Sức sinh sản tuyệt đối (S): Là tổng số trứng có trong buồng trứng của cá cái ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 44 - 48)

giai đoạn IV. Xác định số lượng trứng: cân buồng trứng, cắt 03 phần nhỏ ở đầu, giữa và cuối buồng trứng, mỗi phần 1g, sau đó đếm số lượng trứng, lấy giá trị trung bình số trứng của 1g nhân với khối lượng buồng trứng.

- Sức sinh sản tương đối (s): s =

WS S

Trong đó: s - là sức sinh sản tương đối (số lượng trứng/g khối lượng thân cá) S - là sức sinh sản tuyệt đối (tổng số trứng có trong buồng trứng) W - khối lượng thân cá (g)

2.6.3.5. Nghiên cứu mô học tuyến sinh dục cá hồng bạc [7]

Cố định mẫu tuyến sinh dục: Tuyến sinh dục được cắt thành các mẩu nhỏ khối

vuông, cố định bằng dung dịch bouin có thành phần như sau: acid picric bão hòa (750ml), formadehyt 40% (250ml), acid acetic (50ml). Cố định mẫu trong 24 giờ, sau đó bảo quản trong cồn 70o cho đến khi cần sử dụng.

Khử nước ở mẫu cố định: Lần lượt đưa mẫu qua ethanol với các nồng độ tăng

dần:

Làm trong mẫu bằng Xilen

• Xilen I: 1 lần trong 60 phút • Xilen II: 1 lần trong 60 phút

Thấm parafin: Thấm mẫu bằng parafin đun nóng 56-580C trong 4giờ.

Đúc parafin:

+ Sử dụng máy để đổ parafin đã nóng chảy vào khuôn đã có mẫu, sau đó đặt khuôn lên giàn lạnh cho parafin đông lại tạo ra khối parafin chứa mẫu. Nên giữ mẫu tập trung ở một mặt khuôn để khi cắt được thuận tiện

+ Cắt gọt khối parafin chứa mẫu: dùng dao mỏng cắt bỏ những phần parafin thừa ở bề mặt khối.

Cắt lát mẫu:

+ Gắn khối parafin chứa mẫu vào máy Microtom + Tiến hành cắt những lát cắt mỏng 5-7µm

+ Đưa lát cắt vào nước ấm 40-500C khoảng 1-2 phút, có thể cho vào một ít lòng trắng trứng gà, để lát cắt giãn phẳng không bị nhăn nheo.

+ Dùng slide (lam) lấy lát cắt ra khỏi nước, đặt lên máy sấy slide 40-600C trong khoảng 1-4 giờ, tùy theo nhiệt độ.

Nhuộm Hematoxylin và Eosin:

+ Loại bỏ parafin ở lát cắt bằng Xilen I: 5 phút; Xilen II: 5 phút. + Làm no nước mẫu: • Cồn 100%: 2-3 phút • Cồn 100% : 2-3 phút • Cồn 95%: 2-3 phút • Cồn 95%: 2-3 phút • Cồn 80%: 2-3 phút • Cồn 80%: 2-3 phút • Cồn 50%: 2-3 phút + Nhúng trong nước 3-6 lần + Nhuộm hematoxylin-Mayer 4-6 phút + Rửa qua nước chảy nhẹ 4-6 phút + Nhuộm eosin 2-3 phút

+ Làm mất nước mẫu:

• Cồn 95%: 10 lần nhúng • Cồn 95%: 10 lần nhúng • Cồn 100%: 10 lần nhúng • Cồn 100%: 10 lần nhúng

+ Làm trong mẫu: Xilen I, 2-3 phút; Xilen II, 2-3 phút

+ Dùng lamen sạch dán lên lam mẫu bằng bomcanada để bảo quản và quan sát dưới kính hiển vi.

2.7. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ HỒNG BẠC 2.7.1. Tuyển chọn và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ 2.7.1. Tuyển chọn và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ

2.7.1.1. Tuyển chọn cá bố mẹ: Dựa theo tiêu chuẩn hình thái ngoài, màu sắc, tình

trạng sức khỏe, kích cỡ, tuổi thành thục

+ Màu sắc, hình thái ngoài: Cá khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, bóng bẩy. Dưới ánh nắng mặt trời cá có màu đỏ sẫm. Vây, vảy nguyên vẹn, ít bị xây xát, thương tật, không nên chọn những con xây xát, lở loét quá nặng không có khả năng phục hồi. + Chọn cá đạt tuổi và kích thước thành thục (tuổi ≥ 3+, khối lượng lớn hơn 2,5 kg/con.

2.7.1.2. Vận chuyển cá bố mẹ: Sử dụng phương pháp vận chuyển hở có sục khí. + Đường bộ: Vận chuyển cá bố mẹ bằng ô tô, sử dụng phuy nhựa 200 lít hoặc + Đường bộ: Vận chuyển cá bố mẹ bằng ô tô, sử dụng phuy nhựa 200 lít hoặc

bể composite 500 lít. Nước vận chuyển được lọc sạch, độ mặn 28 – 30ppt, sục khí mạnh, giữ nhiệt độ nước ổn định 25 – 26oC, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan, hạn chế cá hoạt động mạnh, tăng quá trình trao đổi chất, thải ra các sản phẩm thải phân hủy làm ô nhiễm môi trường nước. Cá được gây mê bằng ethyleneglycol monophenylether nồng độ 200ppm trước khi cho vào thùng hoặc bể vận chuyển.

+ Đường thủy: Vận chuyển trên biển, từ bờ ra vị trí đặt lồng nuôi và ngược lại, sử dụng thuyền thông thủy. Thuyền có công suất 45CV, giữa khoang thuyền thiết kế bể chứa nước ngăn làm đôi, thể tích 1m3, đáy bể có hai nút lù trước và sau. Sau khi đưa cá vào hai bể, cho thuyền chạy và mở cả hai nút lù, lưu lượng nước vào ra bể lưu thông liên tục tạo dòng chảy, đảm bảo nước sạch và đủ hàm lượng oxy cho cá.

+ Địa điểm đặt lồng nuôi thuần dưỡng và nuôi vỗ thành thục: Lồng nuôi thuần dưỡng và nuôi vỗ thành thục cá hồng bạc bố mẹ đặt tại Vũng Ngán, vịnh Nha Trang, cách cảng Cầu Đá 7km về hướng Đông, kín gió, xa cửa sông, dòng chảy nhẹ, nước trong sạch, độ sâu trung bình 20m, độ mặn 29 - 35ppt,. Đường giao thông trên biển thuận tiện.

+ Kết cấu lồng nuôi: Lồng nuôi cá bố mẹ nằm trong kết cấu bè nổi diện tích khoảng 600m2. Khung bè là các thanh gỗ cố định với nhau bằng bulon-200, liên kết các lồng tạo thành hệ thống bè nuôi. Hệ thống phao là các thùng phuy nhựa 200 lít, được buộc chặt với khung bè bằng dây cước lớn, làm nhiệm vụ nâng toàn bộ hệ thống lồng. Bè được giữ cố định bằng hệ thống neo. Mỗi ô lồng hình vuông, kích thước: 4 x 4 x 4m. Lưới lồng làm bằng lưới nylon chắc chắn, mắt lưới 2a = 8cm. Nước lưu thông qua lồng tốt, ít sinh vật bám, tạo môi trường sạch, đảm bảo hàm lượng oxy cho cá. Đáy lưới lồng được định hình bằng 8 khối bê tông tròn (10 kg/khối) buộc dây treo từ thành khung lồng. Cá bố mẹ được nuôi trong hai ô lồng luân phiên thay đổi hàng tháng.

+ Thức ăn cho cá bố mẹ nuôi thuần dưỡng: Đầu tiên cho ăn tôm cá sống để

kích thích cho cá bố mẹ rượt đuổi, bắt mồi như ngoài tự nhiên. Khi cá đã quen với điều kiện nuôi nhốt, bắt mồi bình thường thì cho ăn mồi tôm cá chết còn tươi và chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục.

+ Thức ăn nuôi vỗ thành thục và cách cho ăn:

a b

Hình 2.6: Thức ăn cho cá bố mẹ (a: Thức ăn. b: Thức ăn và vitamine bổ sung)

Thức ăn sử dụng nuôi vỗ cá hồng bạc bố mẹ là các loại cá biển tươi như cá mối, cá ngân, cá sơn, cá nục, tôm, mực… Cá làm thức ăn được bỏ vây, đầu, ruột, rửa sạch, cắt

khúc cho vừa cỡ mồi. Cho ăn vào buổi sáng hoặc chiều hàng ngày, với khẩu phần thức ăn từ 3 đến 5% khối lượng thân. Khi cho ăn, rải thức ăn từ từ cho đến khi cá ăn no, bơi đi nơi khác thì ngừng. Thức ăn chìm xuống đáy, dùng vợt vớt lên cho ăn lại hoặc loại bỏ tránh gây ô nhiễm môi trường

Định kỳ 5 ngày/lần, cho ăn bổ sung các loại vitamin B, C, E. Cho ăn xen kẽ, hai lần vitamine B, C một lần vitamine E, liều lượng 100 – 150 mg/1kg cá bố mẹ. Viên vitamin được nhét vào bụng cá mồi để cho ăn.

+ Vệ sinh và quản lý lồng nuôi: Để loại bỏ sinh vật bám, các chất bẩn, thức ăn thừa, tạo điều kiện cho nước lưu thông qua lồng dễ dàng, môi trường trong sạch, cung cấp đầy đủ oxy cho cá, đồng thời hạn chế sự cư trú của tác nhân gây bệnh, tạo môi trường sống tốt cho cá bố mẹ. Định kỳ 10 - 15 ngày/lần vệ sinh lưới lồng, hàng tháng chuyển cá bố mẹ sang lồng nuôi mới. Lồng cũ được phơi khô đập, giũ sạch rong rêu, sinh vật bám, kiểm tra kỹ trước khi sử dụng lại. Hàng ngày kiểm tra hệ thống phao, neo, lưới lồng, sửa chữa kịp thời tránh trường hợp lưới rách thất thoát cá.

+ Phòng và trị một số bệnh thường gặp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)