Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 33 - 35)

4. Kết cấu bài nghiên cứu

2.4.2. Kinh nghiệm của Singapore

Để tháo gỡ những rào cản với Fintech Chính phủ Singapore xây dựng một khuôn khổ pháp lý ổn định, rõ ràng và thân thiện cho hoạt động doanh nghiệp nói chung và fintech nói riêng nhằm tạo nên một hệ sinh thái Fintech thông thoáng và thu hút các nhà đầu tư. Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã có những động thái lới lỏng hơn về luật cho các dự án khởi nghiệp về lĩnh vực Fintech với các ưu đãi dành riêng (như ưu đãi về thuế), hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn từ các thể chế tài chính. Bên cạnh đó, Singapore dự kiến sẽ chi 168 triệu USD trong 5 năm tới nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính phối hợp với những startup để nâng cấp công nghệ kỹ thuật. Singapore cũng đã quyết định thành lập trung tâm

Fintech Office, chuyên hỗ trợ và phát triển các startup trong ngành tài chính, gồm nhiều cơ quan chức năng của chính phủ, trong đó có Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS), Cục Phát triển Kinh tế (EDB), Cục Phát triển Truyền thông Thông tin và Cục Phát triển Doanh nghiệp Singapore (ES). Theo Accenture, điểm đặc biệt của Singapore là nước này thực sự làm việc với các nhà khởi nghiệp và startup để xác định những khó khăn ở nơi nào và họ cần giúp đỡ những gì. Tháng 8-2016 MAS đã mở Phòng thí nghiệm sáng tạo fintech nhằm tạo ra không gian chung cho cộng đồng fintech để giao lưu, cộng tác và cùng tạo ra những sản phẩm mới. Sau đó 2 tháng MAS công bố những hướng dẫn về fintech với những cơ chế linh hoạt hơn để khuyến khích các công ty fintech thí điểm các sản phẩm tài chính không phải lo lắng về rủi ro pháp lý nếu vi phạm các quy định hiện hành.

Theo một báo cáo thống kê về tình hình fintech trong khu vực ASEAN, chính phủ và ngân hàng nên hợp tác với các tổ chức đào tạo để đào tạo, phát triển kỹ năng và năng lực fintech. Tại Singapore, sinh viên nhiều trường đại học đã có thêm nhiều chọn lựa trong ngành học của mình để tiếp cận và trang bị kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế kỹ thuật số. Cùng với đó, hiện tại Singapore là nơi hội tụ của nhiều công ty công nghệ lớn của thế giới như: Google, Facebook, IBM,….kéo theo đội ngũ có trình độ cao về công nghệ.

Với lợi thế là một trung tâm tài chính lớn trong khu vực, cùng lực lượng lao động trình độ cao và hạ tầng công nghệ vững chắc, Singapore có đầy đủ khả năng trở thành đầu tàu cho phát triển fintech trong khu vực.

Theo báo cáo của Hãng kiểm toán KPMG Global mang tên “Nhịp đập fintech” công bố vào tháng 2 - 2018, con số tà trợ cho các công ty Fintech tại Singapore đã lên tới 229,1 triệu USD, cao nhất khu vực ASEAN. Đặc biệt ở Singapore, có Paynow một dịch vụ thanh toán phổ biến dịch vụ chuyển tiền theo hàng ngang được tích hợp vào các nền tảng thanh toán liên ngân hàng kỹ thuật số, có sự tham gia của nhiều ngân hàng, đến tháng 8-2018, khách hàng của

PayNow có thể sử dụng dịch vụ để thanh toán các hóa đơn và nhận lương. Trong 6 tháng đầu năm 2018 PayNow đã có hơn 1,4 triệu người sử dụng và xử lý giao dịch hơn 900 triệu USD. Có thể nói đây là một con số ấn tượng đối với một sản phẩm ra đời chưa mới chỉ hơn một năm.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)