4. Kết cấu bài nghiên cứu
2.3. Sơ lược về hoạt động của Fintech trên thế giới
Công nghệ thông tin chính là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu chuyển sang Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đem đến nhiều cơ hội thúc đẩy thương mại quốc tế, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính, đặc biệt là phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các số liệu thực tế về hoạt động đầu tư vào Fintech trong thời gian qua đã chứng minh vai trò quan trọng của Fintech trong phát triển hoạt động tài chính trên thế giới. Theo Global Fintech Index, tổng giá trị hoạt động đầu tư toàn cầu Fintech đạt 168 tỷ USD năm 2019, tăng gấp 1.8 lần so với năm 2017. Cổ phần tư nhân chiếm một phần nhỏ đạt 2.7 tỷ USD giảm 10% so với năm 2019. Các hoạt động đầu tư của Fintech chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động mua bán – sáp nhập, vốn đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân. Giá trị hoạt động đầu tư của ba mảng trên toàn cầu được thống kê trong hình dưới đây:
Đơn vị: Tỷ USD
Hình 2.2: Giá trị hoạt động đầu tư toàn cầu cho Fintech
Nguồn: KPMG (2020)
Số lượng giao dịch về hoạt động đầu tư cho Fintech trên toàn cầu giai đoạn 2017 – 2019 có sự gia tăng đáng kể, từ 2986 giao dịch năm 2017 tăng lên lần
59.2 145.9 168 105.3 34.7 89.9 129.7 61.3 23.4 53.8 40.1 42.3 1.1 4.7 3 2.7 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2017 2018 2019 2020*
Giá trị giao dịch Hoạt động mua bán sáp nhập Vốn đầu tư mạo hiểm Cổ phần tư nhân
lượt là 3712 giao dịch; 3472 giao dịch; 2861 giao dịch năm 2018, 2019 và 2020. Song song với đó, năm 2018 có lượng giao dịch cao nhất đạt 98 hợp đồng tương ứng với 4.7 tỷ USD hoạt động đầu tư toàn cầu.
Đơn vị: Số hợp đồng
Hình 2.3: Số lượng hoạt động đầu tư toàn cầu cho Fintech
Nguồn: KPMG (2020)
Những con số trên thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của thị trường Fintech. Trong tổng đầu tư vào Fintech trên toàn cầu, có thể thấy hoạt động mua bán sáp nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tính năm đến 2020, con số đầu tư vào hoạt động này chiếm trung bình khoảng 60% tổng giá trị đầu tư toàn cầu vào Fintech. Năm 2020, do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID 19, tổng giá trị đầu tư toàn cầu vào Fintech giảm cả về giá trị giao dịch lẫn số lượng giao dịch. Các công ty Fintech gặp nhiều khó khăn để bảo toàn vốn trong bối cảnh kinh tế chịu nhiều áp lực, nhưng hoạt động đầu tư mạo hiểm vào Finetch lại thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư khi các giao dịch liên quan quỹ đầu tư mạo hiểm chiếm gần 40,1% tổng giá trị giao dịch và 83% số lượng giao dịch toàn cầu năm 2020. 2986 3712 3472 2861 562 672 541 418 2348 2944 2834 2375 76 98 98 70 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2017 2018 2019 2020*
Giá trị giao dịch Hoạt động mua bán sáp nhập Vốn đầu tư mạo hiểm Cổ phần tư nhân
Năm 2020, 10 trung tâm Fintech toàn cầu hàng đầu do The Global Fintech Index bình chọn lần lượt là: Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Canada, Lithuania và Estonia. Ở các quốc gia này, môi trường công nghệ cao cùng với đó là tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ công nghệ tài chính chiếm tỷ trọng lớn. Trong số đó, nước Mỹ là thị trường có các công ty Fintech và hoạt động của các sản phẩm Fintech phát triển sôi động nhất trên toàn cầu. Mặc dù, Trung Quốc chỉ xếp hàng 21 các trung tâm Fintech hàng đầu thế giới nhưng đây lại là thị trường dẫn dầu trong sử dụng các dịch vụ của Fintech với hơn 60% người dân sử dụng dịch vụ Fintech, gấp đôi tỷ lệ tại Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thị trường cho vay ngang hàng (P2P Lending) lớn nhất thế giới.1
Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ công nghệ tài chính, Chính phủ nhiều quốc gia đã có những chính sách, biện pháp nhanh chóng nhằm hỗ trợ kịp thời sự phát triển của Fintech. Tại Malaysia, Chính phủ đã công bố sẽ ưu tiên tập trung ngân sách cho phát triển nền kinh tế kỹ thuật số. Theo đó, khoảng 50 triệu Ringgit được tăng thêm cho Quỹ đầu tư hợp tác Malaysia để tạo nền tảng cho các hoạt động kêu gọi vốn đầu tư. Tại Indonesia, các cơ quan quản lý, cơ quan dịch vụ tài chính và ngân hàng trương ương đã thúc đẩy thị trưởng Fintech phát triển mạnh mẽ thông qua việc công bố các sáng kiến để hỗ trợ cho lĩnh vực này có bước tiến nhanh hơn trong thời tới. 2
Tương tự, Chính phủ Singapore cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các công tin Fintech thông qua hàng loạt cam kết. Đầu tiên, cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã cam kết đầu tư 225 triệu đô la Singapore cho các dự án thuộc lĩnh vực Fintech trong thời hạn 5 năm. Tiếp theo, những doanh nghiệp là Startup trong lĩnh vực tài chính được hưởng nhiều ưu đãi nói riêng về thuế, tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ dễ dàng hơn,… Đặc biệt, chính phủ Singapore còn cam kết hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn tối đa cho các doanh nghiệp. Chính vì những lí do trên, Singapore
1 Nguồn: PricewaterhouseCoopers (2020) 2 Nguồn: ISEV (2020)
được đánh giá là một trong những quốc gia thu hút được nhiều công ty Fintech và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Đây là một trong những yếu tố khiến Singapore được xếp vào TOP 3 trung tâm Fintech hàng đầu thế giới. Tính đến quý II/2019, giá trị đầu tư vào các công ty Fintech đã lên đến 453 triệu USD, gấp gần bốn lần so cùng kỳ năm ngoái (118 triệu USD). Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Singapore đứng thứ ba về thu hút các nguồn đầu tư vào Fintech, sau Trung Quốc và Ấn Độ.