Tỷ lệ thành thục (TLTT):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 49 - 52)

(Kiểm tra tất cả số cá nuôi vỗ sau đó tính tỷ lệ thành thục) 2.7.2. Kích thích cho cá đẻ bằng cách tiêm hormone

Lồng cho cá đẻ

Lồng bạt cho cho cá đẻ có kích thước 4 x 4 x 3m, 4 mặt xung quanh là bạt đen, đáy may bằng lưới nylon mềm, kích thước mắt lưới 500µm. Bạt đen bao xung quanh có tác dụng hạn chế tác động của sóng gió, tạo môi trường yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến lượng tinh dịch của cá đực phóng ra để đảm bảo tỷ lệ thụ tinh. Đáy lưới 500µm không cho trứng rơi ra ngoài, đồng thời có tác dụng lọc nước hạn chế động vật phù du cỡ lớn và các loại cá nhỏ vào làm hỏng trứng.

Tiêm hormone kích thích cá bố mẹ thành thục

Hormone LHRHa được sử dụng tiêm cho cá với liều lượng 10µg/kg, một lần/tháng trong quá trình nuôi vỗ để thúc đẩy quá trình thành thục của cá hồng bạc bố mẹ nhanh hơn.

Kích thích cho cá đẻ

Cá bố mẹ thành thục được kích thích cho đẻ bằng cách tiêm hormone. Năm 2007,

cho cá đẻ lần đầu tiêm kết hợp hai loại hormone HCG và LHRHa với liều lượng 1.500 UI HCG + 20µg LHRHa, cho đẻ lần sau tiêm 1.200 UI HCG + 20µg LHRHa. Những

TLTT (%) =

Tổng số cá nuôi vỗ × 100 × 100 Tổng số cá thả nuôi vỗ ban đầu

Số cá còn sống khi kiểm tra

năm tiếp theo từ 2008 đến 2010 khi cá đã đẻ nhiều lần, chỉ tiêm một loại kích dục tố HCG (liều lượng 1.200 UI, 1.000 UI và 800 UI)

- Cách tiêm: Cá bố mẹ sau khi gây mê bằng dung dịch ethylenglycol monophenyl

ether 300ppm, được tiêm hormone để kích thích cho đẻ. Hormone hoà với nước cất hoặc nước muối sinh lý để tiêm cho cá. Hormone, nước cất, bơm kim tiêm phải đảm bảo chất lượng và vô trùng. Tiêm vào phần cơ mềm ở gốc vây lưng, góc mũi kim tiêm chếch 30-450 so với thân cá. Độ sâu mũi kim tiêm vào phần cơ 1,5 – 2cm. Liều lượng tiêm cho cá cái và cá đực như nhau, chỉ tiêm một lần vào buổi sáng.

- Thời gian hiệu ứng thuốc: Là khoảng thời gian từ khi tiêm xong hormone đến khi cá bắt đầu rụng trứng hàng loạt.

Xác định một số chỉ tiêu sau khi cá đẻ

- Tỷ lệ cá đẻ: Sau khi cá đẻ xong, kiểm tra cá cái, quan sát ngoại hình và dùng biện pháp thăm trứng. Nếu bụng cá xẹp, mềm, chỉ còn trứng giai đoạn III và một ít trứng giai đoạn IV chảy ra ở lỗ huyệt là cá đã đẻ. Tính tỷ lệ cá đẻ (TLCĐ) theo công thức sau:

- Xác định tỷ lệ thụ tinh: Ngay sau khi cá đẻ dùng vợt vớt trứng ở tầng giữa, cho vào 3 bình thủy tinh (V = 2 lít, có sục khí), mỗi bình 100 trứng. Sau 6 giờ đếm số trứng thụ tinh - những trứng trong, nhìn thấy phôi - trứng không thụ tinh là những trứng màu trắng đục. Xác định tỷ lệ thụ tinh (TLTt) theo công thức:

- Xác định tỷ lệ nở: Cho vào 3 bình thủy tinh (2 lít, có sục khí), mỗi bình 100 trứng thụ tinh. Sau khi cá bột nở hoàn toàn, đếm số cá bột trong các bình thí nghiệm, tính tỷ lệ nở (TLN) theo công thức: 2.7.3. Vớt, vận chuyển và ấp nở trứng cá hồng bạc TLN (%) = × 100 300 Số cá bột nở ra TLTt (%) = × 100 300 Số trứng thụ tinh Tổng số cá cái cho đẻ TLCĐ (%) = Số cá cái đã đẻ x 100

Trứng cá được vớt bằng vợt nylon, mắt lưới 500µm, đường kính 60cm. Trứng cho vào chậu nhựa, sục khí, khi vớt hết trứng, tắt sục khí, trứng thụ tinh tốt nổi lên tầng mặt, trứng không thụ tinh, trứng hư chìm xuống đáy, dùng ống siphon hút bỏ ra ngoài. Trứng tốt cho vào túi nylon (25 x 50cm), mật độ 30.000 trứng/lít, bơm oxy, sau đó vận chuyển về trại giống .

a b

Hình 2.7: Vớt thu trứng cá hồng bạc (a: Vớt trứng, b: Xử lý và lọc trứng)

Ấp trứng bằng xô nhựa 100 lít hay bể composite, thể tích 200 – 500 lít/bể, nguồn nước biển được lọc sạch, độ mặn 30 – 32ppt, nhiệt độ nước 28 – 30oC, có sục khí. Trứng đưa vào ấp mật độ 2.000 trứng/lít. Sau 16 – 17 giờ trứng nở, chuyển cá bột sang bể ương.

a b

Hình 2.8: Đóng túi nylon, vận chuyển trứng cá hồng bạc (a: Đóng túi nylon, b: Vận

chuyển trứng)

- Lấy mẫu trứng cá đã thụ tinh: Khi cá bắt đầu đẻ, sau 30 phút thu mẫu trứng 1 lần để xác định các giai đoạn phát triển phôi bằng kính hiển vi, ghi hình bằng máy ảnh kỹ thuật số.

- Thời gian phát triển phôi: Tính từ lúc trứng thụ tinh đến khi trứng nở. • Theo dõi sự phát triển của cá bột từ lúc mới nở đến 3 ngày tuổi

- Sau khi trứng nở, quan sát hình thái, sự phát triển, màu sắc của cá bột 1, 2, 3 ngày tuổi trên kính hiển vi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đo kích thước trứng thụ tinh, giọt dầu, khối noãn hoàng, cá bột 1, 2, 3 ngày tuổi và kích thước miệng cá bằng trắc vi thị kính.

Công thức tính chiều dài thực của mẫu (L): L = 0,1 x (A/n)

Trong dó L: Chiều dài thực của mẫu (mm)

A:Số vạch trên trắc vi thị kính đếm được

n: Bội giác của vật kính - Xác định thời điểm mở miệng, thời điểm hết noãn hoàng, thời điểm hết giọt dầu - Xác định thời điểm mở miệng, thời điểm hết noãn hoàng, thời điểm hết giọt dầu

bằng cách theo dõi thường xuyên trên kính hiển vi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Hồng Bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang – Khánh Hòa (Trang 49 - 52)