Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 69 - 71)

4. Kết cấu bài nghiên cứu

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Để có một hệ sinh thái Fintech phát triển, chúng ta cần một môi trường tốt cho các cá thể trong đó tồn tại. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại hệ thống pháp luật vẫn chưa kịp hoàn thiện và bao phủ đến hết mọi lĩnh vực của Fintech. Cùng với đó là chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng đắt đỏ, không có nhiều quỹ đầu tư hỗ trợ cho các start – up khởi nghiệp. Khiến cho Fintech tại Việt Nam vẫn chưa thực sự đa dạng về sản phẩm cũng như lĩnh vực tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thanh toán và định danh điện tử, các lĩnh vực khác vẫn chưa có sự phát triển đáng kể.

Cơ quan nhà nước thiếu những chính sách nhằm khuyến khích các Startup khởi nghiệp, giúp đỡ bảo hộ cho các công ty Fintech còn non trẻ. Do vậy số lượng các công ty Fintech hiện tại còn khá ít so với khu vực, đồng nghĩa với việc sản phẩm, dịch vụ vẫn chưa thực sự đa dạng để mọi người có thể sử dụng chúng trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống như giáo dục, y học,…

Một số ngân hàng vẫn còn lo ngại khi hợp tác với các công ty Fintech, khi phải chia sẻ một phần dữ liệu thông tin khách hàng trong quá trình hợp tác. Cũng như uy tín của công ty cũng như độ ổn định, tính bảo mật mà các công ty đó cung cấp. Điều này khiến cho sự hợp tác của ngân hàng với các công ty Fintech chưa thực sự sâu và trải đều, nhất là trong những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng.

Những công ty Fintech mới thành lập chưa đủ sự tin tưởng và vẫn còn mới lạ đối với người dân. Cùng với đó những sự hợp tác đều kèm nhiều thỏa thuận đôi lúc làm hãm lại sự phát triển của các sản phẩm cũng như của những công ty Fintech. Điển hình như việc các ví điện tử hầu như phải liên kết với 1 tài khoản ngân hàng thì mới cũng có thể sử dụng được, sẽ là dễ dàng hơn khi chúng ta có thể nạp tiền vào ví bằng bất kì tài khoản nào mà không phải liên kết.

Nguồn nhân lực cho Fintech đang thiếu hụt trầm trọng, do hiện tại, vẫn đang thiếu các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực dành cho Fintech, chưa có sự phối hợp giữa các công ty Fintech với các cơ sở đào tạo và các chuyên gia về Tài chính – Ngân hàng.

Chi phí đầu tư cao cùng với thời gian nghiên cứu phát triển sản phẩm kéo dài, trong bối cảnh thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho Fintech làm cho các dự án thường kéo dài và phải hủy bỏ giữa chừng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện tại ở Việt Nam một số chỗ vẫn còn lạc hậu chưa bắt kịp với thế giới, khiến cho quá trình triển khai Fintech trên diện rộng khó khăn hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống cũng như tấn công mạng.

Tâm lý người dân vẫn còn đang khá e dè với những sản phẩm mới, đặc biệt những sản phẩm mà họ không hiểu rõ về chúng và liên quan đến tiền bạc của chính bản thân họ. Cũng như thói quen người tiêu dùng vẫn là chi tiêu tiền mặt, nếu ngay lập tức họ chuyển qua dùng thanh toán điện tử hết thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, khi mức độ phát triển của nền kinh tế vẫn chưa cao.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA FINTECH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)