ngày theo dõi tình trạng sức khỏe, cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung các vitamin cần thiết nhằm nâng cao sức khỏe cho cá bố mẹ. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, tạo môi trường sạch, định kỳ tắm cá bằng nước ngọt để hạn chế một số bệnh do ký sinh trùng. - Cá hồng bạc bố mẹ thường bị bệnh do ký sinh trùng bám trên da, mang, vây và mắt cá. Để xác định ký sinh trùng, có thể dùng kính lúp hoặc lấy mẫu bệnh, lấy nhớt da cá từ các vết lở loét kiểm tra dưới kính hiển vi ở độ phóng đại thấp.
+ Kiểm tra và đánh giá mức độ thành thục cá bố mẹ
- Cá bố mẹ được kiểm tra tuyến sinh dục hàng tháng để có kế hoạch cho đẻ. Thường kiểm tra vào thời kỳ tuần trăng, dùng vợt bắt cá cho vào bể composite thể tích 200 lít, gây mê cá bằng ethylenglycol monophenyl ether, nồng độ 200 – 300ppm, thời gian 3 - 5 phút, sau khi cá mê, tiến hành kiểm tra.
Khối lượng thức ăn x 100 Khối lượng đàn cá + Tính khẩu phần thức ăn (%) =
- Đối với cá đực: Lật ngửa bụng cá, dùng tay vuốt nhẹ dọc theo lườn bụng, từ trên xuống dưới, nếu thấy sẹ chảy ra ngoài lỗ huyệt, đặc, màu trắng sữa, tan nhanh trong nước là cá đã thành thục tốt.
- Cá cái: Lật ngửa bụng cá, dùng ống nhựa mềm, đường kính 1- 2 mm, đưa vào lỗ huyệt 3 – 4cm, hút nhẹ, sau đó lấy ống ra cho trứng vào cốc thủy tinh hoặc lòng bàn tay quan sát. Nếu thấy trứng rời, tròn đều, màu vàng rơm, đo trên trắc vi thị kính, đường kính trứng 0,4 – 0,5mm là cá thành thục tốt, có thể tiến hành kích thích cho đẻ.
+ Xác định một số chỉ tiêu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, cho đẻ