Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 67 - 68)

- Theo dõi sự phát triển cá bột: Quan sát cá bột bằng kính hiển vi và mắt thường

3.1.3.1.Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.3.1.Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể

Nghiên cứu tuổi và sinh trưởng là rất cần thiết khi nghiên cứu đời sống của cá. Tuổi và sinh trưởng có thể biểu thị tuổi thọ, điều kiện sinh tồn, thời kỳ bắt đầu chín mùi tuyến sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu tiên. Một số nhà ngư loại học cho rằng ở các vùng nhiệt đới sự tăng trưởng của cá gần như liên tục, nên các vòng năm tuổi biểu lộ trên vảy hoặc đá tai không được rõ nét. Vì “đặc tính mùa” của vùng biển này không rõ rệt như vùng ôn đới. Do đó việc xác định tuổi của cá ngoài việc xem các vòng tuổi trên vảy và xương đá tai, còn dựa vào đặc điểm phát triển của chiều dài (Sparre và ctv., 1992). Mặc dù số lượng mẫu không nhiều, nhưng qua số liệu đo và cân được, có thể tạm thời xác định phương trình tương quan giữa chiều dài (L) và khối lượng (W) của cá hồng bạc tự nhiên có dạng sau:

W(kg) y = 2E-05x3,0066 R2 = 0,8697 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 20 40 60 80 L(cm)

Hình 3.2: Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá hồng bạc

Sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá nói chung thường khác nhau theo lứa tuổi. Trong năm đầu cá tăng trưởng nhanh về chiều dài và khoảng từ 2 tuổi trở lên, tăng trưởng chủ yếu về khối lượng. Sự tăng trưởng nhanh về chiều dài ở giai đoạn còn non cho đến thời điểm thành thục lần đầu của cá nói riêng và động vật sống ở nước nói chung có ý nghĩa về mặt thích nghi rất lớn. Kích thước cá tăng nhanh sẽ tránh được sự tấn công của kẻ thù, thậm chí là ngay những cá thể lớn hơn của cùng một loài, và để sớm đạt đến trạng thái thành thục sinh dục. Tuy nhiên khi đạt đến một kích thước nhất định thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài chậm lại, chủ yêu là tăng trưởng về khối lượng. Đây là thời điểm cá bắt đầu tích lũy các chất dự trữ cho sự phát triển tuyến sinh dục, đảm bảo cho quá trình thành thục lần đầu.

Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá hồng bạc là chủ yếu, nên trong quá trình thu mẫu chỉ chọn những cá thể lớn, từ kích thước 39cm, khối lượng 0,80kg, tuổi 1+ trở lên. Do đó số lượng mẫu tương đối ít và sự tương quan về chiều dài và khối lượng theo hình 3.2, cho thấy cá có xu hướng tăng về khối lượng nhiều hơn chiều dài. Vì hầu hết các cá thể nghiên cứu đã trưởng thành, gần và đạt tuổi, kích thước thành thục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 67 - 68)