Bài học cho Việt Nam về phát triển Fintech

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 35 - 37)

4. Kết cấu bài nghiên cứu

2.4.3. Bài học cho Việt Nam về phát triển Fintech

Ở Việt Nam, Fintech phát triển ở giai đoạn đầu, do hệ sinh thái Fintech đang trong quá trình hoàn thiện và lĩnh vực này cùng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có nguồn vốn, nguồn nhân lực và khuôn khổ pháp lý. Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể rút ra từ các kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc và Singapore:

Thứ nhất, chính phủ của các quốc gia đó đều thấy được tầm quan trọng của Fintech. Đều nhanh chóng hoàn thiện pháp lý để tạo hành lang cho các công ty Fintech hoạt động. Theo dõi và điều chỉnh những điều luận theo hướng có lợi cho sự phát triển của Fintech. Cùng với đó là cố gắng tạo ra một hệ sinh thái Fintech bằng cách thành lập các trung tâm, đầu tư trực tiếp vào các công ty, các dự án Fintech, cũng như kêu gọi các công ty công nghệ có đủ nguồn lực tham gia vào lĩnh vực này

Thứ hai, các nhà đầu tư và phát triển Fintech phải tập trung vào một số lĩnh vực cốt lõi như: Định danh khách hàng điện tử (e – KYC); Thanh toán điện tử (e – Payments); các giải pháp công nghệ Blockchain; Cho vay ngang hàng (P2P Lending) và Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs). Cần có những cuộc khảo sát, cũng như tiếp thu phản hồi từ phía khách hàng, để sáng tạo thiết kế ra những sản phẩm phù hợp với thị yếu người tiêu dùng cũng như đi đúng hướng đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người tiêu dùng trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển.

Thứ ba, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, trong bối cảnh mà lĩnh vực này cần nhiều nhân viên có trình độ cao, am hiểu về công nghệ cũng như các lĩnh vực liên quan như tài chính ngân hàng, nông nghiệp,… Mở rộng hợp tác giữa

các công ty Fintech với ngân hàng để tạo cơ hội cho các sinh viên có cơ hội tiếp cận với thực tế, cũng như nhân viên hai bên có thể học hỏi những kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan mà họ còn thiếu.

Thứ tư, tập trung truyền thông quảng bá cho người tiêu dùng tin dùng các sản phẩm, cũng như những người không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Khách hàng chính là trung tâm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm.

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA FINTECH ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)