- Theo dõi sự phát triển cá bột: Quan sát cá bột bằng kính hiển vi và mắt thường
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.4.1. Đặc điểm tổ chức học tuyến sinh dục cá hồng bạc + Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
+ Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
• Cấu tạo buồng trứng.
Buồng trứng của cá hồng bạc có hai thùy kích thước gần bằng nhau, hình túi bầu dục nằm hai bên xoang bụng, được treo lên vách xoang cơ thể nhờ màng treo của buồng trứng. Ở giai đoạn IV, buồng trứng có một mạch máu chính chạy dọc ở giữa và rất nhiều mạch máu phân nhánh ôm lấy buồng trứng. Buồng trứng kéo dài từ đầu bóng
y = 0.828e0.3253xR2 = 0.9018 R2 = 0.9018 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 Tuổi W (kg) y = 37.785e0.0915x R2 = 0.8092 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 0 1 2 3 4 5 6 Tuổi L (cm)
ngoài qua lỗ sinh dục. Ở giai đoạn này, kích thước buồng trứng đạt tới hạn, căng tròn, mềm.
a b
Hình 3.5: Buồng trứng cá hồng bạc giai đoạn IV (a: của cá tuổi 4+, b: cá 3+) Kích thước buồng trứng không những phụ thuộc vào mức độ và hệ số thành thục mà còn phụ thuộc vào kích thước cá. Buồng trứng được xem như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thành thục của cá. Tuy nhiên, khối lượng buồng trứng chưa phải là chỉ số tốt nhất, cần phải căn cứ vào hình thái của trứng, đường kính hạt trứng và hệ số thành thục để xác định một cách chính xác.
• Các giai đoạn phát triển của buồng trứng.
Có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh sản trên nhiều đối tượng khác nhau. Bậc thang xác định mức độ chín muồi sinh dục cũng được nhiều tác giả đưa ra áp dụng cho từng loài cá riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều bậc thang khó áp dụng và mức độ chính xác chưa được khẳng định. Trong nghiên cứu này, bậc thang của G.V. Nikolxki (1944, 1963) [20] được sử dụng làm chuẩn. Do thời gian nghiên cứu ngắn, hơn nữa số lượng cá hồng bạc đánh bắt không nhiều, việc thu mẫu nghiên cứu khó khăn, nên trong thời gian thực hiện đề tài chỉ thu được mẫu có tuyến sinh dục giai đoạn II, III và IV.
+ Giai đoạn I: Cá thể còn non, tuyến sinh dục chưa phát triển, nằm sát vào phía trong vách của cơ thể (theo hai bên hông và dưới bóng hơi) là những sợi dây dài, hẹp, mắt thường không thể phân biệt được đực cái. Ở giai đoạn này tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào đang sinh chất và biến đổi nhân.
+ Giai đoạn II: Tuyến sinh dục phát triển dày thêm, hạt trứng nhỏ, mắt thường
Tuyến sinh dục bé, chiếm một phần rất nhỏ trong xoang cở thể. Buồng trứng có màu hồng.
Hình 3.6: Noãn bào cá hồng bạc giai đoạn II
Quan sát trên tiêu bản tổ chức học cho thấy đa số các noãn bào nằm ở pha 2 và pha 3, là giai đoạn đặc trưng cho sự sinh trưởng tế bào chất. Tế bào chất ưa kiềm bắt màu tím của thuốc nhuộm Hematoxyline rất đậm và bao quanh nhân. Nhân tròn, kích thước lớn nằm ở giữa chiếm hầu hết noãn bào. Nhiều tiểu hạch có hình dạng khác nhau phân bố vùng ngoại biên của nhân tạo thành vòng tròn xung quanh màng nhân. Giai đoạn này chưa hình thành noãn hoàng và không bào. Noãn bào có hình góc cạnh.
+ Giai đoạn III: Tuyến sinh dục phát triển mạnh, các hạt trứng nhỏ nhưng mắt thường có thể nhìn thấy được hạt trứng, giai đoạn III bắt đầu và kết thúc cùng với quá trình tạo noãn hoàng hay được gọi là sự lớn lên về chất dinh dưỡng (trophoplasmatic growth). Nang trứng được hình thành xung quanh noãn bào làm nhiệm vụ nội tiết và vận chuyển chất noãn hoàng. Kích thước noãn bào tăng nhanh với sự gia tăng về thể tích và số lượng các hạt noãn. Buồng trứng có màu vàng nhạt.
Hình 3.7: Noãn bào cá hồng bạc giai đoạn III
Quan sát trên tiêu bản tổ chức học, thấy tế bào chất bắt màu thuốc nhuộm hematoxyline nhạt hơn. Các hạt noãn hoàng nhỏ được hình thành ở vùng giáp nhân sau đó phát triển theo hướng ly tâm. Nhân lớn vẫn còn nằm ở giữa noãn bào và có nhiều hạch nhân với kích thước và hình dạng khác nhau phân bố xung quanh màng nhân, các không bào xuất hiện xen lẫn với các hạt noãn hoàng hay còn gọi là không bào hóa. Tỷ lệ giữa đường kính của nhân trên đường kích trứng nhỏ hơn giai đoạn II. + Giai đoạn IV: Giai đoạn IV bắt đầu khi quá trình tạo noãn hoàng kết thúc, buồng trứng có kích thước và khối lượng lớn nhất. Buồng trứng có màu vàng, căng tròn, mềm. Hạt trứng rời, dễ tách. Giai đoạn này kéo dài trong suốt quá trình di chuyển của túi mầm từ trung tâm ra ngoại biên tạo nên sự phân cực của noãn bào. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học thấy các hạt trứng lớn, các hạt noãn hoàng nhìn rất rõ, noãn bào hình tròn, nhân lệch tâm. Vào cuối giai đoạn IV, buồng trứng đạt cực đại, căng tròn chiếm 2/3 xoang cơ thể. Hạt trứng đều màu vàng sáng có 70-80 % số trứng đạt kích thước từ 0,45-0,52 mm. Số lượng các hạt noãn hoàng bao quanh nhân tăng mạnh chiếm 1/2 đến 2/3 noãn bào. Trong buồng trứng có xuất hiện noãn bào ở giai đoạn II và giai đoạn III.
Hình 3.8: Noãn bào cá hồng bạc giai đoạn IV
Quan sát trên tiêu bản tuyến sinh dục giai đoạn IV, ngoài các noãn bào giai đoạn IV chiếm đa số, còn có các noãn bào ở giai đoạn II và giai đoạn III. Vì vậy, cũng giống như một số loài cá biển nhiệt đới khác: cá mú, cá chẽm, cá chẽm mõm nhọn…cá hồng bạc là loài đẻ rải rác quanh năm. Điều này đã được ghi nhận trong thực tế nghiên cứu ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippine, Indonesia…
+ Các giai đoạn phát triển của tinh sào.
Hình 3.9: Tuyến sinh dục đực cá hồng bạc ởgiai đoạn IV
Hình 3.9 cho thấy tinh sào của cá hồng bạc gồm hai thùy, kích thước gần bằng nhau được nối với nhau bằng một ống dẫn tinh thông ra ngoài lỗ niệu sinh dục. Ở mỗi thùy có một mạch máu lớn chạy dọc từ đầu đến cuối và có nhiều mạch máu nhỏ phân nhánh tỏa ra hai bên.
• Các giai đoạn phát triển của tinh sào
+ Giai đoạn II: Tinh sào có dạng như một băng dẹt mỏng, màu trắng. Đặc trưng
của giai đoạn này là sự tồn tại của các tế bào sinh dục ở thời kỳ đầu của quá trình sinh tinh, đó là các nguyên tinh bào đang trong trạng thái sinh sản. Nhờ quá trình sinh sản của tế bào này nên tinh sào có sự tăng lên về kích thước.
+ Giai đoạn III: Tinh sào có kích thước lớn hơn, màu trắng đục. Trên bề mặt xuất hiện nhiều vệt nhỏ màu hồng, đó là dấu hiệu của sự phát triển mạch máu. Trên tiêu bản tổ chức học, chủ yếu là tinh bào thứ cấp đang trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử. Theo Lưu Thị Dung (2005) [7], mầm túi chứa tinh bào cấp 2 cuối cùng đột ngột xuất hiện và giải phóng tế bào vào các xoang hình ống, ở đây chúng thành thục hoàn toàn để trở thành tinh tử.
+ Giai đoạn IV: Tinh sào có kích thước vượt hơn hẳn các giai đoạn trước, có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển mạnh. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học, thành phần tế bào phần lớn là tinh trùng đổ vào xoang chung của ống dẫn tinh.
Hình 3.11: Tinh sào cá hồng bạc giai đoạn IV 3.1.4.2. Cấu trúc tuổi và giới tính
Cá hồng bạc mổ nghiên cứu có kích thước từ 39 -74cm, tương ứng với khối lượng
từ 0,8 - 8,1 kg/con gồm có 6 nhóm tuổi, từ 1+- 6+, trong đó nhóm cá 3+, 4+ chiếm tỷ lệ cao nhất: 22,67% và 24%, cá 5+: 18,67%. Nhóm cá tuổi 6+ : 15,99%. Nhóm cá tuổi 1+ và 2+ chiếm tỷ lệ thấp (8% và 10.67%) (hình 3.12). Mục đích của việc nghiên cứu nhóm tuổi cá trong đàn cá đánh bắt nhằm tìm hiểu cấu trúc tuổi và sự phát triển của quần đàn. Tuy nhiên vì số mẫu chưa đủ lớn nên cần tiếp tục nghiên cứu thêm đối với loài cá này. Tỷ lệ (%) 8 10.67 22.67 24 18.67 15.99 0 5 10 15 20 25 30 1+ 2+ 3+ 4+ 5+ 6+
Hình 3.12: Thành phần nhóm tuổi cá hồng bạc khai thác tại Khánh Hòa
Bảng 3.4: Tỷ lệ đực cái theo nhóm kích thước cá
Nhóm kích thước Giới tính
Chiều dài L (cm) Khối lượng W(kg)
Số lượng
(con) Đực (con) Cái (con)
41-49 (tuổi 2+ , 3+) 1,30 - 2,70 17 11 6
50-59 (tuổi 4+, 5+) 2,10 - 3,80 30 13 17
60-74 (tuổi 5+, 6+) 3,70 - 8,10 22 8 14
Tổng cộng: 69 32 37
Khi nghiên cứu về giới tính, tỷ lệ đực cái theo nhóm kích thước, vì cá hồng bạc tuổi 1+ chưa xác định được giới tính một cách rõ ràng nên chỉ nghiên cứu các mẫu cá từ tuổi 2+. Bảng 3.4 cho thấy nhóm cá có chiều dài: 41- 49cm, khối lượng: 1,3 - 2,7kg có 17 con, thuộc hai nhóm tuổi 2+ và 3+. Cá đực nhiều hơn cá cái (11 đực, 6 cái). Nhóm cá có chiều dài: 50-59cm, khối lượng: 2,10- 3,80kg/con có 29 con, chủ yếu thuộc nhóm tuổi 4+, 5+. Số lượng cá đực và cá cái gần bằng nhau (13 đực và 16 cái). Nhóm cá có kích thước lớn hơn, chiều dài: 60-74cm, khối lượng: 3,70- 8,10kg/con có 21 con, thuộc nhóm tuổi 5+, 6+. Số lượng cá cái nhiều hơn cá đực (7 đực, 14 cái). Cần tiếp tục nghiên cứu thêm để xác định tỷ lệ đực cái thay đổi theo nhóm tuổi, tuổi thọ của cá đực, cá cái hoặc vấn đề chuyển đổi giới tính (nếu có) như một số loài cá biển khác (cá chẽm, cá mú). Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, trong tất cả các nhóm kích thước cá đều có cả cá cái và cá đực, hơn nữa khi nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ để cho đẻ nhân tạo, trong số cá có kích thước nhỏ 2,5 – 3kg/con và nhóm cá kích thước lớn hơn cũng có cả cá cái và cá đực. Ngoài ra, qua việc đánh dấu theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục trong quá trình nuôi vỗ thành thục để cho đẻ khi nghiên cứu sinh sản nhân tạo, không thấy có hiện tượng chuyển đổi giới tính nào. Nên bước đầu có thể nhận định cá hồng bạc không có hiện tượng chuyển đổi giới tính như cá chẽm, cá mú.