Ảnh hưởng của mật độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 105 - 107)

- Theo dõi sự phát triển cá bột: Quan sát cá bột bằng kính hiển vi và mắt thường

3.3.1.3.Ảnh hưởng của mật độ

b. Cá bột mới nở

3.3.1.3.Ảnh hưởng của mật độ

Kết quả quản lý và chăm sóc các nghiệm thức mật độ

+ Thức ăn: Thức ăn và chế độ cho cá bột ăn ở các nghiệm thức giống nhau:

Trứng hầu, luân trùng và Artemia làm giàu DHA-selco nồng độ 100ppm sau 12g. Cho ăn 2 – 3 lần/ngày. Cấp tảo (Nannochloropsis oculata) 103 – 104 tb/ml, để ổn định môi trường và làm thức ăn cho luân trùng.

+ Quản lý môi trường: Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong

quá trình thí nghiệm. Các yếu tố nhiệt độ nước, độ mặn, pH, oxy hòa tan đều ổn định, chênh lệch không lớn, luôn nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá bột cá hồng bạc giống như điều kiện môi trường trong các nghiệm thức về thức ăn, độ mặn.

Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc

Bảng 3.20: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc trong các nghiệm thức ảnh hưởng của mật độ

40 con/lít 60 con/lít 80 con/lít 100 con/lít L3 (mm) 2,83 ± 0,01a 2,83 ± 0,01a 2,83 ± 0,01a 2,83 ± 0,01a L3 (mm) 2,83 ± 0,01a 2,83 ± 0,01a 2,83 ± 0,01a 2,83 ± 0,01a L10 (mm) 4,51 ± 0,12a 4,46 ± 0,12a 4,03 ± 0,12b 4,05 ± 0,12b L20 (mm) 7,24 ± 0,16a 7,10 ± 0,17a 6,19 ± 0,26b 5,69 ± 0,15b L30 (mm) 16,83 ± 0,44a 16,40 ± 0,60a 14,68 ± 0,56b 14,53 ± 0,59b DLG(3-30) (mm/ngày) 0,52 ± 0,07a 0,50 ± 0,06b 0,44 ± 0,09c 0,43 ± 0,06d DGR(3-30) (%/ngày) 6,60 ± 0,14 a 6,51 ± 0,12b 6,10 ± 0,15c 6,06 ± 0,21d Tỷ lệ sống (%) 15,60 ± 1,33 a 13,45 ± 1,33b 12,68 ± 1,35c 10,30 ± 2,05d (Số liệu trong bảng: Giá trị trung bình ± sai số chuẩn của mẫu. Trên cùng một hàng, các số

trung bình có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0.05)).

Mật độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột trong quá trình ương. Đặc biệt là khi cá bột phân đàn, ăn nhau nhiều, nếu nuôi mật độ cao tỷ lệ hao hụt sẽ lớn, tỷ lệ sống thấp. Ương nuôi cá bột cá mú đen (Epinephelus malabaricus) mật độ 20 – 30 con/lít (Niwes Ruanggpanis, 1993), cá mú chuột (Cromileptes altivelis) 10 – 20 con/lít (Ketus Sugama & ctv, 2001). Cá chẽm (Lates

Chỉ tiêu

Nghiệm Thức

ương cá bột một số loài cá biển có đặc điểm tương đồng, và qua kết quả ương nuôi, bước đầu chúng tôi bố trí các nghiệm thức về mật độ cá bột cá hồng bạc là 40, 60, 80 và 100 con/lít. 15.6 13.45 12.68 10.3 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

40 con/lít 60 con/lít 80 con/lít 100 con/lít Mật độ

T lệ s n g ( % ) Hình 3.31: Tỷ lệ sống của cá bột cá hồng bạc ở các nghiệm thức mật độ

Bảng 3.20, hình 3.31 cho thấy sau 30 ngày ương nghiệm thức 40 con/lít, 60 con/lít có chiều dài trung bình lần lượt là: 16,83 ± 0,44amm, 16,40 ± 0,60amm, sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (P >0,05). Nhưng hai nghiệm thức này có độ tăng trưởng nhanh hơn và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P <0,05) so với 2 nghiệm thức 80 con và 100 con/lít (14,68 ± 0,56bmm và 14,53 ± 0,59bmm). Nghiệm thức 40 con/lít có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (0,52 ± 0,07a mm/ngày và 6,60 ± 0,14a %/ngày), tỷ lệ sống cao nhất (15,60 ± 1,33a%). Nghiệm thức 100 con/lít tăng trưởng chậm nhất (0,43 ± 0,06d mm/ngày; 6,06 ± 0,21d %/ngày) và tỷ lệ sống thấp nhất (10,30 ± 2,05d%). Tỷ lệ sống giảm nhiều ở hai thời điểm: Sau khi hết noãn hoàng đến khi ăn được luân trùng và sau 25 ngày tuổi, khi cá vượt đàn ăn nhau, do đó ương đến 30 ngày tuổi tỷ lệ sống ở các nghiệm thức sai khác không nhiều. Nhưng nếu tiếp tục ương đến giai đoạn giống thì tỷ lệ sống ở các nghiệm thức mật độ cao tiếp tục giảm mạnh do cá ăn nhau. Tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng đặt trưng giữa các nghiệm thức sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P >0,05). Sự ảnh hưởng của mật độ ương cần có thời gian nghiên cứu thêm, tuy nhiên qua kết quả thu được, bước đầu có thể xác định mật độ ương nuôi cá bột cá hồng bạc từ 40 – 60 con/lít là tương đối phù hợp và cho kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 105 - 107)