Hành lang pháp lý cho Fintech tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 41 - 44)

4. Kết cấu bài nghiên cứu

3.1.2. Hành lang pháp lý cho Fintech tại Việt Nam

Hiện nay, hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cho Fintech hoạt động ở Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ. Quá trình cập nhật, sửa đổi và bổ sung pháp lý còn chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ. Tuy nhiên, hiểu được tầm quan trọng của Fintech và hoạt động ngân hàng, NHNN đã cho thành lập Ban chỉ đạo lĩnh vực Fintech nhằm thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để các công ty Fintech hoạt động.

Chính sách Mục tiêu tổng quát

“Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020”

Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Từ đó, kích thích phát triển nền kinh tế xã hội và lưu thông hàng hóa.

“Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 Phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”

Tạo lập môi trường để hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ, và mô hình kinh doanh mới.

Thiết lập Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; Khung pháp lý nhanh chóng được hoàn thiện hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo đổi mới; Mục tiêu đến năm 2025: Hỗ trợ 600 doanh nghiệp khởi nghiệp; Hỗ trợ 2.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo đổi mới; 100 doanh nghiệp tham gia gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm; mua bán và sáp nhập với tổng giá ước tính 2.000 tỷ đồng. “Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/ 2016 Phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế”

Tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ cơ bản của ngân hàng phù hợp với như cầu đại bộ phận dân cư đang ở độ tuổi trưởng thành và các doanh nghiệp, đặc biệt là dân cư ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào hệ thống của các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, an toàn, có trách nhiệm và phát triển bền vững.

“Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020”

Sự thay đổi thói quen sử dụng phương tiện thanh toán đã tạo ra chuyển biến rõ rệt trong thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế, giúp tiết kiệm chi phí và giảm lưu thông tiền mặt.

Đảm bảo cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt được hoạt động hiệu quả, bảo mật và an toàn. Đảm bảo được các quyền và lợi ích của người tiêu dùng khi tham gia sử dụng dịch vụ.

Tăng hiệu quả quản lý và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước; làm minh bạch hóa hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, thu nhập cá nhân trong xã hội; góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tôi phạm kinh tế.

“Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017 Phê duyệt Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất cũng như khả năng cạnh tranh của ngành Công thương và doanh nghiệp trên thị trường nhờ ứng dụng công nghệ vào quá trình tái cơ cấu.

“Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/ 2017 về việc Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính"

Trình Thống đốc NHNN đã phê duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động hằng năm; Tham mưu các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái Fintech, hoàn thiện hành lang pháp lý để Fintech phát triển đúng với định hướng, chủ trương của Chính phủ.

“Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 Phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản

Nghiên cứu và nhận diện chính xác, đầy đủ bản chất của tiền điện tử, tài sản ảo, tiền ảo và tác động của chúng đến pháp luật.

Thực hiện rà soát và đánh giá thực trạng khung pháp lý tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử ở Việt Nam; đề xuất những định hướng, chính sách cụ thể nhằm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện

ảo, tiền điện tử, tiền ảo”

tử, đảm bảo tương ứng các rủi ro liên quan để kiểm soát.

Phân công trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, Ban ngành có liên quan để kịp thời xử lý các vấn đề đặt ra.

Bảng 3.1. Các chính sách liên quan tới phát triển Fintech

Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản, chính sách của cơ quan nhà nước liên quan

Những chính sách trên tạo ra định hướng cho các công ty Fintech hoạt động trên phương diện hợp tác cùng có lợi, góp phần khuyến khích và thúc đẩy các công ty Fintech trên thị trường hiện nay hợp tác với các ngân hàng, để hai bên có thể tận dụng thế mạnh của nhau để tạo tiền đề, cơ sở để Fintech tồn tại và phát triển, đi sâu vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày của mọi người, tác động làm thói quen người tiêu dùng thay đổi.

Thu hút được nguồn đầu tư và Fintech, khuyến khích các startup khởi nghiệp, từ đó nghiên cứu ra những mô hình mới áp dụng vào cuộc sống, cũng như những công nghệ mới có tính ứng dụng cao. Từ đó tạo ra một hệ sinh thái Fintech phong phú có tính tương tác cao, cùng nhau tồn tại và phát triển, tăng thêm giá trị cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ với chi phí thấp hơn và tốn ít thời gian hơn.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)