Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 31 - 33)

4. Kết cấu bài nghiên cứu

2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong bối cảnh, các tổ chức và hàng trăm triệu người dân Trung Quốc không đủ điều điện để tiếp cận các dịch vụ tài chính hay vay vốn, các cơ quan Trung Quốc đã xác định cách giải quyết vấn đề tốt nhất chính là ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng khi mà hệ thống tài chính không giải quyết triệt để những khó khăn này. Chính phủ Trung Quốc cho rằng công nghệ sẽ giúp giải quyết vấn đề hơn là tập trung vào giám sát chặt chẽ, do đó việc xây dựng những cơ chế chính sách để hỗ trợ cho những công ty Fintech non trẻ phát triển là hoàn toàn cần thiết. Khi các công ty Fintech nộp đơn xin cấp phép hoạt động ngân hàng thì chính phủ sẽ quan tâm đến những công nghệ được công ty sử dụng như khai thác dữ liệu, điện toán đám mây,… Cùng với đó, họ cũng xem xét tới các yếu tố về hàm lượng công nghệ, cũng như về quy mô công nghệ mà các công ty sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm đối với các công ty cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Chính phủ Trung Quốc kêu gọi những công ty hàng đầu về công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Baidu và Tencent cùng tham gia vào lĩnh vực Fintech. Nhờ đông dân số và sự phát triển mạnh của các sản thương mại điện tử ở Trung Quốc cũng như sự truyền thông mạnh mẽ từ Chính phủ Trung Quốc, cùng với lượng dữ liệu khổng lồ sẵn có từ trước, thì các công ty công nghệ trên dễ dàng

phát triển đúng hướng. Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các công ty dễ dàng cho ra đời những sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các mô hình hoạt động tài chính với hỗ trợ của công nghệ. Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, các công ty Fintech đã thu thập dữ liệu từ cảm biến theo dõi sức khỏe của vật nuôi, các cảm biến được đặt trong thiết bị trên cánh đồng, các thiết bị vệ tinh và máy bay không người lái,… Dựa trên kết quả thu thập được để đánh giá tình trạng và sản lượng hàng năm của các trang trại, từ đó nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm tài chính phù hợp với khu vực nông thôn như tín dụng và bảo hiểm.

Chính phủ cũng khuyến khích các kỹ sư vừa tốt nghiệp trong nước ra nước ngoài làm việc, rồi mang kiến thức và kinh nghiệm trở lại phát triển trong nước. Nhờ đó, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể với các tập đoàn công nghệ và cộng đồng Startup, cũng như rộng quy mô các doanh nghiệp nhanh chóng xung quanh hệ sinh thái này. Trong nghiên cứu của Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Thị Minh Ngọc (2017), Trung Quốc là một trường lớn nhất trên giới về mảng thanh toán kỹ thuật số, chiếm gần 50% so với toàn cầu. Trung Quốc cũng chiếm lĩnh mảng cho vay trực tuyến khi chiếm đến ¾ thị trường toàn thế giới.

Thứ nhất là thanh toán di động. Với dân số gần 1.4 tỷ dân và tỷ lệ sử dụng di động ở mức 72%, cộng với thói quen của người dân Trung Quốc là mua sắm trực tuyến với hơn 95% người sử dụng internet mua sắm qua thiết bị di động. Tác động làm mức giao dịch tài chính qua Internet cao nhất thế giới, ở mức 5.7 nghìn tỉ USD mỗi năm gấp hơn 5 lần quy mô thị trường Mỹ. Hiện nay, người dân Trung Quốc hoàn toàn có thể thanh toán bằng việc quét mã QR, khi mà hình thức này đã trở nên phổ biến ở các nhà hàng và cửa hàng Trung Quốc.

Thứ hai là lĩnh vực cho vay trực tuyến. Gần như các ngân hàng trên thế giới đều bỏ qua những khoản vay nhỏ do tính chất những khoản vay thường phát sinh chi phí lớn, đem lại lợi nhuận không cao. Các ngân hàng ở Trung Quốc không nằm ngoài số đó. Từ đó bắt buộc một bộ phận không nhỏ người dân, tổ

chức phải sử dụng tín dụng đen với lãi suất cao. Fintech đã khắc phục được gần như toàn bộ vấn đề trên cụ thể là các tổ chức cho vay P2P, con số doanh nghiệp trong lĩnh vực này tính đến năm 2015 là 3000 tổ chức gấp 13 lần so với năm 2014. Xây dựng điểm tín dụng dưa trên các nền tảng mua sắm trực tuyến đã phát triển các dịch vụ cho vay, hay sử dụng các giao dịch và thông tin của khách hàng. Những khách hàng sử dụng Alibaba và JD.com để mua sắm dễ dàng vay các khoản nhỏ, chủ yếu là dưới 10.000 nhân dân tệ. Ant Financial đã chỉ ra 60% người đi vay nhỏ chưa từng sử dụng thẻ tín dụng. JD.com và Ant cũng đã thực hiện cho vay các nhà kinh doanh, trong số đó phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Góp phần làm cho doanh thu lĩnh vực P2P lending đạt khoảng 7,8 tỷ vào năm 2015 tăng 259 lần so với thời gian đầu lĩnh vực này xuất hiện tại Trung Quốc

Thứ ba là đầu tư, đột phá nhất là Alibaba đã tung ra quỹ trực tuyến Yu’e Bao năm 2013, quỹ này cung cấp mức sinh lời ngang hàng với thị trường liên ngân hàng, nơi vốn có lãi suất thả nổi. Chỉ trong vòng 18 tháng, Yu’e Bao đã thu hút được 185 triệu khách hàng với 600 tỷ nhân dân tệ được quản lý. Vào năm 2014, Tecent cũng tung ra Licaitong – một nền tảng quỹ trực tuyến được kết nối với Wechat. Chỉ trong 1 năm, Tecent đã quản lý lên đến 100 tỷ nhân dân tệ.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)