Thực nghiệm cho cá đẻ nhân tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 89 - 92)

- Theo dõi sự phát triển cá bột: Quan sát cá bột bằng kính hiển vi và mắt thường

3.2.2.5.Thực nghiệm cho cá đẻ nhân tạo

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2.5.Thực nghiệm cho cá đẻ nhân tạo

Tuyển chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ

Sau khi kiểm tra, chọn cá thành thục tốt, khỏe mạnh, không bị xây xát, màu sắc sáng bóng tự nhiên, tiêm hormone cho đẻ. Các thao tác tuyển chọn được thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh gây sốc, thương tích cho cá bố mẹ.

Bảng 3.13: Cá hồng bạc bố mẹ tuyển chọn cho đẻ Cá bố mẹ tuyển chọn cho đẻ Chỉ tiêu Năm Số lượng (con) Khối lượng (kg) Cá đực (con) Khối lượng TB (kg/con) Cá cái (con) Khối lượng TB (kg/con) 2007 18 73,20 10 3,77 ± 0,54 8 4,46 ± 1,02 2008 22 101,30 12 4,28 ± 0,67 10 5,00 ± 1,57 2009 27 141,30 15 5,05 ± 1,47 12 5,46 ± 1,72 2010 26 143,90 14 5,30 ± 1,85 12 5,80 ± 1,83

Số lượng cá bố mẹ chọn cho đẻ thể hiện ở bảng 3.13. Cá hồng bạc được tiến hành

cho đẻ từ 2 đến 3 đợt trong một năm. Do sức sinh sản của cá hồng bạc lớn. Số lượng trứng/cá cái/một lần đẻ tương đối nhiều nên mỗi đợt chọn cá bố mẹ cho đẻ với số lượng vừa phải, thường chọn 4 – 5 cá cái, 5 – 6 cá đực để cho đẻ. Trong mỗi đợt cho đẻ, cá đực được chọn nhiều hơn cá cái để nâng cao tỷ lệ trứng thụ tinh.

Hình 3.20: Kiểm tra trứng và tiêm kích dục tố cho cá đẻ

Kết quả cho cá hồng bạc đẻ.

Cá hồng bạc được cho đẻ lần đầu vào năm 2007, tỷ lệ cá đẻ trung bình 37,50%, tỷ lệ

thụ tinh 70,15%, tỷ lệ nở 79,86%. Do cá đẻ lần đầu nên khó đẻ, chất lượng trứng chưa tốt, kết quả đạt không cao, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở còn thấp. Năm 2008 và những năm sau cá thành thục nhanh hơn, tốt hơn, cho đẻ đạt kết quả cao hơn (phụ lục 8).

37.5 69.45 69.45 83.33 75 70.15 73.52 74.28 78.62 79.86 93.75 95.97 97.68 0 20 40 60 80 100 120 2007 2008 2009 2010 Năm T lệ ( % ) Tỷ lệ cá đẻ Tỷ lệ thụ tinh Tỷ lệ nở

Hình 3.21: Biểu đồ kết quả cho đẻ cá hồng bạc

Kết quả cho đẻ cá hồng bạc từ năm 2007 đến 2010 thể hiện ở hình 3.21. Tỷ lệ cá đẻ trung bình 37,50 - 83,33%, tỷ lệ thụ tinh 70,15 - 78,62% và tỷ lệ nở 79,86 - 97,68%. Nhìn chung các năm sau kết quả cho đẻ cao hơn các năm trước, do đàn cá bố mẹ đã được thuần hóa trong điều kiện nuôi nhân tạo, thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ thành phần dinh dưỡng, bổ sung hàm lượng vitamine nên cá thành thục tốt hơn. Sức sinh sản thực tế trung bình là 925.667 trứng/cá cái. Cũng gần với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Doi & Singhagraiwain, 1993; Lim & Chao, 1993; Otrowski, 1995; Emata, 2003, sức sinh sản thực tế trung bình của cá hồng bạc là 1 triệu trứng/cá cái/1 lần đẻ. Sức sinh sản là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong sinh sản nhân tạo cá. Dựa vào đó, người ta có thể lập kế hoạch sản xuất phù hợp, như xác định được lượng cá bố mẹ cần nuôi vỗ, dự kiến số lượng cá bột, từ đó có kế hoạch chuẩn bị thức ăn…

Cá cho đẻ lần đầu tiên thường khó đẻ, nên cần tiêm hormone kích thích với liều cao. Cá hồng bạc bố mẹ được thử nghiệm cho đẻ lần đầu bằng cách tiêm kết hợp hai loại hormone HCG và LHRHa, liều lượng 1.500UI HCG với 20µg LHRHa/kg. Cá đã đẻ thành công. Sau khi cho cá đẻ nhân tạo nhiều lần, lượng hormone LHRHa còn tồn tại và duy trì được tác dụng trong thời gian dài, nên những lần cho đẻ sau có thể chỉ tiêm một loại kích dục tố HCG với liều lượng thấp hơn: 1.200 UI, 1.000 UI và 800 UI/kg. Cá vẫn đẻ tốt, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở khá cao. Cụ thể tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thu tinh và tỷ lệ nở năm 2009, 2010 cao hơn năm 2008 và 2007 (hình 3.21 và phụ lục 10). Lim

& Chao (1993), Singhagraiwan và Doi (1993), Emata (2001) cũng đã thử nghiệm kích thích cho cá hồng bạc đẻ bằng HCG liều lượng 1.000 và 1.500UI HCG/kg.

Đối với cá biển, sau khi tiêm hormone khoảng 36h cá mới đẻ. Nhưng có một số đợt cá đẻ ngay trong đêm đầu tiên, sau khi tiêm hormone khoảng 9 – 10 giờ. Thời gian cá đẻ thường từ 19 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu. Thời gian hiệu ứng thuốc khoảng 31 – 42 giờ ở nhiệt độ 27 – 29oC. Riêng đợt cho đẻ cuối (năm 2010), cá đẻ sau khi tiêm kích dục tố là 12 giờ. Thường các loài cá biển có thời gian hiệu ứng thuốc trung bình là 36 giờ. Nhưng trong trường hợp trên có thể do cá thành thục tốt, tuyến sinh dục chín muồi nên khi có một lượng hormone từ bên ngoài tiêm vào cơ thể hỗ trợ cùng các hormone nội sinh, cá rụng trứng và đẻ trong một thời gian ngắn sau khi tiêm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 89 - 92)