Tỷ lệ sống cá bột (%) =

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 52 - 57)

pháp thể tích: Dùng cốc đốt thu mẫu 04 điểm 04 góc và 01 điểm giữa bể, mỗi cốc 200ml, thu ở 3 tầng nước: mặt, giữa và tầng đáy, đếm số lượng cá bột trong 03 lít nước, xác định số lượng cá bột trong bể ương và tỷ lệ sống theo các công thức:

- Số lượng cá bột (con) =

- Tỷ lệ sống cá bột (%) =

2.7.4. Thử nghiệm ương nuôi cá bột mới nở đến cá giống cỡ 3-5cm

2.7.4.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn, độ mặn, mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bột tỷ lệ sống của cá bột

Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn

Số lượng cá bột ở ngày tuổi X Số lượng cá bột nở ra ban đầu

x 100 A

3

x V Trong đó:

A: Số lượng cá bột đếm được V: Thể tích nước trong bể ương

• Bể được vệ sinh, chà rửa sạch bằng xà phòng. Khử trùng bằng chlorine 1.000ppm. Chlorine thương mại phổ biến là chlorine (Cl2), hypochlorite canxi [Ca(OCl)2] và hypochlorite natri (NaOCl). Chlorine khi tan trong nước phản ứng tạo ra HOCl và HCl, HOCl tiếp tục ion hóa tạo ra ion OCl- (Cl2 + H2O = HOCl + HCl; HOCl = OCl- + H+). Vì dạng Cl2 không hiện diện khi pH lớn hơn 2. Do đó cơ chế tác dụng của chlorine trong khử trùng chủ yếu là HOCl và OCl- phản ứng với hệ enzyme oxy hóa glucose và các hoạt động trao đổi chất, kết quả gây chết tế bào và vi khuẩn (nguồn từ UV-Việt Nam).

• Nguồn nước biển lọc sạch, độ mặn 30ppt, sục khí 24/24 giờ. • Mật độ cá bột 50 con/lít

• Dự kiến bố trí thí nghiệm thức ăn theo các nghiệm thức sau: - Nghiệm thức 1: Trứng hầu, luân trùng và Artemia không làm giàu - Nghiệm thức 2: Trứng hầu, luân trùng và Artemia làm giàu

- Nghiệm thức 3: Trứng hầu, luân trùng, Copepoda và Artemia không làm giàu

N gh iệ m t h c 1 Trứng hầu Vi tảo 0 N gh iệ m t h c 2 Trứng hầu Vi tảo 0 N gh iệ m t h c 3 Trứng hầu Vi tảo 0

Luân trùng (không làm giàu)

3 7 14 17 20 30

Luân trùng (làm giàu)

3 7 14 17 20 30

Luân trùng (không làm giàu)

3 7 14 17 20 30 ngày

ngày

ngày

Artemia (không làm giàu)

Artemia (làm giàu)

Hình 2.9: Sơ đồ cung cấp thức ăn ở các nghiệm thức thí nghiệm Artemia (không làm giàu) Copepoda

Vì khi hết noãn hoàng cá bột cá hồng bạc không ăn được luân trùng (Brachionus plicatilis) nên cả ba nghiệm thức đều phải cho ăn trứng hầu từ ngày tuổi thứ 2 đến thứ 7, mật độ 20 – 30 trứng hầu/ml. Ngày thứ 5 đến ngày thứ 17, nghiệm thức 1 và 3 cho ăn luân trùng không làm giàu, thường xuyên đảm bảo mật độ 15 – 20 con/ml, cho ăn 2 lần/ngày. Riêng nghiệm thức 2 cho ăn luân trùng sau 12g làm giàu DHA-Selco với nồng độ 100ppm. Tảo Nannochloropsis oculata vẫn đưa vào các lô thí nghiệm để ổn định môi trường, đồng thời làm thức ăn cho luân trùng.Từ ngày thứ 14 nghiệm thức 1 bắt đầu cho ăn Nauplius Artemia không làm giàu, nghiệm thức 2 cho ăn N-Artemia sau 12g làm giàu DHA-Selco 100ppm cho đến kết thúc thí nghiệm. Nghiệm thức 3 cho ăn Copepoda đến ngày thứ 20, sau đó cho ăn N-Artemia không làm giàu đến kết thúc thí nghiệm. Mật độ N-Artemia, Copepoda trong các nghiệm thức thường xuyên là 5 – 10 cá thể/ml. Chế độ cho ăn 2-3 lần/ngày, đảm bảo mật độ thức ăn gần như nhau ở cả 03 nghiệm thức.

Nguồn gốc thức ăn sống

+ Luân trùng: Luân trùng được thuần hóa và nuôi trong bể xi măng có thể tích

4-6m3, bể được vệ sinh chà rửa sạch bằng xà phòng, xử lý chlorine 100ppm, rửa sạch lại bằng nước ngọt sau đó cấp nước vào 1/2 bể và cấp tảo với mật độ 4-5.104 tế bào/ml. Luân trùng giống được đưa vào bể với mật độ 15-20 cá thể/ml. Cho ăn tảo đơn bào, có bổ sung thêm men bánh mì 10 -12g/m3/lần, ngày cho ăn 2 lần (6h và 18h) và selco plus 0,5 – 1g/m3/lần, ngày 2 lần (12h và 24h) để bổ sung hàm lượng các a xít béo cho luân trùng. Men và selco được cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, tạt đều vào bể. Khi quan sát thấy mật độ luân trùng tăng lên, màu xanh tảo nhạt dần thì cấp thêm nước và tảo vào bể. Lượng men bánh mì cho ăn bổ sung, có thể tăng thêm, điều chỉnh theo mật độ luân trùng và lượng tảo.

Sau 2-3 ngày nuôi, mật độ luân trùng tăng lên 250 - 500 cá thể/ml, tiến hành lọc

1/3 đến 1/2 thể tích bể nuôi cho cá bột ăn, sau đó cấp thêm nước mới và tảo để nuôi tiếp. Cứ duy trì chế độ chăm sóc và thu hoạch liên tục như vậy sau khoảng 10 ngày nuôi thì thu hoạch toàn bộ, vệ sinh bể chuẩn bị nuôi đợt mới. Trong quá trình nuôi, mật độ luân trùng cao nhất đạt được là 770 cá thể/ml.

Hình 2.10: Bể nuôi luân trùng (Brachionus plicatili)

+ Copepoda: Copepoda được nuôi trong ao dất, diện tích 3.000 – 5.000m2 . Sâu 1,0 – 1,2m nước. Ao được bón phân Ure 0,5kg/100m2, NPK 1kg/100m2. Tạo điều kiện cho tảo phát triển làm thức ăn cho copepoda. Sau khi bón phân 5 – 7 ngày, tảo phát triển có màu xanh lá chuối non, tiến hành thả giống copepoda. Copepoda một phần có sẵn trong môi trường nước tự nhiên. Nhưng để phát triển nhanh cần vớt ngoài khu vực nước lợ cho thêm vào ao. Đảm bảo mật độ giống ban đầu tối thiểu khoảng 10 cá thể/lít. Sau 10 – 15 ngày nuôi, copepoda đạt mật độ 100 - 150 cá thể/lít thì bắt đầu thu hoạch. Copepoda được xử lý thuốc tím (KMnO4) thời gian 5 – 10 phút đề loại bỏ mầm bệnh trước khi cho ăn.

Phương pháp làm giàu thức ăn sống

Luân trùng và Nauplius Artemiasau khi thu được cho vào xô nước biển lọc sạch với mật độ tương đối cao, duy trì nhiệt độ thích hợp, sục khí mạnh và cho ăn với nồng độ cao các chất dinh dưỡng cần làm giàu trong khoảng thời gian ngắn (< 24 giờ). Chất dinh dưỡng cần bổ sung được ăn vào đầy đường ruột và bám vào cơ thể của động vật mồi. Khi cá bột được cho ăn luân trùng hoặc Nauplius Artemia đã làm giàu, chúng tiếp nhận trực tiếp chất dinh dưỡng cần bổ sung từ thức ăn làm giàu chứa trong cơ thể động vật mồi nhưng chưa qua tiêu hóa. Nói cách khác, ở phương pháp này, động vật mồi được sử dụng như là phương tiện để “nhồi” chất dinh dưỡng cần làm giàu, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp “nhồi sinh học”. Thời gian làm giàu thường 6 đến 12 giờ.

Nhiều sản phẩm thức ăn làm giàu được giới thiệu với hàm lượng protein và lipid khác nhau, cho phép sử dụng chúng để làm tăng giá trị dinh dưỡng của vật mồi về hàm lượng lipid tổng số, loại lipid, a-xít béo, tỉ lệ DHA/EPA, protein và vitamin C [106].

Hiện tại, trên thị trường có nhiều sản phẩm làm giàu thương mại như Selco, Algamac,...Với các sản phẩm này, khi làm giàu cần xay bằng máy xay sinh tố để tạo thành dạng nhũ có cỡ hạt phù hợp với kích cỡ mồi của luân trùng và Nauplius Artemia.

Sản phẩm sử dụng phổ biến hiện nay là DHA-Selco. Luân trùng và Nauplius của Artemia sau khi lọc cho vào xô nhựa, sục khí mạnh, sử dụng DHA-Selco liều lượng 100ppm, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó cho huyền phù DHA-Selco vào xô luân trùng hoặc Nauplius của Artemia. Sau thời gian 12 giờ làm giàu, lọc lại, rửa sạch Luân trùng và Nauplius của Artemia trước khi cho cá bột ăn.

• Theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ nước, pH, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan. Trong suốt thời gian thí nghiệm, thường xuyên giữ môi trường nước sạch, xử lý bằng chế phẩm sinh học xử lý môi trường mazzal (sản phẩm của nhà sản xuất Mazzee S.A. San Diego California, Hoa Kỳ) với nồng độ 0,1 - 0,5ppm (5 ngày/lần) để quản lý môi trường nước. Giai đoạn từ khi bắt đầu ăn Nauplius Artemia thì tiến hành siphon và thay nước khi đáy bể có chất bẩn.

• Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá bột, đo kích thước 7 ngày/lần (30 cá thể/lần) • Xác định tỷ lệ sống của cá bột khi kết thúc thí nghiệm

• Các nghiệm thức được tiến hành 3 lần lặp.

Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn

• Bố trí thí nghiệm trong các bể nhựa composite, hình tròn, thể tích 500 lít/bể. Bể được vệ sinh, chà rửa sạch bằng xà phòng, khử trùng bằng chlorine 1.000ppm trước khi ương. Nguồn nước biển lọc sạch, sục khí 24/24 giờ.

• Mật độ cá bột 50 con/lít

• Các nghiệm thức bố trí thí nghiệm theo các thang độ mặn: 20ppt, 25ppt, 30ppt và 35ppt.

• Cho cá ở các lô thí nghiệm ăn các loại thức ăn như nhau, theo kết quả tốt nhất của thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn.

• Theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ nước, pH, hàm lượng Oxy hòa tan • Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá bột, đo kích thước 7 ngày/lần (30 cá thể/lần) • Xác định tỷ lệ sống của cá bột khi kết thúc thí nghiệm

• Bố trí thí nghiệm trong các bể nhựa composite, hình tròn, thể tích 500 lít/bể. Bể được vệ sinh, chà rửa sạch bằng xà phòng, khử trùng bằng chlorine 1.000ppm trước khi ương. Nguồn nước biển lọc sạch, độ mặn 30ppt, sục khí 24/24 giờ. • Các nghiệm thức bố trí thí nghiệm theo các mật độ: 40 con/lít, 60 con/lít, 80

con/lít và 100 con/lít

• Cho cá ở các lô thí nghiệm ăn các loại thức ăn như nhau, theo kết quả tốt nhất của thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn.

• Theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ nước, độ pH, độ mặn, hàm lượng Oxy hòa tan

• Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá bột, đo kích thước 7 ngày/lần (30 cá thể/lần) • Xác định tỷ lệ sống của cá bột khi kết thúc thí nghiệm

• Thí nghiệm được tiến hành 3 lần lặp.

2.7.4.2. Thử nghiệm ương nuôi cá bột mới nở đến 30 ngày tuổi

Điều kiện bể ương

- Bể ương bằng xi măng thể tích 4 – 6 m3/bể, sâu 1-1,2m. Trước khi tiến hành ương nuôi, hệ thống bể phải được chà rửa kỹ bằng xà phòng. Sử dụng chlorine hoặc formol 300ppm tạt đều lên thành bể và đáy bể xử lý mầm bệnh, để khô 2-3 ngày, rửa sạch lại bằng nước ngọt và tiến hành cấp nước mặn chuẩn bị cho quá trình ương nuôi.

- Nguồn nước: Nước biển cấp vào bể ương, được bơm từ biển vào bể chứa, xử lý chlorine 10 - 20ppm, sau 48 giờ lọc sạch trước khi cấp vào bể ương. Xử lý EDTA 5ppm. Độ mặn 30 – 32ppt, nhiệt độ nước 27 – 30oC, pH 7,5 – 8,5, bố trí 5 vòi sục khí nhẹ đảo đều, sục khí 24/24 giờ.

Cá bột, mật độ ương:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)