Những thách thức tiềm năng khi phát triển Fintech trong lĩnh vực tạ

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 66 - 69)

4. Kết cấu bài nghiên cứu

3.5.1. Những thách thức tiềm năng khi phát triển Fintech trong lĩnh vực tạ

ngân hàng thương mại Việt Nam

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới cũng mang đến những rủi ro tiềm ẩn đối với cả ngân hàng và khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ Fintech, đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý, đặc biệt là việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực này để theo kịp những thay đổi mạnh mẽ của công nghệ.

• Các rủi ro trong quá trình hoạt động của các ngân hàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng:

Hiện nay, tăng trưởng tín dụng cao và chuyển đổi sang đối tượng khách hàng cá nhân thay vì bất động sản nên tăng trưởng được đánh giá là đỡ “nóng” và rủi ro. Tín dụng tiêu dùng tăng cao cũng đồng nghĩa với tình trạng gian lận và giả mạo thông tin để đi vay tiêu dùng trở nên phổ biến, trong khi đó độ phủ thông tin tín dụng tại Việt Nam còn thấp dẫn đến việc ngân hàng và các TCTD gặp rất nhiều khó khăn khi ra quyết định cho vay. Trong bối cảnh cho vay tín chấp gia tăng mạnh, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, những ngân hàng đẩy mạnh mảng kinh doanh này có nguy cơ gặp phải những rủi ro tiềm ẩn, chưa kể đến những quan ngại cho rằng tín dụng bất động sản đang ẩn dưới tín dụng tiêu dùng. • Nguy cơ từ việc các dịch vụ tương tự ngân hàng được cung cấp bởi các

doanh nghiệp không phải là ngân hàng:

Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận được Fintech góp phần tăng tính phổ cập của các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng trong các tầng lớp cư dân. Chẳng hạn như các công ty Fintech đã giúp cho nhiều khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu nhỏ, những người có nhu cầu nhỏ và lẻ về tài chính có thể tiếp cận được các khoản tín dụng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phần lớn các công ty Fintech không phải là các ngân hàng và do đó việc cung ứng các sản

phẩm dịch vụ tương đồng với các dịch vụ ngân hàng của các công ty Fintech tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho thị trường tài chính như sau:

Thứ nhất, đối với các dịch vụ huy động, tại các ngân hàng thương mại, các khoản tiền gửi của khách hàng có tính an toàn tương đối cao vì: (1) khách hàng được bảo hiểm tiền gửi; (2) độ an toàn của khoản tiền gửi phụ thuộc vào khả năng chi trả chung của ngân hàng nhận tiền gửi. Trong khi đó, khi tham gia đầu tư vào các ứng dụng cho vay ngang hàng, độ an toàn của các khoản tiền gửi của khách hàng phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay. Trong trường hợp này, vai trò trung gian của công ty Fintech là chưa rõ ràng dẫn đến rủi ro của nhà đầu tư là cao hơn rất nhiều.

Thứ hai, đối với lĩnh tín dụng, các ngân hàng truyền thống dành rất nhiều nguồn lực cho việc thẩm định khách hàng vay và qua đó có thể đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay, góp phần đảm bảo an toàn cho nguồn vốn dùng để cho vay (tức là bảo vệ người tiền). Trong khi đó, tại các ứng dụng cho vay ngang hàng (P2P), các công ty Fintech chỉ kết nối người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn. Vì vậy vai trò đánh giá chất lượng và giám sát danh mục cho vay của các Fintech là chưa được kiểm chứng. Điều này làm gia tăng rủi ro phát sinh nợ xấu, làm mất vốn đối với khách hàng gửi tiền. Mặt khác, sự minh bạch thông tin đối với các khoản vay mất khả năng chi trả cũng có thể là một trong những lo ngại đối với người gửi tiền tại các ứng dụng cho vay ngang hàng. Ví dụ, tại các ứng dụng P2P, khả năng mất vốn của người gửi tiền phụ thuộc vào chất lượng của danh mục cho vay tại ứng dụng đó (tức là tỷ lệ người vay không trả được nợ). Giả sử sau khi gửi tiền, người gửi tiền nhận được thông báo là 5% số người vay tiền tại ứng dụng đó không trả được nợ, do đó, người gửi tiền sẽ mất vốn tương ứng 5% số tiền gửi của mình. Trong trường hợp này, người gửi tiền sẽ khó có cơ hội kiểm chứng tỷ lệ nợ xấu thực tế của ứng dụng trên do thiếu thông tin về toàn bộ danh mục cho vay. Vì vậy, vấn đề minh bạch thông tin này nếu không được

quy định và hướng dẫn chi tiết sẽ dễ dẫn đến rủi ro cho người dùng ứng dụng Fintech do hiện tượng bất cân xứng thông tin tạo ra.

Thứ ba, đối với dịch vụ thanh toán, việc dựa vào công nghệ đôi khi lại khiến các công ty Fintech đối diện với các rủi ro lỗi hệ thống; tính ổn định của hệ thống thanh toán, vấn đề an ninh mạng. Phần lớn các ứng dụng hiện nay đều yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào ứng dụng trước khi thực hiện thanh toán, do đó khi hệ thống này gặp vấn đề, dữ liệu số dư khách hàng trong ứng dụng có thể bị hư hại, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Hãy thử tưởng tượng viễn cảnh hàng ngàn khách hàng đột nhiên bị lấy trộm tiền trong tài khoản tại các ứng dụng Fintech. Đây sẽ là một thảm họa của ngành tài chính vì xét cho cùng khả năng chịu cú sốc của các doanh nghiệp Fintech, do quy mô, sẽ kém hơn hẳn sức chịu đựng của các ngân hàng.

• Rủi ro bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng:

Một trong những lo ngại khác đối với các ứng dụng Fintech là những ứng dụng này vận hành dựa trên cơ sở dữ liệu lớn của khách hàng. Do đó, khả năng thông tin và dữ liệu cá nhân của khách hàng bị đánh cắp và bị tiết lộ cho các đối tượng khác là hoàn toàn hiện hữu. Điều này đã từng xảy ra ngay cả với những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới như Facebook thì cũng có khả năng xảy ra với bất cứ doanh nghiệp Fintech nào khác trên thị trường.

• Nguy cơ từ sự không theo kịp của hệ thống pháp lý đối với lĩnh vực Fintech:

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ trong những thập niên vừa qua là một thành tựu lớn của nhân loại, và nhiều phát minh trong số đó đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nơi hệ thống pháp lý còn tương đối chưa đồng bộ, chậm theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội, một số văn bản pháp luật đã lạc hậu trước khi được đưa vào áp dụng, thì vấn đề được đặt ra ở đây là liệu hệ thống pháp luật của chúng ta có tương thích và theo kịp sự đổi mới liên tục và tốc độ phát triển nhanh

chóng của Fintech hay không? Từ những sự phân tích trên, thiết nghĩ các nhà quản lý cần phải ban hành những quy định điều chỉnh sự hoạt động của các Fintech theo hướng đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)