Theo dõi cá bột mới nở đến 3 ngày tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 95 - 96)

- Theo dõi sự phát triển cá bột: Quan sát cá bột bằng kính hiển vi và mắt thường

3.2.2.7.Theo dõi cá bột mới nở đến 3 ngày tuổ

b. Cá bột mới nở

3.2.2.7.Theo dõi cá bột mới nở đến 3 ngày tuổ

Thời điểm mở miệng và thời điểm hết nguồn năng lượng nội sinh (khối noãn hoàng, giọt dầu) của cá bột cá hồng bạc

Theo dõi cá bột mới nở phải đặc biệt chú ý đến thời gian hết khối noãn hoàng và thời điểm cá bột mở miệng, để có thể cung cấp kịp thời thức ăn thích hợp, đảm bảo tỷ lệ sống cho giai đoạn cá bột.

Bảng 3.15: Quan hệ giữa nhiệt độ nước với thời gian mở miệng, hết noãn hoàng và giọt dầu sau khi nở

Nhiệt độ nước (oC) Thời gian mở miệng (giờ sau nở) Thời gian hết noãn hoàng (giờ sau nở) Thời gian hết giọt dầu (giờ sau nở) Thời gian từ khi mở miệng đến khi hết noãn hoàng (giờ) 29,5 – 30,5 34,5 48,0 53,0 13,5 27,0 – 28,0 36,5 49,0 54,0 12,5 28,0 – 29,0 36,0 49,0 54,0 13,0

Cũng như cá bột của một số loài cá biển khác, cá bột cá hồng bạc mới nở chưa mở miệng, nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống được lấy từ khối noãn hoàng và giọt dầu. Bảng 3.15 cho thấy sau 34,5 – 36,5 giờ ở nhiệt độ 27 – 30,5oC cá bắt đầu mở miệng, đây là bước ngoặt quan trọng quyết định đến sức sống của cá bột. Tỷ lệ sống cá bột giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp thức ăn đúng thời điểm, hợp cỡ miệng. Theo nghiên cứu của T. Bagarinao (1986) [37], ở điều kiện nhiệt

độ nước 26 - 30oC, thời gian mở miệng sau khi nở của cá bột cá chẽm (Lates calcarifer) là 32 giờ, thời gian hết noãn hoàng là 120 giờ. Cá măng biển (Chanos chanos) lần lượt là 54 và 120 giờ. Cá dìa công (Siganus guttatus): 36 và 72 giờ. Điều đó cho thấy thời gian từ khi cá bột mở miệng đến khi hết nguồn năng lượng dự trữ bên trong của cá dìa thấp nhất là 36 giờ, tiếp đến cá măng biển 66 giờ và dài nhất là cá chẽm 88 giờ. Tuy nhiên đối với cá hồng bạc khoảng thời gian này ngắn hơn 3 loài trên rất nhiều, chỉ kéo dài 12,5 – 13,5 giờ ở nhiệt độ 27,0 – 30,5oC (bảng 3.16). Nếu trong khoảng thời gian trên cá bột không ăn được thức ăn bên ngoài, không còn năng lượng để duy trì sự sống, cá sẽ chết. Trong một khoảng thời gian ngắn cá bột cá hồng bạc phải ăn được thức ăn ngoài, đảm bảo có năng lượng để tồn tại. Với đặc điểm này của cá hồng bạc đã gây khó khăn trong việc ương nuôi cá bột trong điều kiện nhân tạo. Để nâng cao tỷ lệ sống của cá bột, cần cung cấp thức ăn ngay thời điểm cá mở miệng hoặc trước 1 - 2 giờ và phải đảm bảo kích thước thức ăn phù hợp, duy trì liên tục với mật độ thích hợp cho cá bột có thể bắt mồi dễ dàng.

Có mối quan hệ giữa thời điểm mở miệng, hết nguồn năng lượng nội sinh với yếu tố nhiệt độ. Do nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Trong khoảng nhiệt độ thích hợp của loài, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ quá trình trao đổi chất sinh vật tăng, quá trình hấp thu nguồn năng lượng từ khối noãn hoàng và giọt dầu sẽ nhanh hơn. Từ đó ta có thể căn cứ vào nhiệt độ môi trường nước bể ương để xác định thời điểm cung cấp thức ăn thích hợp. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giả thiết ban đầu nên cần có những nghiên cứu cụ thể để đưa ra kết luận cuối cùng về mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 95 - 96)