều dài áp dụng công thức tính ngược sinh trưởng của E.Lea: [20]
Ln =
VVnxL VnxL
Trong đó Ln: chiều dài cá ở năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba… L: chiều dài cá ở tuổi hiện tại
Vn: bán kính trong năm đầu (từ tâm vảy đến năm thứ nhất)
V: bán kính vảy (từ tâm đến phần mép mà từ đó xác định vòng năm • Xác định mối tương quan giữa chiều dài thân và bán kính vảy cá
Y= ax+b Trong đó: Y: chiều dài cá x: bán kính vảy cá
2.6.3. Đặc điểm sinh học sinh sản
2.6.3.1. Xác định giới tính: Cá hồng bạc có hình thái ngoài gần giống nhau nên rất
khó phân biệt giới tính. Tuy nhiên cũng có thể phân biệt đực cái dựa vào các đặc điểm sau:
+ Mổ quan sát tuyến sinh dục đối với mẫu cá nghiên cứu đặc điểm sinh học
+ Đối với cá bố mẹ: Đến mùa sinh sản khi cá thành thục, bụng cá cái to, mềm hơn cá đực. Nếu vuốt dọc theo lườn bụng cá đực có sẹ màu trắng sữa chảy ra ngoài.
Quan sát số lỗ dưới bụng cá, cá đực có hai lỗ: lỗ hậu môn (phía trước), lỗ niệu và lỗ sinh dục chung (phía sau). Cá cái có ba lỗ theo thứ tự từ trước ra sau: lỗ hậu môn, lỗ huyệt (lỗ sinh dục) và lỗ niệu.
2.6.3.2. Xác định tuổi và kích thước thành thục
- Xác định tuổi cá bằng cách đếm các vòng sinh trưởng năm biểu hiện trên vảy theo hướng dẫn của I. F. Pravdin, 1963 [20]. Lấy 5-10 vảy ở hai bên sườn phía trên và dưới đường bên, vảy phải to, nguyên vẹn, tâm vảy rõ ràng, cho vào phong bì có ghi số thứ tự mẫu. Xử lý vảy sạch bằng nước thường hoặc NaOH 5-10% và dùng bàn chải mềm chải thật sạch chất nhờn trên vảy. Hoặc đếm vòng sinh trưởng trên xương đá tai, xử lý bằng nước nóng sau đó ngâm vào cồn 10-12 giờ. Dùng kính lúp có độ phóng đại 10-20 lần hoặc kính hiển vi để quan sát
Hình 2.4: Vảy cá bơn 4 tuổi Hình 2.5: Đá tai cá tuyết 5 tuổi, 6 tuổi
và cá bơn 6 tuổi (từ trên xuống)
- Đo kích thước cá bằng thước dây, độ chính xác đến 1mm.
- Xác định khối lượng cá bằng cân đồng hồ, độ chính xác đến 10g.